Lý do CEO Apple đánh giá cao thị trường Việt Nam
Trong cuộc họp công bố báo cáo tài chính của Apple, CEO Tim Cook nhắc đến nhóm quốc gia mới nổi, gồm Việt Nam là thị trường quan trọng của công ty.
Tại phiên họp thông báo kết quả kinh doanh quý II/2022 (quý III/2022 theo cách tính của Apple) vừa qua của Apple, CEO Tim Cook nhắc đến Việt Nam như một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất của công ty trên toàn cầu. Thành tích này góp phần giúp Táo khuyết đạt doanh thu 83 tỷ USD ở quý tài chính thấp điểm trong năm.
Ngoài ra, nhiều động thái từ Apple cho thấy thị trường di động Việt Nam đang thăng hạng, nhận được những chính sách phù hợp hơn từ công ty này.
Apple Việt Nam tăng trưởng hai con số
Phiên họp hôm 29/7 có sự hiện diện của nhiều quản lý cao cấp như Giám đốc Điều hành Tim Cook, Giám đốc Tài chính doanh nghiệp Tejas Gala, Phó chủ tịch Cấp cao Luca Maestri. Ở đây, lãnh đạo Apple cho biết công ty đã thu về khoảng 83 tỷ USD trong giai đoạn thị trường nhiều biến động.
“Chúng tôi lập kỷ lục doanh số trong quý II/2022 ở các thị trường đang phát triển và mới nổi như Brazil, Indonesia và Việt Nam với mức tăng trưởng mạnh hai chữ số”, Tim Cook nói.
Tim Cook cho biết nhóm thị trường mới của Apple, gồm Việt Nam, Indonesia, Brazil và Ấn Độ có mức tăng trưởng mạnh. Ảnh: Apple.
Video đang HOT
Ngoài ra, Giám đốc Điều hành Apple cũng cho rằng nhóm thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam là động lực giúp công ty tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
“Công ty sẽ tiếp tục mở rộng ở một số khu vực quan trọng, nơi mức độ phổ biến của iPhone còn rất thấp. Những ví dụ được nhắc đến ở trên, gồm Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Đó là những thị trường chúng tôi đã làm khá tốt và iPhone trở thành động lực để mở rộng hệ sinh thái Apple”, CEO Tim Cook chia sẻ.
Vấn đề này được nêu ra bởi Apple có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng theo chu kỳ 2 năm. Đồng thời, ảnh hưởng từ xung đột Nga- Ukraine khiến doanh số của Táo khuyết bị ảnh hưởng.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối viễn thông Di động nhà bán lẻ FPT Shop cho biết doanh thu ngành hàng Apple tại chuỗi đại lý đạt mức tăng kỷ lục trong 6 tháng đầu năm, hơn 70% so với cùng kỳ.
Theo dữ liệu được chia sẻ từ nhà bán lẻ CellphoneS, tổng hợp từ nhiều báo cáo doanh thu, Apple là thương hiệu di động có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, mức doanh thu Táo khuyết đạt được vào khoảng 17.000 tỷ đồng, cao hơn 40% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, theo thông tin được tiết lộ từ một hệ thống bán lẻ di động lớn tại Hà Nội và TP.HCM, doanh thu của Apple trong năm 2021 tại thị trường Việt Nam là 1,2 tỷ USD (khoảng 28.000 tỷ đồng). Mục tiêu Táo khuyết đặt ra ở năm nay là mức 2 tỷ USD (khoảng 46.000 tỷ đồng) cho thị trường trong nước.
Apple “thăng hạng” thị trường Việt Nam
Trao đổi với Zing, đại diện các nhà bán lẻ lớn của Apple trong nước đều cho rằng Táo khuyết có nhiều thay đổi, đưa ra chính sách phù hợp hơn với thị trường di động lớn như Việt Nam.
“Không chỉ vài năm gần đây, thực tế Việt Nam đã tạo ra doanh thu tăng trưởng ổn định cho Apple 3 năm qua và trở thành thị trường trọng điểm số một của họ ở khu vực Đông Nam Á, châu Á. Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm thăng hạng về mức độ ưu tiên và nhận được nhiều sự đầu tư từ Apple”, ông Nguyễn Thế Kha chia sẻ.
Thiết bị Apple được bán ở Việt Nam sớm hơn, thị trường trong nước thăng hạng. Ảnh: Techradar.
Ngoài iPhone, các sản phẩm khác của Táo khuyết như MacBook, Apple Watch, iPad, phụ kiện được mở rộng phân phối và lịch bán sản phẩm đều sát hơn với quốc tế. Gần đây, mẫu MacBook Air M2 được bán ở Việt Nam sau các thị trường lớn khoảng 13 ngày. Đây là lần khách hàng Việt Nam được mua hàng chính hãng Apple sớm nhất từ trước tới nay.
Ngoài ra, theo chia sẻ từ đại diện hệ thống ShopDunk, dù không hiện diện trực tiếp, Apple cũng mở thêm các chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm để đại lý triển khai, nhãn hàng hỗ trợ. Bên cạnh đó, những chuỗi mono store, chỉ bán đồ Apple cũng là mô hình được công ty quan tâm.
“Nhiều nguồn tin trong ngành tiết lộ Apple đã bổ sung nhiều nhân sự chất lượng ở Việt Nam. Song song với đó là việc công ty tìm mặt bằng để mở Apple Store. Những điều này cho thấy Táo khuyết đang đánh giá cao thị trường Việt Nam”, ông Xà Quế Nguyên, CEO Hnam Mobile cho biết.
Nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung chuyển 3 triệu USD trước khi Axie Infinity thông báo đóng băng giao dịch vì bị tấn công mạng
Giới chuyên gia đánh giá giao dịch của Nguyễn Thành Trung là rất mập mờ.
Vào mùa xuân năm nay, Sky Mavis - nhà phát triển game Axie Infinity thông báo rằng họ đã bị một vụ hack nghiêm trọng. Mặc dù hầu hết các trò chơi điện tử chủ yếu mang tính chất giải trí, nhưng sự nổi tiếng của Axie Infinity dựa vào khả năng giao dịch và kiếm các token có giá trị tài chính và từ đó người chơi tích lũy được những khoản tiết kiệm đáng kể.
Vụ hack đã buộc Mavis đóng cửa hệ thống để rút token ra khỏi trò chơi, về cơ bản là đóng băng tài sản của người dùng trước khi họ có thể phản ứng với tin tức về vụ hack.
Trong vài giờ trước khi thông báo và đóng băng giao dịch, một ví tiền kỹ thuật số thuộc về CEO và nhà đồng sáng lập Nguyễn Thành Trung, đã thực hiện một giao dịch lớn bao gồm token chính của Axie Infinity là AXS, trị giá khoảng 3 triệu USD. Ví của Thành Trung đã chuyển 48.838 AXS ra khỏi mạng Ronin đưa lên sàn Binance.
Theo Bloomberg, dữ liệu giao dịch vốn được công khai trên blockchain và bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên điều bất thường là khi giao dịch đó đến từ người của Axie Infinity. Bởi khi thông tin hack được công bố, "ai cũng hiểu mạng lưới có thể bị khóa tạm thời, khi đó người sở hữu có xu hướng bán token lấy tiền mặt và Binance thường là một trong những lựa chọn đầu tiên".
Hoạt động bất thường diễn ra trong thời điểm căng thẳng đối với Sky Mavis. Trong nhiều tháng, phiên bản đầu tiên của trò chơi này đã có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng và nhiều người chơi đã mất niềm tin. Công ty đang gấp rút tung ra phiên bản Axie Infinity mới khi các tin tặc vào ngày 23/3 rút sạch lượng tài sản kỹ thuật số trị giá hơn 600 triệu USD của họ vào thời điểm đó. Đó là một trong những cuộc tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử tiền số.
Về phần mình Sky Mavis nói rằng việc bán ra để thu về tiền mặt không phải là lý do Nguyen Thanh Trung thực hiện giao dịch. Trong email, Kalie Moore, phát ngôn viên của công ty, nói rằng Trung đã hành động để củng cố tài chính của công ty trong cuộc khủng hoảng và phải làm theo cách không rõ ràng, vì lợi ích chung của Axie Infinity. Ông Moore cho biết, bằng cách chuyển AXS sang sàn giao dịch, công ty có thể cung cấp tính thanh khoản cho người dùng khi khôi phục quyền truy cập vào quỹ thông qua Binance.
"Khi đó, chúng tôi hiểu rằng vị thế và các lựa chọn của chúng tôi sẽ tốt hơn nếu có nhiều hơn token AXS trên Binance. Điều này giúp chúng tôi linh hoạt hơn trong việc theo đuổi các lựa chọn bảo vệ khoản vay và vốn cần thiết", Moore cho biết.
Sau khi bài báo này được đăng trên Bloomberg, Trung đã đăng một loạt các tweet nhắc lại quan điểm của Moore. "Công việc của cuộc đời tôi là Axie Infinity và cộng đồng mà chúng ta đã cùng nhau tạo ra".
Sky Mavis sớm nhận được nhiều tiền hơn từ các nhà đầu tư. Vào ngày 6/4, công ty thông báo họ đã huy động được 150 triệu USD để giúp hoàn tiền cho người dùng và phục hồi sau vụ tấn công. Sky Mavis đã mở lại hệ thống gửi và rút tiền. Kể từ khi vụ hack được công bố, giá trị của AXS đã giảm từ khoảng 64 USD xuống còn 17 USD.
Mẫu ô tô giá hơn 200 triệu đạt doanh số kỷ lục 10.000 đơn hàng sau 1 ngày mở bán Mẫu xe ô tô này được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng với chiếc Renault Kwid. Dongfeng EV là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Tập đoàn Dongfeng tập trung vào các loại xe chạy điện nhỏ và hiện đang xây dựng một nền tảng mới cho các loại xe điện nhỏ. Trong 5 năm tới, Dongfeng EV dự kiến...