Lý do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine
Đức có kế hoạch cắt giảm một nửa viện trợ cho Ukraine ngay khi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng có khả năng xảy ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 16/2/2024. AFP/TTXVN
Đức, quốc gia đã vượt qua sự miễn cưỡng ban đầu trong việc hỗ trợ Ukraine trở thành nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất châu Âu cho nước này, dường như đang chuẩn bị thay đổi hướng đi khi chính phủ có kế hoạch cắt giảm một nửa viện trợ trong tương lai để thực hiện các ưu tiên chi tiêu khác, theo một tài liệu của Bộ tài chính Đức.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 17/7 đã công bố chi tiết ngân sách sơ bộ năm 2025 của nước này, trong đó viện trợ quân sự cho Ukraine dự kiến sẽ bị cắt giảm một nửa xuống chỉ còn 4 tỷ euro.
Phát biểu sau khi nội các thông qua dự thảo ngân sách, Bộ trưởng Lindner cho biết Ukraine sẽ phải dựa nhiều hơn vào các quỹ từ “nguồn châu Âu” cũng như nguồn thu tiềm tàng từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
“Mục tiêu là giải ngân 50 tỷ USD trong năm nay, sau đó Ukraine có thể tự quyết định cách sử dụng số tiền này”, ông Lindner nói, ám chỉ đến thỏa thuận về tài sản đóng băng của Nga mà các nhà lãnh đạo phương Tây đã đạt được vào tháng trước.
Quyết định cắt viện trợ cho Ukraine, được Reuters đưa tin đầu tiên, đã giải quyết được bí ẩn xung quanh thỏa thuận bất ngờ của liên minh cầm quyền ở Đức về ngân sách sau phiên đàm phán kéo dài suốt đêm hai tuần trước.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, Thủ tướng Olaf Scholz, Bộ trưởng Lindner và Phó Thủ tướng Robert Habeck chỉ đưa ra những lời giải thích mơ hồ về cách họ xoay xở để thu hẹp khoảng cách tài chính đáng kể đe dọa phá vỡ liên minh của họ. Ba đối tác này bất đồng quan điểm về cách tài trợ cho các chương trình xã hội và sáng kiến về khí hậu mà không vi phạm các quy tắc về nợ của Đức.
Việc họ đợi đến ngày cuối cùng của công việc thường lệ trước khi phần lớn các chính trị gia Đức nghỉ hè cho thấy họ nhận thức rõ về sự nhạy cảm chính trị của động thái này, điều có thể được Ukraine coi là bằng chứng thêm nữa cho thấy Đức hứa hẹn quá mức và không thực hiện được viện trợ. Chính phủ của Thủ tướng Scholz đã chậm trễ trong việc giúp đỡ Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự.
Ingo Gdechens, nghị sĩ thuộc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu (CDU), nói với tờ Politico rằng: “Nhiều lời hứa của thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine đang trở thành những lời nói suông”.
Mặc dù vậy, Berlin đã viện trợ nhiều hơn cho Ukraine so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác. Ngoài hàng nghìn viên đạn pháo và xe bọc thép, Chính phủ Đức đã cung cấp sự hỗ trợ đáng kể về phòng không và các hệ thống khác. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã thúc đẩy các quốc gia khác làm theo, đặc biệt là về phòng không.
Thủ tướng Scholz cũng đã nhiều lần ca ngợi viện trợ của Đức cho Ukraine và thúc đẩy các nước châu Âu khác làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là khi khả năng tái đắc cử của ông Donald Trump ở Mỹ ngày càng cao và châu Âu phải đối mặt với viễn cảnh đáng sợ là phải tự mình tài trợ và cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Chiến thắng tiềm tàng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của cựu Tổng thống Trump, người đã ám chỉ rằng ông sẽ cắt giảm viện trợ của Washington cho Ukraine, có thể buộc Berlin phải đảo ngược quyết định của mình.
Mặc dù nội các đã chấp thuận dự thảo, nhưng quyết định ngân sách cuối cùng vẫn cần vượt qua rào cản ở quốc hội, nơi các nghị sĩ từ cả ba đảng cầm quyền sẽ phải thống nhất các chi tiết vào cuối năm.
Tính linh hoạt về tài chính của Đức bị hạn chế đáng kể bởi luật kiềm soát nợ theo hiến pháp, giới hạn thâm hụt liên bang ở mức 0,35% GDP, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp. Cùng với đó, liên minh cầm quyền cũng bất đồng quan điểm về cách thức tài trợ cho nhu cầu quân sự của Đức để thực hiện lời hứa của Thủ tướng Scholz về việc tái thiết lực lượng vũ trang nước này và đáp ứng mục tiêu chi tiêu hàng năm của NATO là 2% GDP.
Báo Spiegel: Đức bí mật thuyết phục Ấn Độ bán đạn dược để viện trợ cho Ukraine
Các quan chức Đức đang tổ chức các cuộc đàm phán bí mật với Ấn Độ để mua đạn dược cho Ukraine.
Đức đang nỗ lực để đảm bảo viện trợ cho Ukraine như cam kết. Ảnh: Mil.in.ua
Theo tờ Spiegel (Đức) ngày 26/2, một phái đoàn không chính thức gồm các sĩ quan, nhà ngoại giao và công chức từ Văn phòng Thủ tướng, Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế gặp nhau hai tuần một lần tại Berlin, Đức.
Tại cuộc gặp, họ sẽ xem xét nên tiếp cận những quốc gia nào, nơi vẫn có kho dự trữ, để tìm kiếm viện trợ cho Ukraine và làm cách nào để thuyết phục những nước đó.
Theo những người trong cuộc, Ấn Độ vẫn có kho dự trữ đạn pháo tương đối lớn với tổng số vài trăm nghìn viên. Nhưng Chính phủ Ấn Độ, vốn vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với Nga, sẽ không thừa nhận muốn bán bất kỳ loại vũ khí nào dù họ sẵn lòng.
Tờ Spiegel viết: "Do đó, các cuộc đàm phán bí mật đang được tiến hành để xem liệu đạn dược có thể được mua thông qua trung gian hay không".
Đức cho biết, những thỏa thuận tương tự có thể thực hiện được với các nước Arab, một số nước có kho dự trữ lớn. Các chuyên gia nói rằng cũng có những quốc gia ở vùng Balkan và châu Phi vẫn còn kho dự trữ - hoặc thậm chí có thể sản xuất loại đạn mới.
Gần đây, chính phủ Đức đã phê duyệt viện trợ quân sự trị giá 1,13 tỷ euro. Gói viện trợ này sẽ bao gồm 36 pháo tự hành, hệ thống phòng không và đạn dược.
Đặc biệt, nằm trong gói thầu này, Đức cũng sẽ lần đầu tiên chuyển giao đạn pháo 122 mm từ thời Liên Xô cho Ukraine. Vào năm 2024, 120.000 loại đạn dược này sẽ được chuyển giao.
Trong khi đó, tại cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Ukraine Dimytro Kuleba, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cam kết sẽ cung cấp cho Kiev gần 170.000 quả đạn pháo vào cuối tháng 3 tới.
Vào tháng 3/2023, EU đã đạt được thỏa thuận cung cấp cho Ukraine một triệu viên đạn pháo trong thời gian một năm, nhưng không đạt được mục tiêu này. Tính đến thời điểm hiện tại, EU đã cung cấp 355.000 viên đạn pháo và có kế hoạch cung cấp 1.155.000 viên đạn vào cuối năm nay.
Đầu tuần này, nhà ngoại giao hàng đầu của EU đã gửi thư tới các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên kêu gọi làm mọi thứ có thể để cung cấp đạn dược cho Ukraine.
Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử. Kế hoạch này bao gồm việc tuyên bố với Ukraine rằng họ sẽ chỉ được nhận thêm vũ khí của Mỹ nếu tham gia đàm phán hòa bình. Ông Donald Trump phát...