Lý do khiến Tel Aviv trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới
John Gallagher là một người Israel gốc Mỹ làm nghề dạy tiếng Anh tự do. Trở lại Tel Aviv sau 3 tháng về Mỹ tránh nóng, anh phải chuyển ra ngoại ô tìm thuê một căn hộ nhỏ hơn, vì giá bất động sản ở thành phố này đã tăng chóng mặt.
Không chỉ với người nước ngoài, người dân thành phố Tel Aviv cũng cảm thấy “chóng mặt” với chi phí sinh hoạt tại thành phố ven bờ Địa Trung Hải này. Bảng xếp hạng chỉ số Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu năm nay do Economist Intelligence Unit (EIU) công bố ngày 1/12 cho thấy thành phố Tel Aviv của Israel đã vươn lên 5 bậc so với năm ngoái và trở thành địa điểm có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới.
Chỉ số này dựa trên việc so sánh giá các mặt hàng và dịch vụ tại 173 thành phố lớn tính theo đồng USD. Theo EIU, lạm phát đã khiến cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn tại hầu hết các thành phố lớn trên thế giới, không riêng gì các địa điểm bấy lâu nay vẫn đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng về chi phí sinh hoạt như Singapore, Zurich (Thụy Sĩ), Hong Kong (Trung Quốc), New York (Mỹ), Geneva (Thụy Sĩ), Tokyo (Nhật Bản)…
Báo cáo của EIU lý giải: Nhiều thành phố lớn trên thế giới dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt, một số nơi chứng kiến sự gia tăng trở lại của các ca mắc mới, phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Vì vậy, “tại nhiều thành phố, việc này đã làm gián đoạn nguồn cung, dẫn đến thiếu hụt hàng hóa và giá cả tăng cao”.
Với Tel Aviv, lần đầu tiên thành phố lớn nhất và sôi động nhất tại Israel được “thăng hạng” lên vị trí số một trong bảng xếp hạng của EIU một phần là do đồng nội tệ NIS đã tăng giá mạnh so với đồng USD, bên cạnh giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cao, nhất là rau củ quả. Trong giai đoạn thực hiện khảo sát từ tháng 8-9/2021, giá hàng hóa và vận tải trung bình ở Tel Aviv tăng 3,5% tính theo đồng NIS (đồng nội tệ của Israel) – tốc độ lạm phát nhanh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Khoảng 10% các mặt hàng tại thành phố này đã tăng giá trong năm qua. Báo cáo của EIU cho biết Tel Aviv đứng thứ hai thế giới về đồ uống có cồn và chi phí đi lại, đứng thứ 5 về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và đứng thứ 6 về giá các dịch vụ giải trí.
Một gian hàng hoa quả tại chợ Carmel ở Tel Aviv.
Tuy nhiên, giá cả tăng chỉ là một phần. Các chuyên gia kinh tế cho biết sự tăng trưởng mạnh mẽ của luồng vốn đầu tư nước ngoài và nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, nhất là dịch vụ công nghệ cao, khiến đồng USD tràn ngập nền kinh tế và đẩy đồng nội tệ tăng giá, bất chấp các nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Israel (BoI). Hồi đầu năm, BoI tuyên bố sẽ tung ra 30 tỷ USD trong năm nay để mua vét USD nhằm ghìm đà tăng của đồng nội tệ. Tuy nhiên, dường như đến tháng 10 thì số ngoại tệ này đã được dùng hết và tháng 11 đồng NIS đã chạm mức giá cao kỷ lục trong 25 năm so với đồng USD.
Bảng xếp hạng của EIU so sánh chi phí sinh hoạt dựa trên đồng USD, càng khiến giá cả tại Israel đắt đỏ hơn. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Israel, giáo sư Dan Ben-David – Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội Shoresh, thuộc ĐH Tel Aviv – giải thích: “Yếu tố tạo ra sự thay đổi lớn đó là chúng tôi có một nền kinh tế khởi sắc, khiến đồng nội tệ NIS tăng giá rất mạnh. Nó đã tăng 22% so với đồng USD… Đồng NIS lên giá nhiều nhất trong các đồng tiền thuộc nhóm các nước OECD (nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới). Vì vậy, khi hàng hóa được quy đổi ra đồng ngoại tệ, việc này khiến giá cả có vẻ đắt đỏ hơn nhiều”.
Tuy nhiên, danh hiệu “đắt đỏ nhất thế giới” của Tel Aviv không chỉ là hình thức. Nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 khiến thu nhập của người lao động thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch, dịch vụ giải trí, tài chính, bảo hiểm. Trong khi đó, theo một tính toán gần đây, chi phí trung bình cho một gia đình 4 thành viên tại Tel Aviv rơi vào khoảng 18.299 NIS/tháng, tương đương 5.800 USD. Gallagher cho biết kể từ khi trở lại Israel số lượng học sinh đã giảm hẳn và anh đang tính phải tìm một công việc chân tay để làm thêm.
Một gia đình nghèo ở khu Bnei-Brak, nơi tập trung nhiều cộng đồng Do Thái chính thống.
Video đang HOT
Báo cáo mới nhất của tổ chức từ thiện Meir Panim công bố cho biết có tới hơn 2 triệu người dân Israel, trong tổng dân số khoảng 9,5 triệu người, là thuộc diện nghèo. Với họ, việc các mặt hàng rau củ quả tăng chóng mặt 9,5% trong tháng 8 thực sự là một cú sốc, nhất là người dân ở các khu vực cộng đồng Do Thái chính thống hoặc gốc Arab, nơi điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn các vùng còn lại của Israel.
Giáo sư Ben-David cho biết, nếu tính theo giá quy đổi ra đồng USD, một người có thu nhập trung bình tại Israel sẽ mua được số lượng hàng hóa và dịch vụ ít hơn người có thu nhập trung bình ở các nước phát triển khác. “Đó là sự kết hợp của hai yếu tố. Thứ nhất là thu nhập của người dân Israel bị giảm sút, thứ hai là giá cả thực sự đắt đỏ, đặc biệt là giá nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục, thực phẩm..vv.. Có nhiều lĩnh vực giá cả đã trở nên rất đắt đỏ đối với một người bình thường, xét về thu nhập”.
Mặc dù giá nhà ở, bao gồm giá mua và giá thuê, không được tính trong “giỏ” hàng hóa và dịch vụ của EIU, nhưng chắc chắn nếu đưa vào thì “vị trí số 1″ về đắt đỏ của Tel Aviv cũng sẽ không thay đổi. Số liệu của Tổng cục Thống kê Israel cho biết giá, bất chấp khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19, giá nhà tại Israel đã tăng gấp đôi trong thập niên qua, riêng trong 12 tháng qua đã tăng 9,2%.
Một lý do nữa khiến chi phí sinh hoạt tại Tel Aviv tăng cao là bởi tại Israel không có các đô thị lớn khác để người dân có thể lựa chọn chuyển đi khi cuộc sống tại đây quá đắt đỏ. Nguồn cung thị trường nhà ở căng thẳng khiến việc tìm một căn hộ mới ở một thành phố khác gần kề cũng rất khó khăn. Chẳng hạn, trong khi mật độ dân số của Tel Aviv hiện vào khoảng 8.600 người/km2, thì các thành phố gần kề như Ramat Gan có mật độ 9.300 người/km2, Holon có mật độ 10.000 người/km2, Bat Yam 15.000 người/km2.
Sự kết hợp của nhiều yếu tố nói trên đã khiến Tel Aviv trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, nhịp sống sôi động ngày đêm và một xã hội cởi mở đã khiến số lượng người dân muốn đến thành phố này sinh sống không những không giảm xuống, mà còn tăng gần 2% trong năm qua.
Kinh nghiệm từ chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 tăng cường của Israel
Israel luôn được biết đến là hình mẫu trong việc triển khai các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19, chẳng hạn chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng và chương trình cấp hộ chiếu vaccine hiệu quả.
Người cao tuổi chờ tiêm vaccine Pfizer-BioNTech thứ ba tại một trung tâm y tế ở Tel Aviv vào ngày 2/8. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), trong gần một năm qua, Israel đã giúp phần còn lại của thế giới hình dung về tương lai của đại dịch. Quốc gia này đã đi đầu trong việc triển khai tiêm vaccine cho cả người lớn và thanh thiếu niên, tiên phong trong việc cấp hộ chiếu tiêm chủng. Trong những tháng gần đây, Israel còn đi đầu trong việc cung cấp các mũi vaccine tăng cường cho người dân.
Chiến dịch tiêm vaccine tăng cường hiệu quả
Từ cuối tháng 7, quốc gia Do Thái này đã bắt đầu cung cấp mũi vaccine tăng cường cho tất cả những công dân trên 60 tuổi. Đến cuối tháng 8, Israel bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 3 cho nhóm trên 16 tuổi, năm tháng sau khi tiêm mũi vaccine thứ 2. Hiện nay, ở Israel, người dân chỉ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ nếu đã tiêm mũi vaccine thứ 3. Hơn 3 tháng sau, giới chức Israel khẳng định mũi vaccine tăng cường đã giúp họ đánh bại làn sóng COVID-19 thứ 4 đã tấn công nước này vào tháng 8 và tháng 9.
Trong đợt đỉnh điểm của làn sóng COVID-19 thứ tư, Israel đã ghi nhận trên 8.000 ca nhiễm/ngày và trên 500 người phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng. Hiện tại, số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày của nước này dao động khoàng 450-500 ca/ngày và số ca nhập viện trong tình trạng nặng cũng giảm rõ rệt, chỉ còn 129 ca.
Một thiếu niên được tiêm vaccine COVID-19 ở Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters
Những con số này đã làm nổi bật sự khác biệt rõ rệt ở những người đã tiêm vaccine, những người đã tiêm mũi thứ 3 và những người chưa tiêm chủng. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế nước này, trong nhiều ngày qua, trên 75% trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Israel là những người chưa tiêm chủng.
Trong số những người nhập viện vì COVID-19, sự khác biệt còn rõ ràng hơn. Giới chức Israel cho biết vào tháng 10, tỉ lệ những người trên 60 tuổi chỉ tiêm 2 mũi vaccine mắc COVID-19 nghiêm trọng cao gấp 5 lần so với những người tiêm 3 mũi.
Mặc dù tổng số ca mắc đã giảm dần, sự khác biệt vẫn rõ rệt. Hôm 21/11, số người trên 60 tuổi mắc COVID-19 nặng chỉ tiêm 2 mũi vaccine cao gấp 4 lần so với những người đã tiêm đủ 3 liều.
Bài học từ Israel
Một thiếu niên nhận tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, đã trích dẫn dữ liệu này và khẳng định đây là lý do tại sao ông cho rằng mọi người nên tiêm mũi vaccine tăng cường nếu đủ điều kiện.
"Nếu xem xét kỹ lưỡng dữ liệu từ Israel, có thể thấy rõ sự khác biệt về suy giảm khả năng miễn dịch ở người cao tuổi nghiêm trọng hơn nhiều", ông Fauci nói.
Bài học từ Israel là bài học mà ngày càng có nhiều quốc gia đang phải gánh chịu, đặc biệt là khi các ca nhiễm đang gia tăng đến mức đáng lo ngại ở nhiều quốc gia châu Âu. Đức đang khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ ba cho tất cả mọi người trên 18 tuổi. Tại Anh, vaccine tăng cường có sẵn cho tất cả mọi người trên 40 tuổi kể từ tuần này.
Tại Pháp, nhu cầu tiêm mũi vaccine tăng cường tăng vọt sau khi Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố người dân cần tiêm mũi thứ 3 để xác nhận lại "thẻ thông hành". Còn ở Mỹ, mũi vaccine tăng cường được phép sử dụng cho tất cả mọi người trên 18 tuổi.
Các chuyên gia y tế cho rằng việc triển khai các mũi vaccine tăng cường ở nhiều quốc gia phương Tây làm nổi bật sự thiếu công bằng trong việc triển khai vaccine ở các nơi khác trên thế giới.
Ở Anh, 88% người trên 12 tuổi đã tiêm liều vaccine đầu tiên, 80% đã tiêm đủ 2 liều và 26% đã tiêm mũi bổ sung, theo dữ liệu tính đến ngày 20/11.
Trong khi đó, trung bình chỉ có 10% người dân ở các nước châu Phi đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, theo Our World In Data. Số liệu cũng cho thấy chỉ có 7% dân số châu Phi được tiêm phòng đầy đủ.
Mối lo làn sóng COVID-19 thứ 5
Nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Beilinson ở Petah Tikva, Israel. Ảnh: Reuters
Mặc dù số ca nhiễm ở Israel đã giảm kể từ tháng 9, nhưng sự suy giảm không đáng kể. Đáng lo ngại hơn nữa, hệ số R - số người bị lây nhiễm từ một người mắc bệnh - đã trở lại trên 1. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy virus có thể đang lây lan trở lại.
Giáo sư Eran Segal từ Viện Weizmann của Israel, nói rằng còn quá sớm để nói rằng liệu nước này có phải đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ 5 hay không. Nhưng các chuyên gia y tế chỉ ra thực tế rằng gần 1,5 triệu người đã tiêm 2 mũi vaccine đã không quay trở lại để tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự suy giảm chậm trong khả năng miễn dịch cộng đồng.
Hiện Israel đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ làn sóng thứ 5 ập đến. Giới chức đang khuyến khích những người chưa được tiêm chủng đi tiêm phòng và những người đủ điều kiện đi tiêm mũi vaccine tăng cường. Phụ huynh cũng đang đưa trẻ em đi tiêm phòng và tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Theo các quan chức y tế Israel, nhiều ca nhiễm mới ở Israel đã được ghi nhận ở trẻ em từ 5-11 tuổi. Quốc gia này đã khởi động chiến dịch tiêm chủng cho nhóm tuổi này từ hôm 22/11.
Tiến sĩ Ran Balicer, Chủ tịch Hội đồng cố vấn COVID-19 quốc gia của Israel, cho biết: "Khoảng 50% ca nhiễm hàng ngày của chúng ta xảy ra ở nhóm tuổi dưới 11. Chúng tôi nghĩ rằng chiến dịch tiêm chủng cho nhóm trẻ này thực sự có thể lật ngược tình thế và có thể đưa chúng ta trở lại đà giảm, nếu chương trình tiêm chủng đạt được kết quả tốt như kỳ vọng".
Cụ ông 102 tuổi được tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 3 tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ngay cả khi tỉ lệ dân số được tiêm chủng cao, giới chức y tế cho rằng điều quan trọng vẫn là cần duy trì các biện pháp phòng dịch, đặc biệt là trong mùa đông.
Bộ trưởng Y tế Israel Nachman Ash cho biết một phần nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm là mọi người không tuân thủ các quy định phòng dịch, như đeo khẩu trang. "Người dân đã không tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng dịch. Tôi thấy mọi người đang lơ là khi các ca nhiễm giảm xuống", ông nói.
Tiến sĩ Balicer cũng cảnh báo rằng việc chủ quan khi khả năng miễn dịch đang suy yếu ở những người đã tiêm 2 liều vaccine "trên thực tế, có thể khiến mọi người gặp rủi ro với sự trấn an sai lầm".
"Vaccine không phải là viên đạn ma thuật đủ để đảm bảo ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm, đặc biệt là vào mùa đông. Chúng ta cần kết hợp các biện pháp như đeo khẩu trang trong nhà, nâng cao ý thức phòng dịch, hạn chế tụ tập trong không gian kín và có chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường hiệu quả", ông cảnh báo.
Truy nã ông ngoại của bé trai sống sót thảm kịch cáp treo Các thẩm phán thành phố Pavia phát lệnh truy nã quốc tế Shmuel Peleg, ông ngoại bé trai sống sót sau thảm họa cáp treo, về tội bắt cóc. Công tố viên thành phố Pavia hôm nay cho biết khi đến thăm cháu ngoại Eitan Biran, 6 tuổi, ở Italy hồi tháng 9, Peleg đã đón bé và đưa về Israel mà không...