Lý do bạn không nên mang giày dép vào trong nhà
Vi khuẩn bám trên giày dép có thể gây hại cho đường tiêu hóa, nhất là với người có hệ miễn dịch kém như trẻ em và người già.
Theo Independent, giày dép dính nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi đi vào trong nhà, chúng sẽ mắc lại trên thảm và sàn nhà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nhiều người trong gia đình. Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi sinh vật học tại đại học Arizona, Mỹ, phát hiện một chiếc giày chứa hơn 420.000 loại vi khuẩn bên ngoài và gần 3.000 loại bên trong.
Tháo giày trước khi vào nhà để tránh mang những vi khuẩn gây bệnh vào trong nhà. Ảnh: KP
“Trong ngày, chúng ta bước lên những thứ như mặt đường, cây cỏ, sàn nhà vệ sinh công cộng và có thể là phân động vật. Những vi khuẩn bám vào giày là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ở mắt, phổi và dạ dày. Chúng có thể gây hại nhiều hơn cho người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em”, ông Gerba nhấn mạnh.
Loại đầu tiên là E.coli, một vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, chiếm 1/3 tổng số vi khuẩn trong giày. Chúng thường gây bệnh dạ dày và các vấn đề đường ruột dẫn đến sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng có thể gây viêm màng não.
Một loại vi khuẩn khác mà các nhà nghiên cứu tìm thấy làKlebsiella pneumoniae gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng về phổi và dẫn đến viêm phổi.Tỷ lệ tử vong do vi khuẩn này ở mức 50% và có thể 100% ở người nghiện đồ uống có cồn.
Michael Loughlin, giảng viên tại Đại học Nottingham Trent cho biết thêm vi khuẩn có hại Clostridium difficile được tìm thấy trong 25% giày của mọi người có thể gây ra bệnh viêm đại tràng.
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chà xát đôi giày trên tấm thảm có thể làm sạch chúng. Tuy nhiên, đó là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Cách tốt nhất hãy đặt một chiếc kệ giày gần cửa để tất cả mọi người khi vào nhà đều tự giác tháo ra. Sau đó, bạn nên rửa tay sạch sẽ. Mỗi ngày, hãy sử dụng thuốc khử trùng cho giày và giặt chúng 2 đến 3 lần một tuần.
“Tuân thủ những điều này, ngôi nhà của bạn sẽ sạch sẽ và lành mạnh hơn. Nếu bạn có con nhỏ, chúng có thể tha hồ vui chơi trên sàn nhà mà không cần phải lo lắng”, ông Loughlin nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
5 thứ bạn 'không nên chạm vào' khi đến bệnh viện
Đây đều là những nơi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và tất cả mọi người ra vào bệnh viện đều thường xuyên chạm vào những nơi này. Nếu chạm vào, bạn nên rửa tay thật sạch sau đó.
Tay vịn trên giường bệnh có thể là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn - SHUTTERSTOCK
Rèm quanh giường bệnh
Vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật gây bệnh khác có thể bám vào bất kỳ bề mặt nào. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Infection Control, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 18 tấm rèm che bao quanh giường bệnh trong vòng hai tuần, theo Reader's Digest.
Từ lúc mới làm sạch đến sau hai tuần, các tấm rèm này đã chứa đầy khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh Staphylococcus aureus (MRSA). Nó có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, từ nhiễm trùng da đến viêm phổi, viêm tủy xương, theo Reader's Digest.
Tay vịn trên giường bệnh
Vi khuẩn gây bệnh có thể sống nhiều tuần trên thép không gỉ và các bề mặt cứng khác trong bệnh viện. MRSA có thể sống trên đó đến một năm, trong khi những vi khuẩn như Clostridium difficile gây tiêu chảy có thể sống đến vài tháng.
Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều thường xuyên chạm vào tay vịn trên giường bệnh nên đó trở thành nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.
Vì vậy, mọi người khi nuôi bệnh người thân hãy lau tay vịn bằng nước khử trùng hằng ngày.
Nút bấm thang máy
Bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện và nhiều người khác thường xuyên sử dụng thang máy. Do đó, bất kỳ vi khuẩn gây bệnh nào họ tiếp xúc ở rèm cửa hay tay vịn giường đều có thể lây nhiễm sang các nút bấm thang máy.
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Antimicrobial Resistance & Infection Control, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 48 nút bấm thang máy khác nhau. Họ phát hiện 1/3 số đó xuất hiện khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA.
Ngoài ra, các nút thang máy này còn có vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy và Acinetobacter gây viêm phổi, viêm màng não, theo Reader's Digest.
Nút bấm thang máy là một trong những nơi ít được vệ sinh trong bệnh viện. Chúng thường không được vệ sinh hay khử trùng đúng mức nên có rất nhiều vi khuẩn trên đó.
Cách phòng ngừa tốt nhất là nên rửa tay sau khi chạm vào hoặc sử dụng khăn giấy hay khăn ăn để ấn nút khi dùng thang máy, các chuyên gia khuyến cáo.
Tay vịn ghế dành cho người khám bệnh
Tay vịn của những băng ghế dành cho người khám bệnh hay thân nhân người bệnh có thể chứa nhiều vi khuẩn Enterococci kháng kháng sinh. Chúng có thể khiến vết nhiễm trùng khó lành hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Reader's Digest.
Tay nắm cửa
Một vị trí không thể không nhắc đến khác là tay nắm cửa. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và mọi người lui tới bệnh viện đều thường xuyên chạm vào tay nắm cửa.
Các nghiên cứu cho thấy có đến 30% tay nắm cửa chứa khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA. Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là rửa sạch tay trước và sau khi đến bệnh viện, các chuyên gia cho biết.
Theo thanhnien
Làm ngay 6 cách đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh, nhất là trong thời tiết "ẩm ương" này Bạn có lo sợ mùa ốm bệnh sắp đến? Đừng dựa dẫm vào những cách chữa bệnh tức thì. Thay vào đó, hãy lựa chọn hướng tiếp cận chậm và chắc, có cơ sở khoa học vững vàng, trước hết là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Kiểm soát tốt nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh khác trong mùa...