Lý do khiến các ngân hàng trung ương thu mua vàng nhiều kỷ lục
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tích lũy vàng dự trữ với tốc độ nhanh nhất trong 55 năm.
Lượng vàng kỷ lục
Vàng sau khi được đánh bóng tại cơ sở chế tác ở Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com ngày 2/11, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết các ngân hàng trung ương đã mua kỷ lục 399 tấn vàng trị giá khoảng 20 tỷ USD trong quý 3 năm 2022, khi nhu cầu toàn cầu đối với kim loại quý này trở lại mức trước đại dịch.
Theo báo cáo hàng quý mới nhất của WGC, nhu cầu của các hãng trang sức và người mua lẻ vàng miếng, tiền xu cũng rất mạnh.
Nhu cầu vàng của thế giới lên tới 1.181 tấn trong quý tháng 9, tạo ra mức tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Một số những người mua lớn nhất là ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Qatar và Ấn Độ. Mặc dù các ngân hàng trung ương khác cũng mua một lượng vàng đáng kể nhưng không báo cáo công khai.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là bên mua vàng lớn nhất trong năm nay. Ngân hàng này đã bổ sung thêm 31 tấn trong quý 3 để nâng tổng dự trữ vàng của Thổ Nhĩ Kỳ lên 489 tấn.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Uzbekistan mua thêm 26 tấn; Ngân hàng Trung ương Qatar mua 15 tấn; Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã bổ sung 17 tấn trong quý vừa rồi, đẩy dự trữ vàng của nước này lên 785 tấn.
Lượng mà khách mua lẻ vàng miếng và tiền xu ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng lên 46,8 tấn trong quý 3, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Những diễn biến này hầu như không gây ngạc nhiên vì vàng vẫn được coi là tài sản an toàn ưu việt trong thời điểm bất ổn, cho dù có các loại tiền điện tử như Bitcoin. Vàng cũng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát hiệu quả.
Tuy nhiên, lãi suất tăng đã làm ảnh hưởng tới giá vàng khi các quỹ giao dịch hối đoái (ETF) lưu trữ vàng thỏi cho các nhà đầu tư đang trở thành bên bán.
Trên thực tế, việc các quỹ ETF bán bớt vàng đã trong khi các ngân hàng trung ương mua vào đã làm giá vàng giảm 8% trong quý 3.
Vàng là tài sản không chịu lãi suất và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền sang các công cụ có lợi suất cao hơn trong thời điểm lãi suất tăng.
Đồng đô la Mỹ quá mạnh cũng không giúp tăng giá vàng và hàng hóa. Giá vàng giảm 9,3% so với đầu năm và thấp hơn gần 20% so với mức đỉnh tháng 3 là 2.050 USD/ounce.
Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Trung ương Mỹ ( FED) vừa tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp. Sau đó, FED có thể giảm quy mô của các đợt tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 12.
Khi lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy lãi suất cao đang bắt đầu làm chậm nền kinh tế. Thị trường nhà đất lao dốc và một số lãi suất thế chấp ở Mỹ tăng gần gấp đôi. Điều này khiến FED phải chịu áp lực từ những lời kêu gọi giảm bớt các động thái tăng lãi suất mạnh.
Trong bối cảnh đó, các nhà giao dịch vàng dường như nhất trí rằng quỹ đạo dài hạn của vàng đang đi lên.
Theo một cuộc khảo sát của ngành vàng, giá vàng sẽ tăng trở lại trong năm tới, mặc dù lãi suất cao hơn. Các nhà giao dịch dự báo giá vàng sẽ tăng lên 1.830,50 USD/ounce vào thời điểm này trong năm 2023, cao hơn gần 11% so với mức hiện tại.
Tính toán của các ngân hàng trung ương
Mặc dù số vàng mà các ngân hàng trung ương mua vào chỉ chiếm 16% tổng nhu cầu vàng, nhưng động thái này cho thấy tính toán của các ngân hàng trung ương.
Chỉ bảy năm trước, một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế đã cho thấy có bất đồng đáng kể về những lợi ích tiềm năng của chế độ bản vị vàng. Liệu ngân hàng trung ương không đồng ý với các nhà kinh tế học hàng đầu hay họ có một động cơ khác?
Theo trang fee.org, viết trên Tạp chí Cato, tác giả Lawrence White đã tìm hiểm xem thế giới có thể chuyển đổi sang bản vị vàng mới hay không. Ông lưu ý hai con đường có thể xảy ra.
Đầu tiên, một bản vị vàng song song có thể được phép phát triển cùng với tiền giấy hiện tại. Ngoài ra, có thể có một ngày chuyển đổi mà trong đó một loại tiền tệ được xác định bằng một số lượng vàng.
Để việc chuyển đổi có hiệu quả (tức là không gây ra lạm phát hoặc giảm phát), tỷ giá tương đương mới sẽ cần phải dựa trên giá vàng hiện tại.
Tuy nhiên, có chuyên gia lại cho rằng thay vì thực hiện chế độ bản vị vàng, các quốc gia cũng có thể đang tìm cách tách mình khỏi nền kinh tế Mỹ.
Khi đồng USD tham gia vào hầu hết các giao dịch thương mại và được sử dụng làm cơ sở trong phần lớn các sàn giao dịch tiền tệ, hầu như không có mấy hoạt động không liên quan tới kinh tế Mỹ.
Vì lý do này, Trung Quốc đã kêu gọi để một loại tiền tệ khác thay thế đồng đô la Mỹ làm loại tiền tệ dự trữ toàn cầu. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tăng mua vàng để thực hiện chính sách “pháo đài tài khóa” với dự trữ cao và nợ nước ngoài thấp.
Một cân nhắc cuối cùng nằm ở tình trạng thương mại quốc tế hiện đại. Cho dù vàng đang được tích lũy dưới dạng tiền tệ hay tài sản, các diễn biến vẫn được chú ý. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, có thể các vụ mua bán vàng có mục đích để làm đòn bẩy.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Trung Quốc có thể sử dụng lượng vàng nắm giữ để phá giá đồng USD. Nếu vậy, Mỹ sẽ phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với doanh thu từ thuế quan đánh vào các doanh nghiệp Trung Quốc và công dân Mỹ. Bằng cách tích lũy vàng, Trung Quốc cho thấy phối hợp là một chính sách dài hạn tốt hơn.
Châu Âu đối mặt cú sốc mới về giá khí đốt
Châu Âu nguy cơ đối mặt với cú sốc mới khi giá khí đốt tăng cao dẫn đến lo ngại lạm phát leo thang.
Giá năng lượng tăng cao tiếp tục là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở châu Âu. Ảnh: AP
Theo hãng tin Reuters ngày 24/8, một đợt tăng đột biến khác của giá khí đốt tự nhiên dường như đã chấm dứt mọi hy vọng rằng trận chiến kiềm chế lạm phát ở châu Âu sẽ dịu đi, với các thị trường tài chính hiện đang chuẩn bị cho giá cả leo thang, tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn và suy thoái kinh tế sâu hơn.
Chỉ vài tuần trước, các dấu hiệu cho thấy chỉ số lạm phát ở Mỹ - vốn có xu hướng dẫn dắt sự thay đổi kinh tế thế giới - có thể khiến cổ phiếu tăng giá đạt đỉnh và giảm chi phí đi vay của chính phủ. Do đó, các nhà đầu tư đặt cược rằng các ngân hàng trung ương sẽ chỉ chú ý nhiều hơn đến các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, với đỉnh điểm trong chu kỳ tăng lãi suất đang gần kề.
Thay vào đó, tuần này bắt đầu với dự báo từ ngân hàng Citi của Mỹ rằng lạm phát của Anh sẽ tăng vọt lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ là 18,6% vào tháng 1 tới, một dự đoán đã thống trị các trang nhất của báo Anh hôm 23/8.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh một đợt bùng nổ khác của giá khí đốt tự nhiên khi Nga ra tín hiệu siết chặt hơn nữa đối với xuất khẩu và người mua châu Âu tranh giành nguồn cung trước mùa Đông. Giá khí đốt đã tăng gần 40% trong tháng 8 và gần 300% trong năm nay.
"Chìa khóa là năng lượng, năng lượng, năng lượng. Thành thật mà nói: có một cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá điện đã cao gấp 10 lần mức trước đại dịch COVID-19, đó là một cú sốc đối với cả hệ thống", Thomas Costerg, nhà kinh tế cấp cao của Pictet Wealth Management, cho biết.
Ông Costerg nêu rõ: "Mỹ và châu Âu đang đi trên những con đường khác nhau. Tất cả chúng ta đều biết rằng gót chân Achilles của châu Âu là năng lượng nước ngoài và bây giờ họ đang phải trả giá cho điều đó", đề cập đến sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tâm trạng (của các nhà đầu tư) đã trở nên tồi tệ nhanh chóng. Chứng khoán thế giới đã giảm 4,3% so với mức cao nhất hôm 16/8 trong thời gian gần đây, đồng euro đã xuống dưới 1 USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trở lại mức 3%.
Monica Defend, người đứng đầu Viện Amundi, dự đoán đồng euro sẽ giảm xuống còn 0,96 USD vào tháng 12 tới do nền kinh tế châu Âu suy yếu.
Mối lo ngại cũng đang tăng lên liên quan đến việc các ngân hàng trung ương, tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole tuần này, đang đặt nền tảng cho các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn dự kiến trước đây. Richard McGuire, người đứng đầu chiến lược lãi suất tại ngân hàng Rabobank cho biết: "Thị trường ngày càng tin rằng suy thoái sẽ là chủ đề chính, rằng các ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng hơn trong việc thắt chặt chính sách của họ".
Trong khi đó, lạm phát cũng đang tăng lên ở Mỹ, nhưng triển vọng của châu Âu có vẻ ảm đạm hơn nhiều. Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, nói: "Lạm phát ở châu Âu dự kiến sẽ tăng trong quý IV năm nay nhưng quy mô của sự gia tăng mà chúng ta đang đối mặt là một cú sốc mới do giá khí đốt tăng đột biến. Đó là một cú sốc mới không thể lường được chỉ vài tuần trước".
Thất bại lớn của các ngân hàng trung ương khi không dự báo được cú sốc lạm phát Các ngân hàng trung ương toàn cầu vừa mắc một trong những sai lầm lớn nhất khi đánh giá thấp mức độ và thời gian xảy ra tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang bloomberg.com, theo một loạt biểu đồ mô tả lạm phát ở Nhóm Các...