Lý do Bỉ không thể gửi bay chiến đấu F-16 cho Ukraine
Bỉ nhấn mạnh rằng nước này không thể gửi F-16 tới Ukraine ngay cả khi Mỹ “bật đèn xanh” để chuyển giao.
Bỉ cho rằng máy bay chiến đấu F-16 của họ đã cũ nên không thể gửi cho Ukraine. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo quân đội Bỉ đánh giá các máy bay F-16 của họ đang ở tình trạng kém và không thể gửi tới Ukraine, Trung tướng Frédéric Goetynck, người đứng đầu Tổng cục Nguồn lực Vật liệu Quốc phòng (DGMR) nước này ngày 4/9 cho biết.
“Không phải là chúng tôi không muốn, mà là vì máy bay của chúng tôi đã ngừng hoạt động, chúng đã quá cũ. Chúng tôi không thể gửi những chiếc máy bay này đến Ukraine khi mà bản thân chúng tôi không còn sử dụng”, ông Goetynck nêu rõ, lưu ý thêm những chiếc máy bay này đã bay quá nhiều giờ nên kết cấu của chúng đã bị hao mòn.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã tuyên bố vào tháng 2 năm nay rằng nước này sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine và điều này được Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder xác nhận vào tháng 5 vừa qua.
Trong khi Thủ tướng De Croo nhấn mạnh sự cần thiết của những chiếc máy bay này đối với quân đội Bỉ và NATO, Bộ trưởng Dedonder tuyên bố nước này không thể gửi F-16 tới Ukraine vì chúng “đã ở giai đoạn lão hóa”, ngay cả khi Mỹ “bật đèn xanh” để chuyển giao.
Video đang HOT
Tướng Goetynck cho biết thêm: “Bỉ đã gửi vũ khí, xe bọc thép Lynx và hơn 200 xe tải tới Ukraine, cũng như đạn dược, nhiên liệu và thiết bị y tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bỉ sẽ gửi những chiếc F-16 cũ tới Ukraine sau khi những chiếc F-35 đầu tiên được chuyển giao cho quân đội Bỉ”.
Ngoài viện trợ quân sự, Bỉ đã phê duyệt gói hỗ trợ mới nhất cho Ukraine vào tháng 6/2023, bổ sung 24 triệu euro vào số tiền 61,5 triệu euro mà Bỉ dành cho viện trợ vào năm ngoái.
Bên cạnh đó, Tướng Goetynck cũng thừa nhận rằng nước này “đang đạt đến giới hạn những gì có thể cung cấp cho Ukraine khi việc bổ sung đạn dược là một cơn ác mộng vốn phải mất nhiều năm”.
Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, kho đạn dược của Bỉ đã ở mức thấp. Ông Goetynck nói: “Để đưa lượng dự trữ của chúng tôi đạt tiêu chuẩn NATO, sẽ phải đầu tư ít nhất 7 tỷ euro. Trong 10 năm tới, con số này là 700 triệu euro mỗi năm. So với nguồn lực hiện tại của chúng tôi thì đó là rất lớn. Nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể khôi phục lại nguồn dự trữ của mình trong vòng 10 năm”.
Năm nay, chi tiêu quốc phòng của Bỉ đạt 1,21% GDP. Bỉ đã cam kết đáp ứng mục tiêu chi tiêu 2% của NATO. Để đạt được mục tiêu này, Bỉ sẽ tăng gấp đôi chi tiêu cho quân sự trong thập kỷ tới. Nhưng ông Goetynck phàn nàn rằng mặc dù chi tiêu quốc phòng đã tăng đáng kể trong những năm gần đây (so với 0,89% GDP năm 2019), nguồn tài trợ hiện tại sẽ không đủ cho nhu cầu của quân đội.
Hungary cảnh báo về tham vọng viện trợ Ukraine của EU
Trước thông tin EU lên kế hoạch thiết lập quỹ viện trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro cho Ukraine, quan chức ngoại giao Hungary cảnh báo điều này có thể sẽ chỉ kéo dài tình trạng chiến tranh ở Kiev.
Theo Reuters, Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell ngày 20/7 (giờ địa phương) đã đưa ra đề xuất về một quỹ viện trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro (22,4 tỷ USD) để thanh toán vũ khí, đạn dược và viện trợ quân sự cho Ukraine trong vòng 4 năm tới.
"Chúng tôi đã đề xuất thành lập một quỹ chuyên biệt thuộc Cơ chế Hòa bình Châu Âu (EPF) để cung cấp tới 5 tỷ euro mỗi năm trong 4 năm tới cho nhu cầu quốc phòng của Ukraine", ông Borrell thông tin tới phóng viên sau cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjarto Peter. Ảnh: AP
"Đây là đánh giá dựa trên nhu cầu và chi phí cho các cam kết an ninh lâu dài của chúng tôi với Ukraine", ông nói thêm.
Cơ chế Hòa bình Châu Âu (EPF), được thành lập vào năm 2021 nhằm tài trợ cho các hành động ngăn chặn xung đột, xây dựng hòa bình và củng cố an ninh quốc tế. Ban đầu EPF trị giá 5,7 tỷ euro, nhưng sau đó đã tăng lên 12 tỷ euro.
Cũng theo ông Borrell, các cuộc thảo luận chi tiết của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng EU về quỹ này sẽ diễn ra trong cuộc họp cấp bộ trưởng vào cuối tháng 8 tới tại Tây Ban Nha.
Song, không phải Ngoại trưởng EU nào cũng đồng thuận với đề xuất này.
Theo TASS, bình luận về cuộc họp vừa qua của các Ngoại trưởng EU, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjarto Peter nói: "Tóm lại, tôi có thể chia sẻ rằng họ không thực sự muốn nói về hòa bình. EU nói gì? Đó sẽ là vùng chiến sự [ở Ukraine] trong 4 năm".
Nhận định về khoản tài trợ lên tới 20 tỷ euro, quan chức Hungary cho rằng một đề xuất như vậy "thật sự gây sốc". "Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người sẽ chết trong 4 năm này, trong khi chúng tôi tài trợ cho việc cung cấp vũ khí với giá 20 tỷ euro", ông bày tỏ quan ngại.
Theo ý kiến của ông, 500 ngày qua đã chứng minh rằng cuộc xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trên chiến trường và càng có nhiều vũ khí được chuyển đến đó thì càng có nhiều người chết. "Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Brussels, Berlin, Paris và Washington mang lại hòa bình chứ không phải vũ khí cho quốc gia láng giềng của chúng tôi", ông Szijjarto nói.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 4/7, ông Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không đồng ý thông qua bất kỳ khoản viện trợ nào của EU cho Ukraine, trừ khi Kiev đưa Ngân hàng OTP của Hungary ra khỏi danh sách "tài trợ chiến tranh"
Tướng Không quân Mỹ cảnh báo kho dự trữ vũ khí của NATO thấp ở mức 'nguy hiểm' Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây. Binh sĩ Mỹ bắn tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phòng không. Ảnh: US Army Theo một chỉ huy hàng đầu của lực lượng Không quân Mỹ, kho dự trữ vũ...