Lý do Biden bỏ qua Triều Tiên trong phát biểu đối ngoại đầu tiên
Biden không đề cập đến Triều Tiên khi lần đầu công bố chính sách đối ngoại, dường như bởi chưa tìm được phương án giải quyết hợp lý.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 tới phát biểu tại Bộ Ngoại giao, cơ quan chính phủ đầu tiên ông đến thăm sau khi nhậm chức, nhằm công bố tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Biden cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong vai trò lãnh đạo của mình, đến từ tham vọng cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc và cũng như sức ép từ Nga. Ông cũng kêu gọi xây dựng lại quan hệ đồng minh đang suy yếu với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Tuy nhiên, Biden hoàn toàn không nhắc tới Triều Tiên, quốc gia đang sở hữu kho vũ khí thông thường và hạt nhân ngày càng lớn với trình độ kỹ thuật cao, bất chấp hàng loạt cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim Jong-un với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Biden phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 4/2. Ảnh: AFP .
Ngay trước bài phát biểu, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết chính quyền Biden “đang xem xét chính sách về Triều Tiên” khi được hỏi liệu Nhà Trắng có duy trì những bước đi của Trump với Kim Jong-un hay không. “Tổng thống khẳng định với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in rằng Washington sẽ tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, đặc biệt là Seoul và Tokyo. Tôi sẽ không cầm đèn chạy trước ô tô”, Sullivan nói.
Chính sách của Mỹ với Triều Tiên là sự kết hợp giữa răn đe, kiềm chế, gây áp lực và ngoại giao. Chưa chính quyền nào trong quá khứ tìm được phương án cân bằng giữa những yếu tố này, đó có thể là lý do chính quyền Biden không vội vã công bố chính sách với Bình Nhưỡng.
Cựu tổng thống George W. Bush hồi nhưng năm 2000 áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn người tiền nhiệm Bill Clinton. Bush gộp Triều Tiên, Iraq và Iran vào “trục ma quỷ” và áp dụng hàng loạt lệnh cấm vận. Người kế nhiệm ông là Barack Obama tìm cách giảm đối đầu bằng chính sách “kiên nhẫn chiến lược”.
Trump lại đề cao phương án “gây áp lực tối đa” lên Bình Nhưỡng trước khi trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên. Hai người nhiều lần trao đổi thư sau đó.
Video đang HOT
“Suốt những năm qua, Mỹ đã tìm cách tiếp cận ngoại giao, hỗ trợ nhân đạo, bảo đảm an ninh, nới lỏng cấm vận, tổ chức họp thượng đỉnh và giảm những hoạt động răn đe cùng đồng minh, tất cả đều không có kết quả”, Bruce Klinger, nhà nghiên cứu về Bắc Á tại Quỹ Heritage có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Nhà Xanh cho biết Biden và Moon chia sẻ hiểu biết chung về “nhu cầu phát triển chiến lược chung toàn diện về Triều Tiên càng sớm càng tốt” trong cuộc điện đàm dài nửa giờ hồi tuần này. Ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định hai nước cần nhất trí về vấn đề Triều Tiên, đánh dấu sự khác biệt với Trump, người thường tương tác trực tiếp với Kim Jong-un mà không cần tham vấn đồng minh.
Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ thực hiện những hành động khiêu khích trong lúc chính quyền Biden đang tìm cách phối hợp với đối tác. “Triều Tiên có thể không phải trọng tâm chủ yếu trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ, nhưng Bình Nhưỡng cũng không muốn bị phớt lờ”, Klingner nói.
Một cuộc diễn tập chung quy mô nhỏ được Mỹ và Hàn Quốc dự kiến tổ chức vào tháng 3 có thể trở thành chất xúc tác khiến Triều Tiên nói lại thử tên lửa. Các hoạt động huấn luyện quân sự giữa Washington và Seoul, vốn bị Bình Nhưỡng chỉ trích là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược, từng được chính quyền Trump hủy bỏ để mở ra cơ hội đối thoại.
Kim Jong-un trong kỳ họp đại hội đảng Lao động Triều Tiên hôm 10/1. Ảnh: Reuters .
Patrick Cronin, chuyên gia tại Viện Hudson, cho rằng một phần nguyên nhân khiến chính sách Triều Tiên chưa được công bố là nhiều ứng viên Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc vẫn đang chờ được Thượng viện phê chuẩn chức danh. “Những vị trí như thứ trưởng hay trợ lý bộ trưởng về chính sách và châu Á sẽ cần có mặt trong mọi quyết định liên quan đến Triều Tiên”, ông nói.
Ngay cả khi được phê chuẩn nhanh chóng, họ cũng chưa thể xây dựng mô hình dẫn tới thành công trong giải quyết vấn đề Triều Tiên.
“Cân bằng và toàn diện sẽ là tiêu chuẩn thời Biden. Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger từng đề ra chiến lược bí mật nhằm tăng tối đa áp lực, buộc Triều Tiên chọn ngoại giao thay vì chế tạo thêm vũ khí hạt nhân. Tất cả đều thấy rằng nó không mang lại hiệu quả”, Cronin nói thêm.
Chuyên gia Mỹ đề cập tới Khuôn khổ Chiến lược của Mỹ với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tài liệu được giải mật trong những tuần cuối cùng của chính quyền Trump. Nó phản ánh mục tiêu của nhiều chính quyền tiền nhiệm khi cho rằng cần thuyết phục Kim Jong-un rằng “con đường duy nhất bảo đảm sự tồn vong là từ bỏ vũ khí hạt nhân”.
Tăng tối đa áp lực lên Bình Nhưỡng bằng biện pháp kinh tế, ngoại giao, quân sự, hành pháp, tình báo và công cụ thông tin được đề cập trong tài liệu này. Nó được xây dựng nhằm vô hiệu hóa các chương trình vũ khí hủy diệt, chặn nguồn ngoại tệ và làm suy yếu chính quyền Triều Tiên.
Người dẫn đầu chính sách Triều Tiên của Biden sẽ là Jung Pak, học giả và cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ. Ông được đề cử làm Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.
“Suốt hàng chục năm qua, mỗi tổng thống Mỹ lên nắm quyền lại phải đối phó với một Triều Tiên ngày càng nguy hiểm hơn thời người tiền nhiệm. Tổng thống Biden không phải ngoại lệ”, Klingner cảnh báo, đề cập tới các mẫu tên lửa đạn đạo ngày càng tiên tiến và khả năng chế tạo 7-12 đầu đạn hạt nhân mỗi năm của Bình Nhưỡng.
Biden làm gì để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên?
Quyết định quan trọng mà chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden phải đối mặt là liệu có nên tiếp tục áp dụng các chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc và Triều Tiên hay sẽ thiết lập lại tất cả.
Theo National Interest, thành tự chính sách đối ngoại chính của chính quyền Trump đối với Trung Quốc trong 4 năm qua là "có đi có lại" nhưng cứng rắn hơn.
Chính quyền Trump được cho là đã xem Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh chiến lược nhằm mục tiêu thay thế Mỹ khỏi vị trí thống trị toàn cầu.
Từ đó, Washington đưa ra một loạt các tài liệu chính sách và chiến lược được thiết kế để giảm bớt ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng và hành vi hung hăng của siêu cường phương Đông. Trước đại dịch, Mỹ và Trung Quốc bị nhấn chìm trong cuộc chiến thương mại kéo dài với mục tiêu điều chỉnh sự mất cân bằng cơ cấu trong quan hệ kinh tế song phương.
Tuy nhiên, chỉ còn ít lâu nữa Tổng thống Trump sẽ mãn nhiệm, chuyển giao quyền lực cho chính quyền kế tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Về phần mình, ông Biden ban đầu đã bác bỏ mối đe dọa từ Trung Quốc nhưng tuyên bố rằng một đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh là thực sự cần thiết.
Câu hỏi đặt ra cho chính quyền Biden là nên giữ ranh giới ở đâu, thỏa hiệp ở đâu và cứng rắn hơn ở đâu. Trên tất cả các mặt, chính quyền Biden được cho là sẽ dễ dàng thỏa hiệp hơn, cố gắng thể hiện "thiện chí", "hạ nhiệt căng thẳng xuống" và trở về "trạng thái bình thường".
Tuy nhiên, làm như vậy sẽ có nguy cơ khiến Bắc Kinh tin rằng họ đã chịu đựng được điều tồi tệ nhất mà Washington có thể gây ra.
Theo National Interest, vì vậy, về an ninh, ông Biden cần chứng minh, không chỉ tuyên bố rằng Mỹ sẽ duy trì các cam kết quân sự ở châu Á. Trên hết, ông Biden phải tiếp tục duy trì sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ đối với Đài Loan như chính quyền Trump đã làm. Chính quyền Biden cũng không nên giảm tần suất các hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, vốn đã tăng mạnh kể từ năm 2017.
Các mối quan hệ kinh tế sẽ trở nên quan trọng trong vòng 4 năm tới, vì Trung Quốc sẽ gây áp lực buộc Washington phải chấm dứt thuế quan của Trump và nới lỏng các hạn chế đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Biden nên thúc đẩy các cuộc đàm phán về sự mất cân bằng thương mại cơ cấu, và không ngần ngại áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Bắc Kinh không tuân thủ thỏa thuận giai đoạn một.
Nói tóm lại, Biden nên giữ vững lập trường chống lại các chiến thuật gây sức ép của Trung Quốc và tiếp tục gây sức ép để hành xử có đi có lại về kinh tế và an ninh. Nếu không, ông sẽ phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ các "hành vi săn mồi" của Bắc Kinh. Điều này sẽ làm tăng rủi ro ở châu Á và hơn thế nữa.
Đối với Triều Tiên, ông Biden sẽ phải đối mặt với một loạt các lựa chọn hạn chế hơn. Trong khi ông Trump chọn chiến lược tương tác trực tiếp với Kim Jong-un, được cho là gây chú ý nhưng ít có tác dụng.
Ông Biden có khả năng sẽ quay lại vị thế đàm phán truyền thống của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Nhưng với khả năng quốc phòng không thể phủ nhận của Bình Nhưỡng, ông sẽ phải quyết định liệu có chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia có khả năng hạt nhân hay không, từ đó đưa ra chiến lược an ninh để ngăn chặn và kiểm soát vũ kh hay phi vũ khí hóa.
Dù chọn con đường nào, thì ông Biden được cho là vẫn có thể sẽ phải đối mặt với sự khiêu khích của Triều Tiên, hoặc thậm chí, một cuộc khủng hoảng hoàn toàn ngay trong nhiệm kỳ của ông. Việc tăng cường tham vấn và hành động chặt chẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là yếu tố quan trọng, và Biden nên nắm bắt được khả năng dẫn dắt Tokyo và Seoul tiến tới các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, đồng thời chuẩn bị một loạt các phản ứng đáng tin cậy đối với bất kỳ hành động gây hấn nào của Triều Tiên.
Đặc biệt, bất kỳ ấn tượng nào về sự thiếu quyết đoán của chính quyền Biden đối với Triều Tiên, hoặc Trung Quốc cũng được cho là sẽ dẫn đến hành vi gây mất ổn định hơn trong khu vực quan trọng về mặt chiến lược nhất thế giới.
Ngoại trưởng Triều Tiên 4 tháng không xuất hiện, dấy đồn đoán bị thay thế Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon không xuất hiện suốt bốn tháng, dấy lên đồn đoán ông bị thay thế. Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, Ngoại trưởng Ri Son-gwon đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 8. Lần cuối cùng ông Ri xuất hiện công khai là tại một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng...