Lý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nước
Đi tiểu liên tục có thể do bạn uống quá nhiều nước nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, tiểu đường.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất gây đi tiểu thường xuyên. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Đi tiểu thường xuyên là nhu cầu đi tiểu nhiều hơn mức trung bình (7-8 lần) trong ngày. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở những người trên 70 tuổi, phụ nữ mang thai và người có tuyến tiền liệt phì đại.
Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng cũng có thể từ nhiều lý do khác.
Uống quá nhiều nước cùng lúc
Theo WebMD , nước rất cần thiết cho cơ thể con người. Uống đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết và hình thành nước tiểu của thận, làm sạch ruột và niệu đạo, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước và làm đầy bàng quang nhiều lần trong ngày, tần suất đi tiểu dần dần tăng lên.
Ngoài ra, bạn cũng nhận được 20-30% nước từ thực phẩm và nhiều hơn từ các đồ uống khác. Vì vậy, uống quá nhiều nước càng làm tăng nguy cơ đi tiểu thường xuyên hơn.
Video đang HOT
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của việc đi tiểu thường xuyên. Vi khuẩn lây nhiễm vào thận, bàng quang hoặc các ống nối chúng với nhau và với môi trường bên ngoài. Khi bàng quang sưng lên và không thể chứa được nhiều nước tiểu, nước tiểu có thể đục, có máu hoặc mùi lạ.
Bạn cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn và đau ở bên hông hoặc bụng dưới kèm theo.
Dung tích bàng quang nhỏ
Theo Mayo Clinic, sau khi thận thực hiện chức năng, nước tiểu được dự trữ trong bàng quang. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, nó sẽ kích thích thần kinh sọ não, thần kinh trung ương gửi tín hiệu, cho biết đây là thời điểm đi vệ sinh.
Khi bàng quang được dung nạp khoảng 250-350 ml nước tiểu, nó sẽ kích thích cơ thể gây nên cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, ở một số người có dung tích bàng quang tương đối nhỏ, nhanh đầy, tần suất đi tiểu sẽ cao hơn.
Cả bệnh tiểu đường type I và II đều làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Thận cố gắng lọc nó ra, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể theo kịp. Vì vậy, đường sẽ đi vào nước tiểu. Điều này hút nhiều nước hơn từ cơ thể và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Thường xuyên muốn đi tiểu là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Mắc bệnh tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là bộ phận của nam giới, góp phần co bóp đồng thời kiểm soát nước tiểu, không để nước tiểu và tinh dịch ra ngoài cùng một lúc. Khi tuyến tiền liệt gặp vấn đề bất thường, nó có thể gây kích ứng bàng quang, dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
Nam giới nên cẩn trọng nguy cơ bị viêm hoặc u xơ tuyến tiền liệt khi mắc chứng đi tiểu liên tục.
Thận yếu
Nước tiểu của con người được tạo thành và lọc ở thận. Nếu chức năng thận suy giảm, bàng quang sẽ nhạy cảm hơn khi gặp nước tiểu.
Khi một người đột ngột uống lượng nước lớn, khiến khả năng hấp thu của thận giảm xuống, lượng nước này nhanh chóng chảy xuống bàng quang, kích thích thận thải lượng nước lớn ra ngoài. Thông thường, tình trạng suy giảm chức năng thận sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, thiếu năng lượng…
Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn mắc lỗi này khi đi tiểu, hãy bỏ ngay!
Một bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu tinh tế cho thấy bạn chưa làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu, và những tác dụng phụ nguy hiểm từ việc này.
Nếu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, nó có thể dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và gây ra một số dạng tiểu không tự chủ. Một chuyên gia đã đưa ra các bước giúp bạn cải thiện việc làm trống bàng quang và giảm thiểu những rủi ro này.
Bạn có thể không biết rằng mình chưa đi tiểu hết hoàn toàn vì các triệu chứng bí tiểu không rõ ràng. Ảnh Pexels
Bác sĩ Mary Garthwaite, Mary Garthwaite, chuyên về tư vấn phẫu thuật tiết niệu, Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu The Urology Foundation (Anh), cho biết bàng quang thường được đánh giá thấp nhất trong cơ thể. Nhưng đó là cơ quan rất phức tạp, đảm nhận chức năng quan trọng là lưu trữ an toàn rồi bài tiết hiệu quả các chất thải ra khỏi cơ thể, dưới dạng nước tiểu.
Mọi người ít xem trọng bàng quang, nhưng khi nó không hoạt động bình thường, có thể gây ra những tác động đáng kể về thể chất, xã hội và tâm lý.
Dấu hiệu để nhận biết bàng quang chưa trống hoàn toàn
Không có nhiều triệu chứng rõ ràng cho thấy bàng quang vẫn còn nước tiểu, nhưng có một số dấu hiệu tinh tế sau:
Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Điều này có thể là bạn đã không đi hết nước tiểu.
Cảm thấy như thể cần đi tiểu lại ngay. Sau khi vừa mới đi tiểu đã cảm thấy muốn đi tiếp hoặc rỉ nước tiểu sau khi đi vệ sinh.
Nhiễm trùng tiểu thường xuyên, theo chuyên gia, bệnh này khá phổ biến, gần một nửa phụ nữ từng mắc phải bệnh này. Nam giới ít gặp hơn.
6 nguyên nhân gây đau thận bên phải và những điều cần lưu ý Đau thận là cơn đau bắt nguồn từ một hay hai khu vực nằm ở dưới mạn sườn và có cảm giác từ sâu bên trong cơ thể. Đau thận bên phải có thể hình thành do đau tại thận phải hoặc đau các mô, cơ quan xung quanh thận phải. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau thận bên phải cũng...