Lý do cuộc tấn công vào radar hạt nhân Nga là bước leo thang nghiêm trọng
Cuộc tấn công hôm 23/5 của Ukraine là lần đầu tiên một cơ sở phòng thủ hạt nhân chiến lược bị tấn công ở Nga.
Đây được coi là bước leo thang đáng kể và có thể gây rủi ro xung đột hạt nhân.
Khu vực trạm radar Armavir sau khi bị thiết bị bay không người lái của Ukraine tấn công Ảnh: iStories
Vào ngày 23/5, thiết bị bay không người lái (UAV) được phóng từ Ukraine đã tấn công một trạm radar chiến lược ở Armavir, nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Đây không phải là lần đầu tiên các cơ sở hạt nhân ở Nga bị nhắm mục tiêu và tấn công, nhưng nó cho thấy một bước leo thang đáng kể, có thể dẫn đến sự trả đũa của Nga đối với các nhà cung cấp NATO hoặc thậm chí là phản ứng hạt nhân của Nga. Một lý do là cốt lõi nỗi lo lắng của Nga về Ukraine là nước này sẽ trở thành căn cứ tên lửa hạt nhân của NATO.
Hiện không rõ liệu cuộc tấn công nói trên hoàn toàn do Ukraine chủ động hay có sự liên quan của các đối tác NATO ủng hộ nước này.
Cơ sở Armavir bao gồm hai radar mảng pha tầm xa có chức năng cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân. Địa điểm này nằm ở Krasnodar, Krai – miền nam nước Nga, và nằm ngay trong khuôn viên Căn cứ Không quân Baranovsky. Một trong các radar bao phủ hướng Tây Nam và radar còn lại hướng về phía Đông Nam. Cơ sở radar này thay thế các địa điểm radar chiến lược trước đó đặt ở Ukraine nhưng đã bị bỏ hoang vào khoảng năm 2012 và một địa điểm khác không còn hoạt động ở Azerbaijan.
Về mặt chính thức, trạm radar Armavir được xác định là radar UHF, nghĩa là có tần số 1Ghz hoặc thấp hơn và bao gồm Băng tần L ở tần số 1 GHz. Radar Băng tần L cung cấp phương tiện phát hiện máy bay tàng hình. Các nền tảng tàng hình được tối ưu hóa để giảm tín hiệu radar trong dải tần X.
Các radar này còn có thể phát hiện các vật thể nhỏ bay thấp để tránh bị radar phát hiện, như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Máy bay ném bom B-2, máy bay F-22 và F-35 của Mỹ cũng như máy bay ném bom tấn công tầm xa B-3 là những nền tảng tàng hình và tất cả đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ hạt nhân.
Nga có 10 radar chiến lược để bảo vệ đất nước. Những radar này được sản xuất từ năm 2017. Chúng có tầm hoạt động 6.000 km và được gọi là Voronezh-DM. Các radar được thiết kế để phát hiện tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các cuộc tấn công từ không gian. Hệ thống radar này được liên kết với hệ thống tên lửa phòng không S-500 mới và các hệ thống phòng không khác.
Video đang HOT
Các địa điểm radar chiến lược của Nga. Ảnh: Asiatimes
Các thiết bị bay không người lái tấn công vào trạm radar Armavir đã vượt qua quãng đường lên tới 1.800 km. Khoảng cách này vượt xa khả năng giám sát của Ukraine, mặc dù vị trí radar có thể được định vị thông qua hình ảnh vệ tinh thương mại. Vị trí các trạm radar chiến lược của Nga là thông tin công khai.
Ban đầu, các nguồn tin Ukraine khẳng định rằng các thiết bị bay không người lái nhắm vào Armavir là loại HUR, nghĩa là do Ukraine chế tạo. Tuy nhiên, người Nga đã thu hồi được những chiếc UAV bị phá hủy một phần và xác định chúng không phải sản phẩm nội địa của Ukraine. Các thiết bị bay không người lái được thu hồi là UAV Tekever AR3 do Bồ Đào Nha sản xuất.
Bồ Đào Nha từng tuyên bố họ sẽ cung cấp những thiết bị bay không người lái này vào tháng 6 năm ngoái sau khi chính phủ Anh đồng ý trả tiền cho lô hàng. Do vậy, việc vũ khí NATO được sử dụng trong cuộc tấn công là điều đáng quan ngại sâu sắc nếu người Nga quyết định trả đũa.
Cho đến nay, Nga vẫn thông tin rất ít về vụ tấn công trạm radar hạt nhân. Thông tin từ các trang Telegram của Nga nói rằng một chiếc UAV đã đâm vào tòa nhà gần radar. Các bức ảnh cho thấy tòa nhà bị hư hại. Đây là nơi làm việc của nhân viên điều hành radar, và có khả năng là nơi lưu trữ thông tin liên lạc của lực lượng phòng không Nga. Radar cũng dường như bị hư hỏng do vụ tấn công.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu thiết bị bay không người lái được sử dụng trong cuộc tấn công táo bạo hôm 23/5 và bao nhiêu chiếc bị bắn hạ. Có vẻ như ít nhất một hoặc hai chiếc UAV đã bị bắn trúng, dựa trên những bức ảnh từ kênh Telegram của Bộ quốc phòng Nga.
Mỹ cũng có các địa điểm radar cảnh báo tên lửa đạn đạo được gọi là PAVE-PAWS, do Lực lượng Không gian Mỹ quản lý, và gần đây được thay thế bằng Hệ thống Radar mảng pha trạng thái rắn.
Radar mảng pha trạng thái rắn BMEWS tại căn cứ không quân RAF Fylingdales của Mỹ. Ảnh: Asiatimes
Cuộc tấn công của Ukraine là lần đầu tiên một cơ sở phòng thủ hạt nhân chiến lược bị tấn công ở Nga hay bất kỳ quốc gia nào khác..
Từ lâu đã nổi lên cuộc tranh luận giữa các chuyên gia quốc phòng về vấn đề “phóng khi có cảnh báo” (launch on warning). Nếu người Nga tin rằng đây là cuộc tấn công của NATO vào các cơ sở hạt nhân của họ, điều đó có thể gây ra phản ứng đáp trả hạt nhân.
Người Nga nghi ngờ Mỹ, đặc biệt là từ năm 2019, đã bí mật chuẩn bị kho vũ khí hạt nhân ở Đông Âu, chủ yếu ở Ba Lan và Romania. Những yêu cầu gần đây của Ba Lan về việc bố trí vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ của họ, một phần là để đáp lại việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, là điều đáng lo ngại.
Năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Mỹ đang lắp đặt các bệ phóng MK-41 ở Romania và Ba Lan, có thể bắn tên lửa phòng không hoặc phóng tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ nói rằng, sau khi thay thế đầu đạn tên lửa Tomahawk bằng các loại đạn thông thường, họ đã cất riêng các đầu đạn hạt nhân và cuối cùng loại bỏ chúng.
Xác chiếc UAV Tekever AR3 bị phá hủy tại cơ sở rada Armavir của Nga. Ảnh: Asiatimes
Châu Âu và Nga vốn được bảo vệ bởi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Liên Xô có hiệu lực vào tháng 12/1987. INF hạn chế tất cả các tên lửa có tầm bắn từ 500 -5000 km và có tính năng xác minh và kiểm tra chặt chẽ.
Mỹ cáo buộc rằng một tên lửa hành trình mới mà người Nga đang phát triển, ở Nga gọi là 9M729 (NATO định danh là SSC-8), được cho là triển khai trên tên lửa hải quân Kinzhal, đã vi phạm Hiệp ước INF. Trong khi đó, Nga cho biết 9M729 hoạt động dưới ngưỡng 500 km.
Do cáo buộc này, năm 2018 Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF. Quyết định rút chính thức diễn ra vào tháng 8/2019. Người Nga sau đó cũng chính thức rút khỏi hiệp ước.
Vẫn chưa rõ lý do Ukraine tấn công các radar chiến lược của Nga. Người Ukraine nói rằng những radar này đóng vai trò trong các cuộc không kích của Nga trên lãnh thổ Ukraine. Nhiều khả năng có thể xảy ra trường hợp các radar của Nga theo dõi tên lửa ATACMS hoặc thậm chí, trong tương lai, sẽ là tên lửa Taurus của Đức. Việc loại bỏ những radar này, với Ukraine, sẽ khiến Nga dễ hứng đòn các cuộc tấn công tên lửa tầm xa phóng từ lãnh thổ Ukraine.
Trong khi người Ukraine có thể coi một cuộc tấn công như vậy là chuẩn bị nền tảng cho nhiều nỗ lực nhắm vào Nga, hòng bù đắp tổn thất trong nước, thì những cuộc tấn công như vậy cũng làm tăng mức độ lo lắng ở Nga, có thể dẫn đến nguy cơ nước này tấn công vào các cơ sở của NATO hoặc thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tổng thống Putin nêu kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, Moscow sẵn sàng cho kịch bản nổ ra xung đột hạt nhân, nhưng sẽ chỉ sử dụng chúng khi Nga đối mặt với mối đe dọa về sự tồn vong.
Trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm nay (13/3) trên kênh Rossiya-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Moscow sẵn sàng về mặt kĩ thuật cho một cuộc xung đột hạt nhân, nhưng ông tin rằng những diễn biến hiện nay chưa dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: GettyImages
Theo Tổng thống Putin, học thuyết quân sự của Nga đã được nêu rõ. "Nga chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp có mối đe dọa tới sự tồn vong của nhà nước Nga, chủ quyền và nền độc lập của chúng tôi", ông Putin nêu rõ.
Khi được hỏi về việc liệu ông có từng cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến ở Ukraine hay không, Tổng thống Putin khẳng định điều đó không cần thiết. Ông Putin cũng tin tưởng Nga sẽ đạt mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Reuters cùng ngày trích lời Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây không đưa binh sĩ đến Ukraine. Ông Putin khẳng định, nếu có sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Nga hoặc Ukraine thì Moscow sẽ coi đó là một mối nguy.
Đáng chú ý, Tổng thống Nga nêu rõ, Moscow luôn "sẵn sàng đàm phán về Ukraine, nhưng tiến trình đàm phán đó phải dựa trên tình hình thực tế".
Ukraine đến nay vẫn cương quyết bác bỏ mọi khả năng đàm phán cùng Nga và muốn giành chiến thắng về mặt quân sự. Tuy nhiên, do vấp phải tuyến phòng thủ kiên cố của Nga, trong khi nguồn cung viện trợ từ phương Tây bị thu hẹp, Ukraine đã liên tiếp phải rút lui trên chiến trường.
Tổng thống Putin đáp trả bình luận 'gây sốc' của ông Biden Ông Putin, Điện Kremlin và Đại sứ Nga tại Mỹ đã đáp trả gay gắt việc ông Biden sử dụng một cụm từ mang tính xúc phạm để nhận xét về Tổng thống Nga. Theo RT, trong ngày 22/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng đáp trả những bình luận gây sốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chủ nhân Điện...