Chuyên gia Nga đánh giá về việc Mỹ chấp thuận bán hệ tên lửa Arrow-3 của Israel cho Đức
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, một số quốc gia châu Âu đã nghiêm túc hơn nhiều trong việc chi cho quốc phòng của họ.
Tên lửa Arrow-3 của Israel khai hỏa. Ảnh: Jpost.com
Theo tờ Vedomosti (Nga), Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã phê chuẩn việc chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) Arrow-3 của Israel cho Đức với giá hơn 3,5 tỷ USD. Trong tương lai gần, Đức sẽ đảm bảo khoản tạm ứng 600 triệu USD cho nhà thầu để bắt đầu thực hiện đơn hàng. Thỏa thuận trên là lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực quốc phòng của Israel, theo Bộ Quốc phòng nước này.
Các chuyên gia nhận định với Vedomosti rằng hệ thống phòng thủ tên lửa không phải của châu Âu sẽ khiến Berlin tốn ít chi phí hơn khi vũ khí trong kho dự trữ của phương Tây đang giảm dần.
Video đang HOT
Mikhail Barabanov, nhà phân tích tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ, tổ chức tư vấn có trụ sở ở Moskva, đánh giá quyết định của Đức có ý nghĩa từ quan điểm kỹ thuật quân sự.
Ông Barabanov nói với Vedomosti: “Tất cả các dự án quốc phòng của châu Âu đều mất nhiều thời gian và tốn kém, nhưng ở đây chúng ta đang nói về việc mua một sản phẩm hoàn chỉnh. Việc Đức quyết định từ bỏ hợp tác với đối tác Pháp quen thuộc của mình trong một lĩnh vực quan trọng như hệ thống phòng thủ tên lửa làm dấy lên lo ngại về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo FCAS (Hệ thống Chiến đấu Không quân Tương lai) của châu Âu, hiện đang bị đình trệ”.
Theo ông Barabanov, Pháp và Đức hiện là một số nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, một chính sách đang dẫn đến sự cạn kiệt các kho vũ khí ở châu Âu. Do đó, nhu cầu sản xuất vũ khí mới đã làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các nhà thầu quốc phòng của hai nước.
“Một cuộc chạy đua vũ trang thông thường mới đang diễn ra ở châu Âu và không công ty quân sự châu Âu nào muốn nhường thị phần cho các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tổ hợp công nghiệp – quân sự châu Âu khó có thể đáp ứng nhu cầu của quân đội các nước thành viên EU: Cho đến nay, họ vẫn chưa thể thay thế Mỹ, quốc gia sản xuất nhiều loại vũ khí hơn”, chuyên gia Barabanov lưu ý.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra sự thiếu hụt hệ thống phòng không trên mặt đất, chẳng hạn như Patriot của Mỹ hay IRIS-T của Đức được phát triển gần đây, ở nhiều quốc gia phương Tây. Trong khi các hệ thống Patriot và IRIS-T có khả năng phòng thủ ở tầm trung, thì hệ thống Arrow-3 cung cấp khả năng phòng thủ ở tầm cao hơn.
Đại sứ Nga tại Washington nói Mỹ đang lún sâu vào cuộc đối đầu với Moskva
Khi bình luận về gói viện trợ quân sự mới của Mỹ dành cho Kiev, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cho rằng Mỹ đang lún sâu hơn vào cuộc đối đầu với Nga.
Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov. Ảnh: TASS
"Washington đang ngày càng lún sâu vào cuộc đối đầu với Nga, đồng thời sử dụng người Ukraine làm lực lượng ủy nhiệm. Họ gửi ngân sách và các lô vũ khí mới cho Kiev. Nhà Trắng rõ ràng không quan tâm đến sự sụt giảm nhanh chóng về mức độ ủng hộ cho chiến lược này trong xã hội Mỹ. Thay vào đó, họ hy vọng rằng cuộc xung đột sẽ tiếp diễn trong khoảng thời gian dài", hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Antono trên kênh Telegram của Đại sứ quán Nga.
Nhà ngoại giao Nga cũng chỉ ra rằng Washington không rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, dù điều đó đã phải trả giá quá đắt cho cả hai bên liên quan đến cuộc xung đột.
Trước đó, Mỹ đã phân bổ cho Ukraine gói vũ khí và thiết bị quân sự mới trị giá 200 triệu USD. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết gói viện trợ đặc biệt bao gồm các tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Patriot, đạn cho bệ phóng tên lửa HIMARS, hệ thống tên lửa chống tăng TOW và Javelin, 37 máy kéo, đạn pháo cỡ nòng 155 và 105 mm, đạn xe tăng cỡ 120 ly, hơn 12 triệu viên đạn súng ngắn và lựu đạn, phụ tùng, linh kiện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng từng nói rằng ông muốn Ukraine đánh bại Nga và đã cung cấp hàng tỷ USD vũ khí cho Kiev. Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã tránh chuyển giao cho Ukraine các vũ khí tầm xa hơn, do không muốn châm ngòi cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Moskva.
Trong diễn biến liên quan, Ukraine cho biết họ đã được được một số "thành công" trong việc đẩy lùi lực lượng Nga ở một phần phía đông nam.
Hôm 14/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar nói rằng dù cuộc phản công bị cản trở bởi các bãi mìn và tuyến phòng thủ vững chắc của Nga, song quân đội Ukraine đã đạt bước tiến quanh làng Staromaiorske, cách khu vực Donetsk do Nga kiểm soát khoảng 97 km về phía tây nam, và đang gây sức ép trên hai mặt trận ở phía nam.
Theo bà Hanna, quân đội Ukraine đã giành lại được gần 3,2 km2 trong tuần qua xung quanh thành phố Bakhmut phía đông, nơi các lực lượng Nga và Ukraine đã giao tranh gần 18 tháng.
Cách Nga vô hiệu hóa vũ khí phương Tây ở Ukraine Kỹ thuật đảo ngược giúp Nga phân tích, tìm ra điểm yếu của các vũ khí phương Tây, từ đó giúp Moscow đối phó với những vũ khí này trên chiến trường Ukraine. Một hệ thống phòng không Pantsir (Ảnh: Sputnik). "Đối thủ cũng sản xuất các thiết bị hiện đại. Nếu có cơ hội nhìn vào bên trong các loại vũ khí...