Lý do cựu Phó Tổng thống Mỹ Pence nghi ngờ có người ‘chơi khăm’ truyền thông
Tối 26/12, mạng xã hội Twitter trở nên náo động trong khi nhiều hãng tin chạy tiêu đề tin rằng cựu Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tham gia cuộc bầu cử năm 2024.
Tuy nhiên, người phát ngôn của ông Pence bác bỏ thông tin này đồng thời cho rằng có ai đó đã “chơi khăm” truyền thông.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: Reuters
Người phát ngôn của ông Pence là ông Devin O’Malley viết trên Twitter: “Hôm nay cựu phó Tổng thống Mỹ Mike Pence không đệ đơn tham gia tranh cử tổng thống”. Ông O’Malley cũng cho rằng có nhân vật đã “chơi khăm” các học giả và nhà báo.
Hôm 26/12, trên mạng xã hội xuất hiện ảnh chụp màn hình bài đăng của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC). Hồ sơ trên trang web của FEC có tên “Mike Richard Pence” với địa chỉ tại Anderson, Indiana. Trong khi đó, tên đầy đủ của ông Pence là “Michael”.
Video đang HOT
Các hồ sơ xuất hiện trên trang web của FEC dưới dạng hồ sơ “thô” chưa được xử lý. Không rõ ai đã nộp chúng. Người phát ngôn của FEC cho biết họ không bình luận về các hồ sơ cụ thể, nhưng nhấn mạnh rằng cơ quan này xem xét các mẫu báo cáo và đăng ký có khả năng sai và hư cấu.
Trước đó, một nguồn tin chia sẻ với tờ The Washington Post rằng ông Pence đã lên kế hoạch dành kỳ nghỉ lễ Giáng sinh để cân nhắc về chiến dịch tranh cử. Ông Pence từng giữ chức vụ Phó Tổng thống của ông Donald Trump trong giai đoạn 2017-2021.
Ngày 13/12, ông Pence đã chia sẻ với Fox News: “Thực tế mọi người biết đến tôi và gia đình tôi, đức tin của chúng tôi, niềm tin của chúng tôi chính là nguồn động viên to lớn khi chúng tôi nghĩ về con đường phía trước và có thể là nghề nghiệp của chúng tôi trong tương lai”.
Hồi tháng 11, cựu Phó Tổng thống Pence nói ông cho rằng người Mỹ sẽ có những lựa chọn tốt hơn ông Trump trong năm 2024.
Các học giả chính trị đã đưa ra những cái tên họ cho rằng có nhiều khả năng tham gia tranh cử đại diện cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2024 gồm Thống đốc Florida, Ron DeSantis, Thống đốc Virginia, Glenn Youngkin, Thượng nghị sĩ Tim Scott, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo và cựu Thống đốc South Carolina, Nikki Haley. Tuy nhiên chưa có ai trong số những nhân vật này tuyên bố dự định tranh cử.
Nếu chọn tranh cử tổng thống vào năm 2024, các nhà phân tích cho rằng ông Pence sẽ phải đối mặt với cánh cửa hẹp để giành chiến thắng. Tính đến tháng 12, theo một cuộc thăm dò của RealClearPolitics, chỉ 7% người tham gia khảo sát dự định ủng hộ cựu Phó Tổng thống.
Quốc gia ngoài vùng chiến sự nguy hiểm nhất đối với nhà báo trong năm 2022
Không phải Ukraine, theo tổ chức giám sát Nhà báo Không Biên giới (RSF), Mexico mới là nước có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất trong năm 2022 khi từ tháng 1/2022 đến ngày 1/12 cùng năm, quốc gia Mỹ Latinh này ghi nhân 11 vụ sát hại nhà báo, chiếm gần 20% tổng số vụ toàn cầu.
Người dân dán ảnh các nhà báo bị sát hại ở Mexico bên ngoài văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Mexico ngày 24/8/2022. Ảnh: Reuters
Báo cáo do RSF công bố mới đây là bằng chứng đáng báo động về các vụ bắt cóc, hành hung và bắt giữ những người làm trong lĩnh vực truyền thông.
Dẫn số liệu báo cáo, hãng Reuters đưa tin từ tháng 1/2022 đến ngày 1/12 cùng năm, quốc gia Mỹ Latinh này ghi nhân 11 vụ sát hại nhà báo, chiếm gần 20% tổng số vụ toàn cầu.
"Sức ép từ xã hội và các tổ chức quốc tế, các cơ chế bảo vệ của chính quyền địa phương là không đủ", RSF cho biết.
Các nhóm ủng hộ quyền tự do ngôn luận đã ghi nhận nhiều vụ sát hại người làm việc trong lĩnh vực truyền thông hơn trong năm nay, khiến năm 2022 trở thành năm nguy hiểm nhất được ghi nhận đối với các nhà báo ở Mexico.
Trên toàn thế giới, RSF ghi nhận 57 vụ sát hại nhà báo, tăng 18,8% so với năm 2021, chủ yếu do cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, gần một nửa số vụ sát hại nhà báo diễn ra ở châu Mỹ.
RSF cho biết, các quốc gia chìm trong bạo lực như Haiti, Nicaragua và Brazil nằm trong số những quốc gia mà nhà báo gặp rủi ro cao nhất trong việc điều tra các vấn đề liên quan đến tội phạm có tổ chức, các băng đảng và tham nhũng.
Báo cáo cũng nhấn mạnh vụ sát hại 3 phóng viên ở Brazil trong bối cảnh nạn phá rừng Amazon và hoạt động khai thác gỗ trái phép được đưa tin rộng rãi. Vụ sát hại nhà báo người Anh Dom Phillips là một trong những vụ án nổi tiếng nhất.
Cũng theo RSF, 49 nhà báo đã mất tích và 65 nhà báo khác bị bắt cóc trên toàn thế giới.
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời Ngày 30/11, các phương tiện truyền thông đưa tin cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời. Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Ảnh: CGTN Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cựu lãnh đạo nước này Giang Trạch Dân qua đời ngày 30/11, thọ 96 tuổi. Thông tin trên do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng...