Lý do khiến sinh viên ở quê mong sớm được trở lại TP.HCM
Khi TP.HCM bước vào trạng thái ‘bình thường mới’, nhiều sinh viên đang ở quê mong muốn được trở lại thành phố trong thời gian sớm nhất.
Trở lại TP.HCM để đi làm thêm
Những sinh viên đã về quê tránh dịch mong muốn sớm có thể quay trở lại TP.HCM để đi làm thêm và ổn định việc học.
Về quê ở An Giang để tránh dịch kể từ tháng 5, La Bửu Huy (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM) chia sẻ: “Ở quê, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc học và làm việc trực tuyến do đường truyền internet chậm. Có lúc mất kết nối mạng và đến khi kết nối lại được thì tiết học đã kết thúc”.
Trong bối cảnh một số trường ĐH chuẩn bị cho sinh viên quay trở lại trường, Huy kỳ vọng có thể sớm trở lại TP.HCM để được học trực tiếp. Theo Huy, việc học trực tiếp vẫn hiệu quả hơn so với trực tuyến vì bản thân có thể trao đổi với giảng viên và bạn bè dễ dàng.
Bên cạnh đó, nếu được trở lại thành phố, nam sinh viên có thể vừa học vừa làm thêm để trang trải cuộc sống, tự lo bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ từ gia đình.
Ở quê, tình hình tài chính của nam sinh viên ngày một ảm đạm hơn vì gia đình không có thêm thu nhập. Số tiền tích luỹ từ việc làm thêm của Huy ở TP.HCM cũng ngày một cạn dần. “Do đó, tôi chỉ mong sớm được trở lại thành phố để ổn định và quay về nếp sinh hoạt nhưng thời gian trước đây”, Huy chia sẻ.
Video đang HOT
Huy cho biết việc học trực tuyến ở quê rất khó khăn do internet yếu – DẠ THẢO
Muốn trở lại TP.HCM để đi thực tập
Một số sinh viên năm cuối mong mỏi sớm trở lại TP.HCM để hoàn thành kỳ thực tập trước khi tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Bích Chăm (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM) cũng khăn gói về quê (tỉnh An Giang) vừa học và vừa thực tập theo hình thức trực tuyến suốt 4 tháng qua.
“TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội, do đó tôi rất muốn trở lại thành phố để tiếp tục việc thực tập. Công ty nơi tôi đang thực tập cũng vừa cho nhân viên đi làm trực tiếp. Bên cạnh đó, tôi còn có nhiều việc cần phải làm ở TP.HCM, bao gồm thi tiếng Anh và xét tốt nghiệp. Việc tốt nghiệp của tôi đã bị hoãn sang năm sau vì tình hình dịch Covid-19″, Bích Chăm chia sẻ.
Sinh viên mong muốn sớm được trở lại TP.HCM – DẠ THẢO
Hiện Chăm vẫn chưa thể trở lại thành phố vì cô chỉ mới được tiêm 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 và tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở quê nhà.
Tương tự, Nguyễn Thúy Vy (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội &nhân văn TPHCM) cũng đang thực tập ở một công ty truyền thông sự kiện. Khi đợt dịch Covid-19 lần 4 bùng phát ở TP.HCM, công ty cho phép nhân viên làm việc ở nhà và Vy về quê (tỉnh Cần Thơ) tránh dịch.
Mới đây, khi công ty mở cửa hoạt động trở lại, Vy cũng như nhiều sinh viên khác mong sớm được trở lại văn phòng làm việc. Cô nhớ không khí văn phòng, đồng nghiệp và mong muốn có được một kỳ thực tập đúng nghĩa nhất khi trở lại TP.HCM.
TP.HCM: Chấn chỉnh công tác an ninh trật tự trong nhà trường
Ngày 10/4, Sở GD&ĐT TP.HCM ban hành văn bản về chấn chỉnh các vụ việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự và phòng, chống bạo lực tại cơ sở GD.
Ảnh minh họa
Văn bản nêu rõ, căn cứ chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc xử lý hai trẻ em bị đánh tại Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Quận 10 vừa qua, sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở GD rà soát tình hình thực hiện văn bản của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT... về việc xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích...
Đồng thời, sở cũng yêu cầu các nhà trường, thực hiện giải pháp phòng chống bạo lực học đường. Cụ thể: Đa dạng các loại hình tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hoá, phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hoá của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên; góp phần xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản của ngành về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Các cơ sở GD cần xây dựng giải pháp tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường; không để xảy ra tình trạng bạo lực trẻ em, học sinh, sinh viên tại đơn vị.
Nhà trường ký kết liên tịch với công an địa phương về công tác phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học. Đồng thời, nhà trường thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo lực học đường.
Ngoài ra, mỗi đơn vị có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đúng quy định với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên vi phạm.
Giáo viên vi phạm Luật giao thông sẽ bị xem xét, đánh giá thi đua Nếu giáo viên vi phạm Luật giao thông, lực lượng chức năng sẽ gửi thông tin vi phạm về trường, các trường lấy đó làm căn cứ xem xét, đánh giá thi đua hàng năm. Đó là ý kiến của ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tại hội nghị đánh giá công tác bảo...