Lý do Covid-19 thích ‘tấn công’ đàn ông trung niên?

Theo dõi VGT trên

Chủng mới của virus corona ( SARS-CoV-19) gây bệnh Covid-19 đang lan truyền nỗi sợ hãi và lo lắng trên khắp thế giới, đặc biệt đối với những người từ độ tuổi trung niên trở lên, nhất là nam giới, dường như có nguy cơ cao nhất.

Lý do Covid-19 thích 'tấn công' đàn ông trung niên? - Hình 1

SARS-CoV-2 tạo nên mối đe dọa cao nhất đối với nhóm trung niên, người cao tuổi và đặc biệt là nam giới. (Nguồn: Medscape)

Nhóm “dễ tổn thương” nhất thường được cho là trẻ em, vì sức đề kháng yếu hay khả năng miễn dịch thấp. Tuy nhiên, số liệu thống kê về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đang hoành hành cho thấy, trẻ em không phải “mục tiêu” đầu tiên bị tấn công.

SARS-CoV-2 đang tạo nên mối đe dọa cao nhất đối với nhóm trung niên, người cao tuổi và đặc biệt là nam giới.

Đàn ông là “phái yếu” trước virus

Trong nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc công bố mới đây về các trường hợp mắc Covid-19 cho đến nay, dù tỷ lệ nam giới bị nhiễm bệnh so với nữ giới có chênh lệch, nhưng không nhiều. Tuy nhiên, đã có sự khác nhau về tỷ lệ tử vong, ở nam giới là 2,8%, còn ở nữ là 1,7% trên tổng số người mắc.

Dường như cũng đã có mối liên hệ nào đó về tỷ lệ này trong các đại dịch do virus corona gây ra, là SARS (2003) và MERS (2012). Theo một nghiên cứu tại Hong Kong năm 2003, được công bố trên Annals of Internal Medicine, dù số nữ giới nhiễm SARS cao hơn nam, nhưng tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn tới 50%.

Trong dịch do virus MERS-CoV gây Hội chứng hô hấp Trung Đông, khoảng 32% nam giới bị nhiễm bệnh tử vong, tỷ lệ này với phụ nữ là 25,8%. Được biết, dịch cúm năm 1918, tỷ lệ tử vong ở nam giới trung niên cũng cao hơn nữ giới.

Business Insider công bố một nghiên cứu ở Bệnh viện Đại học Y Vũ Hán mới đây cho thấy một bức tranh rõ ràng hơn về cách thức SARS-CoV-2 tấn công. Các nhà nghiên cứu phát hiện Covid-19 đặc biệt “tấn công” nam giới có độ tuổi trung bình 56 (hơn 54%) và họ cũng thường đang gặp các vấn đề về sức khoẻ (bệnh nền).

Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Thống kê trên 99 bệnh nhân ở Bệnh viện Jinyintan Vũ Hán đã ghi nhận độ tuổi nhiễm bệnh trung bình là 55,5 và đàn ông chiếm khoảng 68%. Hay một nghiên cứu khác trên gần 1.100 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại Trung Quốc, tính ra tuổi trung bình là 47, đàn ông chiếm khoảng 58%.

Video đang HOT

Các dữ liệu trên khiến một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, nam giới trong độ tuổi trung niên có những đặc điểm sinh học nào đó khiến họ dễ bị virus corona tấn công, dù điều này chưa được chứng minh.

Theo các nhà khoa học, phụ nữ hiện đang cho thấy các phản ứng miễn dịch mạnh hơn đối với các vấn đề về nhiễm trùng. Trong khi đó, có thể một số yếu tố đang “tiếp tay” cho SARS-CoV-2 chống lại đàn ông trong dịch bệnh hoành hành toàn cầu hiện nay, bao gồm các yếu tố sinh học, nhưng cũng có cả những vấn đề bắt nguồn từ lối sống.

Yếu tố sinh học hay lối sống

Khi đề cập một phản ứng miễn dịch chống lại các vấn đề về nhiễm trùng thì đàn ông là “phái yếu”. “Đây là hiện tượng mà chúng tôi đã ghi nhận được khi nghiên cứu về viêm đường hô hấp – nam giới thường cho kết quả xấu hơn”, Sabra Klein, nhà nghiên cứu về sự khác biệt giới tính trong nhiễm virus và phản ứng tiêm chủng tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins cho biết.

“Chúng tôi cũng đã thấy hiện tượng này khi nghiên cứu một số virus khác. Phụ nữ thường có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn” chuyên gia Sabra Klein cho biết thêm. Phụ nữ cũng thường tạo ra các phản ứng đề kháng mạnh hơn sau khi tiêm chủng, cũng như có các phản ứng miễn dịch tốt hơn và bền vững hơn đối với các mầm bệnh mà họ đã từng tiếp xúc từ nhỏ.

Phân tích về vấn đề này, trên tờ Nytimes, Tiến sĩ Janine Clayton, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu về Sức khỏe Phụ nữ tại Viện Y tế Quốc gia, Mỹ cho biết, hệ thống miễn dịch ở phụ nữ có những yếu tố khá đặc biệt. Đôi khi sức đề kháng còn phản ứng quá mức khiến phụ nữ rất dễ mắc các bệnh tự miễn (các bệnh tự sinh ra do sự rối loạn tại hệ miễn dịch) như viêm khớp dạng thấp hay ban đỏ lupus. Khi đó, hệ miễn dịch đã xem chính các tế bào nào đó của cơ thể là các kháng nguyên lạ nên quay ra tấn công chúng. Gần 80% người mắc bệnh tự miễn là phụ nữ.

Lý do Covid-19 thích 'tấn công' đàn ông trung niên? - Hình 2

Người Trung Quốc hút thuốc nhiều nhất thế giới, chiếm 1/3 số người hút thuốc lá trên toàn cầu. (Nguồn: Nytimes)

Một giả thuyết cho rằng, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ của phụ nữ là để mang lại lợi thế sống sót cho con cái. Trẻ sơ sinh hấp thụ kháng thể từ sữa mẹ để tránh nhiễm bệnh trong lúc hệ thống miễn dịch còn non nớt. Trong đó, các yếu tố sinh học đã góp phần tạo nên đặc điểm vượt trội trên, hormone estrogen của giới tính nữ dường như đã đóng vai trò miễn dịch. Và trên thực tế, phụ nữ mang hai nhiễm sắc thể X, có chứa các gen liên quan đến miễn dịch, còn nam giới thì chỉ có một.

Khi thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã chặn estrogen ở con cái bị nhiễm bệnh hoặc cắt bỏ buồng trứng, kết quả cho thấy khả năng chết của chúng cao hơn, nhưng việc ngăn chặn testosterone ở chuột đực không có gì khác biệt. Điều đó cho thấy, estrogen có thể đóng vai trò bảo vệ trong hệ miễn dịch. Kết quả nghiên cứu không hẳn đúng ở người, tuy nhiên cho thấy rằng, các yếu tố về giới tính cũng có vai trò nào đó trong các phản ứng đối với các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, xem xét thêm các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu còn đề cập con số 316 triệu người Trung Quốc hút thuốc lá – nhiều nhất thế giới, chiếm 1/3 số người hút thuốc lá trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ hơn 2% phụ nữ Trung Quốc hút thuốc, so với hơn một nửa số đàn ông của nước này.

Đối với các bệnh nhân nhiễm Covid-19, tỷ lệ đàn ông Trung Quốc mắc bệnh tiểu đường loại 2 và huyết áp cao hơn phụ nữ, cả hai bệnh này đều làm tăng nguy cơ biến chứng khi bị SARS-CoV-2 tấn công. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nam giới Trung Quốc cũng cao gần gấp đôi so với phụ nữ.

Trong khi đó, tại một nghiên cứu khác ở Mỹ, phụ nữ thường chủ động tìm kiếm các dịch vụ nâng cao sức khỏe và quan tâm tìm hiểu việc tự chăm sóc sức khỏe nhiều hơn nam giới. Đây cũng là ý kiến của Giáo sư Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Yale. Nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng, nam giới thường ít có ý thức tự bảo vệ sức khỏe như nữ giới.

Việc thu thập và phân tích các dữ liệu giới tính, liên quan đến các bệnh nhân nhiễm chủng mới của virus corona có ý nghĩa không chỉ đối với các nhà nghiên cứu, mà đôi khi còn rất hữu ích cho công chúng. Kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, các chuyên gia y tế công cộng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cánh và thường xuyên, để ngăn ngừa khả năng tấn công của virus nguy hiểm này. “Nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nam giới, kể cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe – ít rửa tay hoặc sử dụng xà phòng hơn phụ nữ, Tiến sĩ Klein của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins cho biết.

Còn đối với giới nghiên cứu, những kết quả trên cho thấy, những giả định ban đầu rằng, nam và nữ giới giống nhau về hành vi, khả năng hấp thụ sinh học hay hệ thống miễn dịch… không hoàn toàn chính xác.

Đến giờ phút này, tạm thời chưa có thuốc đặc trị bệnh Covid-19. Nhưng ở những bệnh nhân đã hồi phục, tức là phản ứng của hệ miễn dịch đã thành công, giảm viêm và “chiến thắng” virus. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa rõ về lâu dài, những người này có khả năng miễn dịch và sẽ không bị nhiễm lại hay không? hoặc họ có khả năng miễn dịch trong bao lâu? Hay họ có thể nhiễm lại với triệu chứng nhẹ hơn, thậm chí có thể không được bảo vệ gì hết… Đó lại là hàng loạt những câu hỏi khác về chủng virus corona rất mới này.

Theo baoquocte

Một bệnh nhân trốn cách ly có thể ảnh hưởng đến hàng trăm người

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, một bệnh nhân của Hàn Quốc không chấp hành cách ly đã lây cho vài chục người.

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19" do báo Nhân dân tổ chức sáng 28/2, PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho hay những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi được điều trị, phải xét nghiệm nhiều lần trước khi xuất viện.

Người khỏi bệnh sẽ không còn khả năng lây sang người khác

Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ căn cứ vào những dấu hiệu để quyết định việc ra viện. Cụ thể, bệnh nhân cần hết sốt 3 ngày, có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan tổn thương bình thường và quan trọng nhất là xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính nhiều lần.

Ngoài ra, sau khi được ra viện, người bệnh cũng tiếp tục được theo dõi. "Theo phương án hiện nay ở nước ta là cách ly 14 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện. Vì vậy, về nguyên lý, những người xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác", PGS Phú cho hay.

Chuyên gia giải thích những bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi bệnh sẽ tạo được miễn dịch đối với virus. Đó là cơ chế của hệ miễn dịch, tuy nhiên, thời gian miễn dịch lại tùy vào từng loại bệnh. Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, hiện chưa có báo cáo cụ thể nào về miễn dịch.

Một bệnh nhân trốn cách ly có thể ảnh hưởng đến hàng trăm người - Hình 1

Các chuyên gia tham gia tọa đàm. Ảnh: H.Q.

Việt Nam có đủ năng lực đối phó dịch bệnh

Việt Nam đã có 16 ca mắc Covid-19, chưa ghi nhận ca mới sau 15 ngày. Ngày 27/2, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách "các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng".

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay việc điều trị thành công 16 ca nhiễm Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác đã từng xảy ra ở Việt Nam cho thấy ngành y tế có đủ năng lực để đối phó với những tình huống phức tạp, bệnh nhân nặng, khó.

Tuy nhiên, kinh nghiệm rút ra sau tất cả mùa dịch vừa qua là để khống chế thành công đòi hỏi có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, cũng như của mọi người dân.

"Hiện tại, người dân có thể tin tưởng vào năng lực dự phòng của toàn ngành y tế. Tuy nhiên, để thành công cũng cần phải có sự chung tay đóng góp của mọi người, chính vì vậy, người dân có thể bình tĩnh, tự tin nhưng cũng không thể chủ quan", bác sĩ Cấp nói.

Chuyên gia lấy ví dụ ở Trung Quốc, chỉ có một trường hợp trốn cách ly khiến ngành y tế phải giám sát 4.000 người; một bệnh nhân của Hàn Quốc không chấp hành cách ly đã lây cho vài chục người, trong khi con số đó chưa dừng lại, có thể lên đến vài trăm người. Do đó, việc chung tay phối hợp của mọi người dân là rất quan trọng trong việc chống dịch.

Tại tọa đàm, GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho biết lưu ý việc tăng sức đề kháng rất quan trọng trong việc phòng bệnh. Hiện, Viện Dinh dưỡng đã xây dựng 6 tháp dinh dưỡng cho các độ tuổi khác nhau, được phổ biến đến cơ sở y tế cấp xã và người dân có thể tìm hiểu dễ dàng.

Đồng thời, GS Lê Danh Tuyên cũng khuyến cáo khi chế biến thực phẩm, cần dùng riêng thớt thực phẩm chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm chéo. Cần vứt bỏ túi nylon đựng đồ ăn ở chợ và thay bằng đồ đựng riêng, trước khi cho vào tủ lạnh.

Đặc biệt, không nên dùng đũa riêng vào tô canh chung, mỗi người cũng nên có một bát nước chấm riêng. Điều đó không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19, mà còn nhiều bệnh khác như vi khuẩn HP hay viêm gan B.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?
09:55:01 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình ThuậnChó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
20:06:11 22/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đìnhLoại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
10:41:55 22/02/2025

Tin đang nóng

Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con útBị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út
09:10:07 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹpSao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
08:19:46 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
06:09:25 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
05:54:55 23/02/2025
Ép mẹ chồng vay tiền mua nhà, tôi sốc nặng khi bà tiết lộ bí mật động trờiÉp mẹ chồng vay tiền mua nhà, tôi sốc nặng khi bà tiết lộ bí mật động trời
08:38:38 23/02/2025

Tin mới nhất

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

08:35:03 23/02/2025
Người bệnh cúm cũng cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi, những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với sữa, lactose - một hợp chất trong đồ uống này, có thể khó tiêu.
Chế độ ăn cho người mắc Hội chứng QT kéo dài

Chế độ ăn cho người mắc Hội chứng QT kéo dài

08:30:40 23/02/2025
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại Hội chứng QT kéo dài, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo cân bằng điện giải.
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cân được không?

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cân được không?

08:18:34 23/02/2025
Chất xơ không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột, một số chất xơ còn được đưa vào chế độ ăn giảm cân
10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống lão hóa tốt nhất

10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống lão hóa tốt nhất

08:12:51 23/02/2025
Quả óc chó là nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa, hợp chất chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, hỗ trợ chức năng nhận thức tổng thể.
Người bệnh tim mạch, đái tháo đường... nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường... nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

08:04:05 23/02/2025
Cơ thể sản xuất nhiều cholesterol hơn vào ban đêm, do đó các thuốc như simvastatin và pravastatin thường khuyên dùng vào buổi tối. Tuy nhiên, các loại statin khác bị cơ thể phân hủy chậm hơn có thể uống vào buổi sáng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ bữa sáng?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ bữa sáng?

08:02:08 23/02/2025
Khi bỏ bữa, dịch vị dạ dày vẫn được tiết ra nhưng không có thức ăn để trung hòa. Axit trong dịch vị có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

07:58:11 23/02/2025
Sau khi các bác sĩ tạo đường dẫn lưu mới cho chất dịch, người đàn ông này đã hồi phục hoàn toàn. Nhưng các lần chụp cắt lớp tiếp theo cho thấy không có thay đổi nào về kích thước não của anh.
Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo

Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo

07:50:18 23/02/2025
Sau khi bị ốm hoặc hoạt động thể chất mạnh, cần bù nước đúng cách. Nước gạo có thể cân bằng điện giải tự nhiên, là lựa chọn lý tưởng cho việc bù nước. Chất lỏng giúp cơ thể khôi phục lượng nước và khoáng chất bị mất, ngăn ngừa mất nước ...
Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

06:05:21 23/02/2025
Lúc bụng đang đói mà ăn tỏi hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Điều này là do chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong...
Lợi ích sức khỏe không ngờ từ thịt lươn

Lợi ích sức khỏe không ngờ từ thịt lươn

06:00:43 23/02/2025
Một số nghiên cứu cho thấy Omega-3 có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác. Omega-3 giúp điều chỉnh sự cân bằng hóa học trong não, giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu.
Triệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tay

05:55:37 23/02/2025
Các động tác như gấp, ngửa cổ tay quá mức, cầm nắm lâu hoặc đi xe máy có thể làm cơn tê tăng lên, trong khi nghỉ ngơi hoặc vẩy tay giúp giảm triệu chứng.
Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

20:03:43 22/02/2025
Những con ruồi tiêu thụ lượng caffeine ít hơn sống lâu hơn. Báo cáo cũng cho thấy lượng chất béo và hoạt động trao đổi chất của ruồi cũng giảm nếu tăng liều lượng caffeine hấp thụ.

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Nhạc quốc tế

11:04:17 23/02/2025
Đang nhận được sự mến mộ chưa được lâu thì mới đây, Kya (1 lần nữa) bị đào lại hành động được cho là mỉa mai Jang Wonyoung.
Thành phố ở Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi xuất hiện những hố sụt lớn

Thành phố ở Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi xuất hiện những hố sụt lớn

Lạ vui

11:03:04 23/02/2025
Chính quyền thành phố Buriticupu thuộc bang Maranhao của Brazil đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi những hố sụt lớn xuất hiện, ảnh hưởnghàng trăm ngôi nhà.
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2

Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2

Trắc nghiệm

11:02:39 23/02/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 23/2/2025; Âm lịch: 26/1/2025. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này

Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này

Sáng tạo

11:01:22 23/02/2025
Nhiều người có thói quen tích trữ đồ đạc vì cảm giác an toàn, nhất là người lớn tuổi hoặc những ai từng sống trong hoàn cảnh thiếu thốn. Nhưng càng tích trữ thì nhà càng chật, tâm trạng càng bí bách.
Gia tăng chiêu lừa... đặt tiệc

Gia tăng chiêu lừa... đặt tiệc

Pháp luật

10:55:11 23/02/2025
Với mong muốn mọi người cùng cảnh giác để tránh bị lừa, chị Hồng, quản lý một nhà hàng ở TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ về câu chuyện lừa đảo khá tinh vi mà chị suýt là nạn nhân.
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe

Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe

Ẩm thực

10:53:53 23/02/2025
Bạn có thể tận dụng rau tề thái để chế biến nhiều món ngon, từ làm bánh đến xào, nấu canh đều rất ngon, tốt cho sức khỏe mà lại không tốn tiền.
Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh

Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh

Sao thể thao

10:53:51 23/02/2025
Trong chiến thắng 3-0 của Hà Nội trước HAGL tại vòng 14 V-League 2024/25, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết chủ động trao quyền đá penalty cho Bobicanec và Pedro, giúp đồng đội có bàn thắng giải tỏa sức ép tâm lý.
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Thế giới

10:42:47 23/02/2025
Cũng theo các cuộc thăm dò cử tri, ông Merz có cơ hội lớn nhất để trở thành thủ tướng Đức. Liên minh trung hữu của ông là lực lượng đối lập lớn nhất trong quốc hội năm 2021, sau 16 năm cầm quyền dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức

Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức

Netizen

10:34:53 23/02/2025
Chỉ vài giây diễn ra trước cửa phòng bệnh nhưng khiến tất cả thở phào và bày tỏ: Giá như ai cũng có thể may mắn như vậy .
Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làm đẹp

09:23:16 23/02/2025
Tia UV không chỉ tác động đến bề mặt da mà còn thâm nhập vào sâu bên trong, làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Điều này khiến da dễ bị tổn thương, khó phục hồi và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo

Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo

Sao châu á

09:20:14 23/02/2025
Nỗi đau mất vợ khiến chồng của Từ Hy Viên dừng mọi hoạt động; trong khi Sunmi lao đao giữa cáo buộc lừa đảo tiền ảo.