Lý do Jennifer Lopez, Justin Timberlake, Bad Bunny chật vật bán vé concert
Truyền thông Mỹ ghi nhận nhiều người ngôi sao lớn không thể khiến các buổi biểu diễn của mình “cháy vé” trong thời điểm này.
(Ảnh: Getty Images)
Theo New York Post, nhiều nghệ sĩ lớn như Jennifer Lopez, Bad Bunny, Justin Timberlake, Pink… đang chật vật để bán vé concert của mình. Thậm chí, kể cả lễ hội âm nhạc lớn như Coachella cũng bị cho là mờ nhạt và khó bán vé hơn những năm trước đó. Tất nhiên, vấn đề này không phải mối lo ngại đối với Taylor Swift và Beyoncé.
Mặc dù không phải tất cả các vấn đề của nghệ sĩ đều giống nhau nhưng dường như có một chủ đề chung đã gây ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh âm nhạc của họ. Điều dễ nhận thấy nhất chính là nhiều buổi hoà nhạc hậu đại dịch đang tăng giá vé khá nhiều và việc mua vé cũng trở nên khó khăn hơn. Theo dữ liệu từ Pollstar, giá vé trung bình cho 100 chuyến lưu diễn hàng đầu trong quý đầu tiên năm 2024 đã đạt mức kỷ lục là 123,25 USD.
(Ảnh; Getty Images)
Video đang HOT
Bad Bunny – một trong những ngôi sao lớn giành giải Grammy – cũng buộc phải huỷ bỏ buổi biểu diễn ở Minneapolis (Mỹ) do doanh thu kém. BI cũng tiết lộ rằng các concert của Justin Timberlake và Pink cũng có tình hình bán vé không khả quan.
Một lý do khác cho vấn đề bán vé concert chính là ở nghệ sĩ và đội ngũ của họ. New York Post cho rằng có thể các ngôi sao đang tự đánh giá quá cao bản thân khi đặt concert ở những địa điểm quá rộng, dẫn tới họ không thể bán hết vé. Một ví dụ cho điều này là tour diễn của Jennifer Lopez. Sau khi album mới leo dốc, J.Lo lẳng lặng huỷ bỏ 7 concert của mình do nhu cầu của khán giả không cao như dự tính. Đến tuần trước, Live Nation thông báo nữ ca sĩ đã huỷ tour diễn để dành thời gian bên gia đình và bạn bè.
Jennifer Lopez hủy chuyến lưu diễn vì doanh thu ế ẩm
Đầu tháng 6, Jennifer Lopez thông báo huỷ chuyến lưu diễn This Is Me... Live.
Theo sơ đồ trên nền tảng bán vé Live Nation, quy mô mỗi đêm diễn của JLo khoảng 15.000 khán giả nhưng tỷ lệ lấp đầy sân vận động chỉ khoảng 70%. Có nơi còn ế hơn một nửa sân, dù vé đã được giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ 10 USD. Trên mạng, nhiều bình luận cho rằng JLo giảm sức hút.
Theo Business Insider, thị trường concert hiện chia làm 2 thái cực hoàn toàn khác nhau: Taylor Swift, Beyoncé, Olivia Rodrigo và một số ban nhạc oanh tạc các show diễn toàn cầu, trái ngược với sự ế ẩm, phải vật lộn để thu hút đám đông của nhiều nghệ sĩ khác.
Gary Witt - giám đốc điều hành The Pabst Theater Group (nơi cho thuê địa điểm tổ chức concert) - nói rằng việc nghệ sĩ đua nhau mở tour diễn sau đại dịch Covid-19 giúp người hâm mộ có nhiều chọn lựa thưởng thức âm nhạc, nhưng đồng nghĩa thị trường trở nên bão hòa và khó duy trì sức nóng đều đặn.
David "5-1" Norman, nhân viên kỳ cựu từng lưu diễn cùng Prince, Green Day và Alicia Keys, phát biểu: "Giá vé hiện ở mức cao ngất ngưởng. Nếu bạn dẫn theo trẻ con và thuê khách sạn ngủ qua đêm, cộng thêm tiền ăn uống, di chuyển, bạn sẽ bị sốc đấy".
Concert của nghệ sĩ là "canh bạc nhiều rủi ro", nếu muốn thành công phải đáp ứng nhiều yếu tố, từ số lượng vé bán ra, lượt xem trên nền tảng trực tuyến đến quy mô sân khấu, chất lượng âm thanh. Business Insider viết: " Thực tế, những nghệ sĩ bùng nổ trên mạng, đạt lượt nghe lớn trên Spotify hay TikTok không có nghĩa họ là thỏi nam châm đủ sức thu hút khán giả mua vé xem biểu diễn trực tiếp".
Thế nên, trong vài trường hợp, nghệ sĩ (và người đại diện, người quản lý, bộ phận PR) dùng mọi cách để cố gắng tiêu thụ hết vé ở một địa điểm lớn nhất định. Họ muốn xem tình hình diễn biến ra sao trước khi công bố kế hoạch biểu diễn dài hơi.
Jarred Arfa, người đứng đầu tập đoàn âm nhạc toàn cầu Independent Artist Group - chia sẻ: " Chúng tôi quản lý một số nghệ sĩ hard-rock mà khán giả đại chúng thậm chí chưa từng nghe đến. Họ không quá nổi tiếng nhưng sở hữu lượng người hâm mộ trung thành và cháy vé khắp mọi nơi. Lịch trình của họ dày đặc nên kế hoạch phát hành nhạc mới được dời lại quý 1 năm sau".
Theo Business Insider, xu hướng "nghệ sĩ kết hợp nghệ sĩ" là chiến lược thông minh trong việc thúc đẩy doanh thu thời điểm này. Lấy ví dụ, sau khi hòa giọng với Mötley Crüe, ban nhạc Def Leppard lưu diễn cùng một số nghệ sĩ khác. Doanh số bán vé từ đây có chuyển biến khả quan hơn.
Các nền tảng bán vé trực tuyến như Live Nation hiện cũng tăng cường tiếp cận người tiêu dùng bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn với giá vé chỉ từ 25 USD. Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ mua nhầm vé giả, vé có giá "trên trời", việc thanh toán online với rất nhiều bước như lạc vào mê cung, ít được công chúng tin tưởng.
Thị trường bán vé trực tuyến đang được thống trị bởi Live Nation và Ticketmaster, bị chỉ trích mang tới trải nghiệm tiêu cực cho công chúng. Giá vé có thể giảm nhưng phí mua vé cao đến khó tin. Chưa kể, dân phe vé sử dụng bot để đầu cơ vé, khiến khán giả khó mua được hạng vé mình mong muốn với giá hợp lý.
Hồi tháng 4, The Straits Times đưa tin các dự luật được đưa ra ở 20 tiểu bang của nước Mỹ nhằm giải quyết tình trạng bán vé giả, đầu cơ vé tại các sự kiện âm nhạc.
Nhờ sự vào cuộc của các nhà lập pháp liên bang, tình trạng hỗn loạn của thị trường bán vé đã giảm đi phần nào.
Theo thống kê của SeatGeek, giá vé bán lại trung bình để tham dự show nhạc mùa hè năm nay có xu hướng giảm, chỉ từ là 214 USD, thấp hơn năm ngoái là 257 USD.
Tour diễn của Taylor Swift giúp tăng doanh số hàng không châu Âu Những người hâm mộ Taylor Swift đã gây ra làn sóng lớn về hàng không trong các chặng châu Âu khi tham gia tour diễn của nữ ca sĩ. Theo nguồn tin từ CNN, số người quan tâm tới vé hàng không của United Airlines đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là do các buổi hoà nhạc chuẩn...