Lý do châu Phi vẫn tăng cường quan hệ với Nga bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây
Nhiều nước châu Phi vẫn mua vũ khí từ Nga và một số nước coi Moskva từng đóng vai trò trong cuộc đấu tranh giành độc lập của họ, trong khi các lệnh trừng phạt từ phương Tây không phải là của Liên hợp quốc.
Tổng thống Nga Putin cùng các nhà lãnh đạo châu Phi tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở Sochi vào tháng 10/2019. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 3/6, Nga tiếp tục xâm nhập khắp châu Phi, ký kết các thỏa thuận thương mại và song phương mặc dù phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
“Các biện pháp trừng phạt mà các quốc gia phương Tây áp dụng đối với Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine nhận được rất ít sự ủng hộ ở châu Phi”, Tiến sĩ Mustafa Mheta, trưởng bộ phận châu Phi và là thành viên của Mạng đánh giá truyền thông (MRN) có trụ sở tại Johannesburg, nhận định trong một cuộc phỏng vấn.
Tuần này, Zimbabwe và Nga cam kết làm sâu sắc hơn và tăng cường quan hệ song phương trong kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ Zimbabwe-Nga (ICG) về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật được tổ chức tại thủ đô Harare.
Tờ Zimbabwe Mail đưa tin, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Alexander Kozlov đã đề xuất với Bộ trưởng Phát triển Mỏ và Khai khoáng Zimbabwe Winston Chitando mời công ty Nga Zarubezhgeologiya hợp tác trong lĩnh vực lập bản đồ địa chất ở Zimbabwe.
Trong khi đó vào tháng 4, Cameroon đã ký một thỏa thuận quân sự chiến lược với Nga, trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên ký thỏa thuận như vậy kể từ khi xung đột nổ ra.
Video đang HOT
“Nhiều quốc gia trên khắp châu Phi đang ký kết các thỏa thuận với Nga. Vì một lý do đơn giản là Nga, cũng như Trung Quốc, không can thiệp vào công việc nội bộ của họ, đồng thời coi họ như những đối tác bình đẳng và có chủ quyền”, Tiến sĩ Mheta lưu ý.
Thỏa thuận hợp tác quốc phòng đạt được giữa Moskva và Cameroon nhằm giúp quốc gia Trung Phi chống cướp biển và huấn luyện chống khủng bố cùng nhiều lĩnh vực khác.
“Các biện pháp trừng phạt đối với Nga không phải của Liên hợp quốc. Đó là lý do tại sao Nga và một số nước châu Phi tiếp tục ký kết các thỏa thuận”", Dirk Kotzé, Giáo sư chính trị tại Đại học Nam Phi, nhận xét.
Về phần mình, Sultan Kakuba, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Kyambogo ở Uganda, nêu rõ nhiều quốc gia ở châu lục này mua thiết bị quân sự của họ từ Nga và một số nước vẫn ghi nhớ rằng Nga đã đóng một vai trò trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia ở châu Phi đều có lịch sử là thành viên tích cực của Phong trào Không liên kết (NAM).
Hôm 31/5, Đại diện đặc biệt của Nga về Trung Đông và Châu Phi Mikhail Bogdanov nói với hãng thông tấn Interfax rằng châu Phi luôn là một khu vực quan trọng đối với Moskva từ quan điểm về chính sách đối ngoại cũng như thương mại và hợp tác kinh tế và nhân đạo.
Ông Bogdanov cho biết nhiều người châu Phi đã học tại các trường đại học của Nga từ những năm 1950 đến 60, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga đã sát cánh cùng nhiều nước châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập và do đó đây là nền tảng cho việc củng cố mối quan hệ Nga-châu Phi.
Cách giúp Nga 'lách' lệnh trừng phạt dầu trong gói thứ 6 của EU
Mỹ và EU tìm cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga, nhưng Moskva đã "đi trước một bước" với sự trợ giúp của các nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Một tàu chở dầu của Nga. Ảnh: DW
Khi Mỹ và EU gia tăng các lệnh trừng phạt, Nga tìm ra nhiều cách hơn để tránh bị phong tỏa. Trong tuần, EU đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga, nhằm vào dầu mỏ và bảo hiểm, nhưng có các miễn trừ đối với Hungary.
Cụ thể, các quan chức và nhà ngoại giao cho biết EU sẽ cấm nhập khẩu dầu của nước này và ngăn chặn các công ty bảo hiểm bảo hiểm vận chuyển dầu thô của họ khi phương Tây tìm cách hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin để duy trì nền kinh tế hoạt động.
Đặc biệt, lệnh cấm đối với các công ty bảo hiểm sẽ bao gồm các tàu chở dầu của Nga ở bất cứ đâu trên thế giới. Các biện pháp trừng phạt này có thể làm giảm nỗ lực bán dầu của Nga ở châu Á, đồng thời giúp các công ty châu Âu đảm bảo phần lớn hoạt động buôn bán dầu mỏ trên thế giới.
Nhưng có thể các biện pháp trừng phạt này sẽ kém hiệu quả, lý do là vì các chủ hàng và nhà máy lọc dầu có khả năng sẽ che giấu nguồn gốc xuất xứ dầu của Nga.
Tờ Wall Street Journal giải thích, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU, các thương nhân đang tìm cách che giấu nguồn gốc xuất xứ của dầu Nga để nguồn dầu tiếp tục chảy. Dầu đang được che giấu trong các sản phẩm tinh chế pha trộn như xăng, dầu diesel và hóa chất.
Dầu cũng đang được chuyển giữa các tàu trên biển, một biện pháp được sử dụng để mua và bán dầu bị trừng phạt của Iran và Venezuela. Theo các công ty vận tải, việc vận chuyển đang diễn ra ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Tây Phi và Biển Đen, cuối cùng hướng tới Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, nhìn chung, xuất khẩu dầu của Nga đã phục hồi trong tháng 4, sau khi giảm vào tháng 3, thời điểm lệnh trừng phạt đầu tiên của phương Tây có hiệu lực. Xuất khẩu dầu của Nga tăng 620.000 thùng lên 8,1 triệu thùng/ngày, gần với mức trước xung đột, trong đó mức tăng lớn nhất là nhập khẩu vào Ấn Độ.
Trên thực tế, sản lượng dầu của Nga trong tháng 5 vừa qua tăng 5% so với tháng 4, lên 43,1 triệu tấn. Sản lượng này tương đương 10,19 triệu thùng/ngày. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, sản lượng dầu của Nga tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021, lên 219,9 triệu tấn trong khi xuất khẩu dầu tăng 13% lên 102,7 triệu tấn.
Theo công ty dữ liệu thị trường hàng hóa của Kpler, Ấn Độ đã nổi lên như một trung tâm chính cho các dòng dầu của Nga. Nhập khẩu của nước này đã tăng vọt lên 800.000 thùng/ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, so với 30.000 thùng/ngày trước đó.
Kpler, một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Ấn Độ Reliance Industries, đã mua lượng dầu thô của Nga gấp 7 lần trong tháng 5, so với mức trước xung đột, chiếm 1/5 tổng lượng tiêu thụ của nhà máy này.
Reliance đã thuê một tàu chở dầu để chở hàng hóa chứa alkylate, một thành phần xăng, khởi hành từ cảng Sikka gần đó vào ngày 21/4 mà không có điểm đến dự kiến. Ba ngày sau, tàu này cập nhật hồ sơ của mình với việc cập một cảng ở Mỹ, thông báo dỡ hàng vào ngày 22/5 tại New York.
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Tổ chức theo dõi hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, cho biết: "Có vẻ như có một cuộc giao dịch trong đó dầu thô của Nga được tinh chế ở Ấn Độ và sau đó một số được bán sang Mỹ".
Để tránh chi phí bảo hiểm lớn, các con tàu tắt hệ thống định vị GPS, sau đó chuyển dầu cho các tàu siêu lớn như Lauren II, một tàu chở dầu thô khổng lồ của Trung Quốc có thể chứa khoảng 2 triệu thùng dầu.
Tóm lại, miễn là Ấn Độ và Trung Quốc không thực hiện các lệnh trừng phạt, dầu mỏ của Nga vẫn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường thế giới. Nhiều tàu hơn được sử dụng để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc thay vì Nga đến EU. Đổi lại, EU nhập dầu từ Saudi Arabia thay vì Nga.
Tác động của lệnh trừng phạt với nền kinh tế Nga và kịch bản tiếp theo Trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn chưa giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, chúng đang gây ra những tác động nghiêm trọng với người dân Nga. Nga đang là quốc gia bị phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới. Ảnh: NYT Theo đánh giá của Tiến sĩ Evgeny Gontmakher, từng giữ cương...