Lý do Bắc Cực trở thành điểm nóng mới giữa các siêu cường

Theo dõi VGT trên

Khu vực Bắc Cực đang trở thành tâm điểm tranh giành ảnh hưởng giữa các siêu cường thế giới, khi các nguồn tài nguyên phong phú và tuyến đường chiến lược ở đây dần lộ diện.

Lý do Bắc Cực trở thành điểm nóng mới giữa các siêu cường - Hình 1
Tuyết bao phủ tại đảo Lofoten, Bắc Cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Ngoài Nga và Mỹ, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ cũng ngày càng thể hiện vai trò lớn hơn trong khu vực này.

Bắc Cực: Vùng đất của cơ hội và xung đột

Bắc Cực, vùng đất chưa được khai thác nhiều, nổi tiếng với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, khu vực này còn được coi là điểm nóng tiềm năng của các xung đột giữa các cường quốc lớn.

Nga từ lâu đã chiếm ưu thế ở Bắc Cực với sự hiện diện quân sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Bắc buộc Moskva phải gia tăng đáng kể năng lực quân sự tại đây. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các vấn đề Bắc Cực, còn Ấn Độ, dù cách xa địa lý, cũng không đứng ngoài cuộc.

Với việc Mỹ đối đầu ngày càng gay gắt với cả Nga và Trung Quốc, hai quốc gia này đã đẩy mạnh hợp tác tại Bắc Cực để đối trọng với Washington.

Tài nguyên và biến đổi khí hậu

Bắc Cực chiếm hơn 1/6 diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất, bao gồm vùng Bắc Cực và các dải băng dày đến 20 m. Theo ước tính, khu vực này chứa khoảng 22% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được khám phá trên toàn cầu, trong đó Nga sở hữu 52% và Na Uy nắm giữ 12%.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa toàn cầu và khí thải nhà kính đã khiến nhiệt độ tăng lên, dẫn đến băng tan nhanh chóng. Năm 2024, diện tích băng biển Bắc Cực chỉ còn 4,28 triệu km, thấp hơn 1,8 triệu km so với mức trung bình dài hạn. Nếu xu hướng này tiếp tục, Bắc Cực có thể hoàn toàn không có băng vào mùa hè năm 2040.

Băng tan không chỉ gây ra hiện tượng nước biển dâng, đe dọa các thành phố ven biển và các quốc đảo, mà còn mở ra cơ hội khai thác tài nguyên và phát triển các tuyến hàng hải chiến lược.

Thiếu vắng hiệp ước toàn cầu

Video đang HOT

Không giống như Nam Cực được quản lý bởi Hiệp ước Nam Cực năm 1959, Bắc Cực không có hiệp ước tương tự để đảm bảo các hoạt động hòa bình. Hội đồng Bắc Cực, thành lập năm 1996, gồm 8 quốc gia thành viên (Mỹ, Canada, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Nga) cùng với các quan sát viên, trong đó có Ấn Độ.

Nga và Mỹ từ lâu đã duy trì các căn cứ quân sự và hệ thống giám sát tại Bắc Cực, bao gồm cả năng lực răn đe hạt nhân. Trong khi Nga sử dụng tàu phá băng hạt nhân, Mỹ và Trung Quốc chỉ mới có hai tàu phá băng diesel.

Tuyến đường biển và tiềm năng kinh tế

Băng tan tại Bắc Cực mở ra ba tuyến đường biển quan trọng gồm:

Tuyến Đường biển Phía Bắc (NSR): Chạy dọc bờ biển Nga, giúp giảm khoảng cách từ Đông Á đến châu Âu từ 2000 km qua kênh đào Suez xuống còn 12.800 km, tiết kiệm 10-15 ngày vận chuyển.

Hành lang Tây Bắc (NWP): Kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua quần đảo Bắc Cực của Canada, tiềm năng rút ngắn quãng đường từ Trung Đông đến Tây Âu còn 13.600 km so với 24.000 km qua kênh đào Panama.

Tuyến đường biển xuyên Bắc Cực (TSR): Tuyến đường trung tâm Bắc Cực, nối eo biển Bering (là eo biển phân cách châu Á và Bắc Mỹ, nằm giữa mũi Dezhnev, điểm cực đông của châu Á và mũi Prince of Wales, điểm cực tây của châu Mỹ) với cảng Murmansk (Nga). Tuy nhiên, tuyến này còn phụ thuộc vào sự biến đổi khí hậu trong tương lai.

Chiến lược của Nga

Nga xem Bắc Cực là khu vực chiến lược, đóng góp khoảng 10% GDP và 20% kim ngạch xuất khẩu. Chính sách Bắc Cực 2035 của Nga nhấn mạnh quyền chủ quyền đối với NSR, trong khi Mỹ kêu gọi NSR trở thành tuyến đường quốc tế.

Nga đã tái kích hoạt các căn cứ quân sự thời Liên Xô và tăng cường đội tàu phá băng hạt nhân. Các nỗ lực này nhằm củng cố vị thế của Moskva trước sự cạnh tranh từ Mỹ và NATO.

Sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ

Trung Quốc, tự coi mình là “quốc gia cận Bắc Cực”, đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng tại đây.

Vào tháng 1/2018, Trung Quốc đã công bố báo cáo Chính sách Bắc Cực, nêu bật mối quan tâm của mình đối với các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cho mục đích nghiên cứu, quân sự và các mục đích khác.

Trung Quốc đầu tư nhiều hơn Mỹ vào nghiên cứu Bắc Cực và điều hành một Viện nghiên cứu Bắc Cực tại Thượng Hải. Trung Quốc sở hữu một đội tàu nghiên cứu và hai tàu phá băng MV Xue Long. Ngoài ra, Trung Quốc đã thành lập Trạm Bắc Cực Hoàng Hà vào năm 2004. Năm 2018, công ty COSCO Shipping Corporation Limited, có trụ sở tại Thượng Hải, đã thực hiện tám chuyến đi qua Bắc Cực giữa châu Âu và Trung Quốc.

“Con đường tơ lụa Bắc Cực” của Trung Quốc , được khởi động vào năm 2018 như một sáng kiến ​​chung với Nga, nhằm mục đích tăng cường kết nối trong khu vực. Giống như Nga, Trung Quốc cũng mong muốn triển khai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân ở Bắc Cực, trở thành quốc gia thứ hai làm như vậy. Tuy nhiên, Đan Mạch, được Mỹ khuyến khích, đã từ chối lời đề nghị của Trung Quốc về việc mua một căn cứ quân sự cũ ở Greenland và xây dựng một sân bay quốc tế tại đó.

Trong khi đó, Ấn Độ có trạm nghiên cứu “Himadri” tại Svalbard (Na Uy) từ năm 2008, đồng thời tham gia các dự án khí hóa lỏng ở Nga.

Chính sách Bắc Cực của Ấn Độ năm 2022 nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển bền vững và hợp tác quốc tế. New Delhi cũng đang đàm phán với Nga để xây dựng tàu phá băng tại Ấn Độ, nhằm tăng cường sự hiện diện ở khu vực này. Bắc Cực ngày càng trở nên quan trọng đối với New Delhi khi nước này tìm cách mở rộng các tuyến đường thương mại trên biển để tiếp cận nhiều thị trường hơn cho lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng của mình và đảm bảo tuyến đường vận chuyển dầu và các mặt hàng thiết yếu khác.

Cả Ấn Độ và Nga đều đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy Hành lang vận tải quốc tế Bắc Nam (INSTC) dài 7.200 km có thể vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu, giúp giảm đáng kể chi phí và thời gian, cũng như hành lang Chennai-Vladivostok, có thể trở thành một phần của NSR.

Những diễn biến gần đây cho thấy New Delhi đang thảo luận với Moskva về việc đóng tàu phá băng tại các xưởng đóng tàu của Ấn Độ, nhấn mạnh cam kết của Ấn Độ đối với hoạt động ở Bắc Cực và tiềm năng mở rộng hợp tác.

Ấn Độ cũng có thể khám phá các cơ hội khai thác ở khu vực Bắc Cực. Bất chấp những lời kêu gọi quốc tế rộng rãi về lệnh tạm dừng khai thác biển sâu.

Trò chơi lớn tại Bắc Cực

Cuộc đua tại Bắc Cực không chỉ dừng lại ở tài nguyên mà còn mở rộng sang các vấn đề chiến lược và địa chính trị. Khi Nga, Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, Ấn Độ với cách tiếp cận hợp tác có thể đóng vai trò cân bằng.

Với nguồn tài nguyên phong phú và tuyến đường chiến lược, Bắc Cực đang trở thành sân khấu cho cuộc chơi lớn của thế kỷ 21. Các quốc gia cần phối hợp để đảm bảo rằng khu vực này không biến thành điểm nóng xung đột, mà là nơi hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.

Khủng hoảng tàu phá băng: Nga đối mặt thách thức lớn ở Bắc Cực

Phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.

Khủng hoảng tàu phá băng: Nga đối mặt thách thức lớn ở Bắc Cực - Hình 1
Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga. Ảnh: Wiki

Nga, quốc gia sở hữu đội tàu phá băng lớn nhất thế giới, thường được xem là sẽ duy trì vị thế thống trị ở Bắc Cực. Tuy nhiên, phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.

Chúng không thể hỗ trợ các tàu hoạt động xa bờ biển Nga, khiến khả năng duy trì tuyến đường biển phía Bắc (NSR) quanh năm vẫn chưa được đảm bảo.

Các thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở phần phía Đông của tuyến đường và các khu vực xa hơn về phía Bắc, nơi đang lạnh đi thay vì ấm lên theo diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu. Điều này cản trở khả năng thương mại của Nga với Trung Quốc và làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Moskva đối với đáy biển giàu tài nguyên ở Bắc Cực.

Thiếu hụt tàu phá băng nước sâu ngày càng thể hiện rõ, dù Nga đã triển khai một chương trình đóng tàu phá băng hoành tráng. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga thừa nhận rằng chương trình này khó có thể sớm hiện thực hóa.

Phó Tư lệnh Hạm đội phương Bắc, Phó Đô đốc Oleg Golubyov, gần đây thừa nhận các tàu ở phía Đông Bắc Cực thường phải trôi dạt vào ban đêm để tránh băng hoặc nguy cơ mắc cạn ở các khu vực khảo sát chưa kỹ lưỡng.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Golubyov cho biết trong năm nay, các tàu thuộc quyền chỉ huy của ông đã gặp phải băng biển dày đặc ở vùng nước phí Đông Bắc Cực, giữa đảo Wrangel và lãnh thổ Nga, cũng như ở khu vực gần eo biển Bering. Không có tàu phá băng hỗ trợ, các tàu Nga buộc phải chờ hai trực thăng thám sát lộ trình an toàn vào ban ngày trước khi di chuyển.

Ông Golubyov nhấn mạnh rằng đây là giải pháp bất đắc dĩ và Moskva hy vọng sẽ vượt qua tình trạng này bằng cách đóng thêm tàu phá băng, bất chấp những dự đoán rằng biến đổi khí hậu có thể khiến nỗ lực này trở nên không cần thiết.

Tuy nhiên, các vấn đề lâu dài trong ngành đóng tàu của Nga, bao gồm tham nhũng, tác động của các lệnh trừng phạt và cắt giảm ngân sách do xung đột ở Ukraine, khiến Nga khó có thể xây dựng đủ số lượng tàu cần thiết.

Việc phát triển cơ sở hỗ trợ ven bờ dọc theo NSR cũng gần như ngừng lại. Điều này đã tạo ra một tình thế địa kinh tế và địa chính trị mới: dù Nga vẫn là quốc gia có nhiều tàu phá băng nhất, sự thống trị này ngày càng mang tính hình thức hơn là thực tế.

Ngoài ra, các nước như Mỹ, Canada, Phần Lan và Trung Quốc đang tích cực xây dựng đội tàu phá băng của riêng mình để đối phó với những khó khăn của Nga. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng năng lực đóng tàu phá băng, không chỉ về số lượng mà còn rút ngắn thời gian hoàn thiện mỗi tàu.

Moskva lo ngại rằng, trong tương lai, Trung Quốc có thể giành vị thế thống trị ở Bắc Cực, đẩy Nga vào thế yếu, nhất là khi các xưởng đóng tàu của Nga không thể đáp ứng nhu cầu.

Nga hiện không thể đảm bảo hoạt động ổn định qua vùng băng ở phí Đông Bắc Cực và điều này báo hiệu sự thay đổi lớn trong cán cân địa chính trị ở khu vực. Các chính phủ phương Tây sẽ buộc phải mở rộng đội tàu phá băng của mình nếu muốn đối phó hiệu quả với thách thức này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãiHàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi
18:54:44 09/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông TrumpTòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump
21:40:39 09/02/2025
Liên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyếnLiên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyến
22:09:03 08/02/2025
Lở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhấtLở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhất
22:02:04 08/02/2025
Tổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tớiTổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tới
21:58:21 08/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025

Tin đang nóng

Xác minh clip CSGT 'kẹp cổ' tài xế taxi công nghệ ở TPHCMXác minh clip CSGT 'kẹp cổ' tài xế taxi công nghệ ở TPHCM
15:16:59 10/02/2025
Lộ hợp đồng phân chia tài sản trước hôn nhân giữa Từ Hy Viên và chồng người Hàn, biệt thự 160 tỷ được chuyển cho mẹ vợ?Lộ hợp đồng phân chia tài sản trước hôn nhân giữa Từ Hy Viên và chồng người Hàn, biệt thự 160 tỷ được chuyển cho mẹ vợ?
15:17:28 10/02/2025
Mạng xã hội rúng động chuyện chàng trai làm 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầuMạng xã hội rúng động chuyện chàng trai làm 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầu
17:16:23 10/02/2025
Tìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn QuốcTìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc
20:16:03 10/02/2025
Tro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sauTro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sau
20:20:56 10/02/2025
Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?
20:32:55 10/02/2025
Người mẹ khóc nức nở trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì bị kẻ gian lấy mất 9,5 triệu đồngNgười mẹ khóc nức nở trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì bị kẻ gian lấy mất 9,5 triệu đồng
17:13:49 10/02/2025
Đã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chếtĐã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chết
20:42:59 10/02/2025

Tin mới nhất

Hàng loạt trường học ở Mỹ đóng cửa vì dịch cúm nghiêm trọng

Hàng loạt trường học ở Mỹ đóng cửa vì dịch cúm nghiêm trọng

21:26:05 10/02/2025
Nhiều trường học và thậm chí toàn bộ học khu thông báo đóng cửa phòng dịch cúm tại ít nhất 10 tiểu bang ở Mỹ, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia và Tennessee.
Tỉ phú Elon Musk không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk không định mua lại TikTok

21:18:18 10/02/2025
Tỉ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết chưa có ý định mua lại nền tảng mạng xã hội TikTok tại Mỹ, dù ông Trump từng vài lần đề cập khả năng này.
Bệnh lậu và giang mai gia tăng kỷ lục tại châu Âu, cảnh báo nguy cơ bùng phát

Bệnh lậu và giang mai gia tăng kỷ lục tại châu Âu, cảnh báo nguy cơ bùng phát

21:16:28 10/02/2025
Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới khu vực châu Âu (WHO Europe) đã cảnh báo về xu hướng giảm sử dụng bao cao su trong giới trẻ đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn.
EU tìm kiếm giải pháp thúc đẩy công nghiệp sạch và ứng phó với chính sách thương mại Mỹ - Trung

EU tìm kiếm giải pháp thúc đẩy công nghiệp sạch và ứng phó với chính sách thương mại Mỹ - Trung

21:13:36 10/02/2025
Cuộc họp dự kiến có sự tham gia của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, hóa chất và sản xuất - những ngành đang chịu tác động lớn từ biến động kinh tế toàn cầu.
Phản ứng mạnh từ các nước trước đe dọa thuế quan từ Mỹ

Phản ứng mạnh từ các nước trước đe dọa thuế quan từ Mỹ

21:11:44 10/02/2025
Theo những nguồn tin thân cận, nước này đang lập danh sách các tập đoàn công nghệ Mỹ có thể bị điều tra, với mục tiêu tạo ra lợi thế đàm phán trong các cuộc đối thoại thương mại với Mỹ.
Ông Kim Jong-un cáo buộc Mỹ, quyết phát triển lực lượng hạt nhân

Ông Kim Jong-un cáo buộc Mỹ, quyết phát triển lực lượng hạt nhân

20:50:45 10/02/2025
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 9.2 đưa tin ông Kim Jong-un đã có bài phát biểu trong chuyến thăm Bộ Quốc phòng Triều Tiên hôm 8.2, dịp kỷ niệm 77 năm thành lập lực lượng vũ trang nước này.
Thuế bổ sung của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ có hiệu lực

Thuế bổ sung của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ có hiệu lực

20:36:11 10/02/2025
Động thái này là một phần của các biện pháp nhằm đáp trả việc Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vốn có hiệu lực từ ngày 4/2.
Ecuador phải tổ chức vòng 2 bầu cử tổng thống

Ecuador phải tổ chức vòng 2 bầu cử tổng thống

20:27:27 10/02/2025
Trong khi đó, ông Leonidas Iza, ứng cử viên của Phong trào Thống nhất Đa dân tộc Pachakutik, xếp ở vị trí thứ 3 nhưng cách rất xa so với hai người đứng đầu do chỉ nhận được 5,04% số phiếu bầu chọn của cử tri.
Tổng thống Trump chỉ thị Bộ Tài chính Mỹ ngừng sản xuất đồng 1 xu

Tổng thống Trump chỉ thị Bộ Tài chính Mỹ ngừng sản xuất đồng 1 xu

20:23:34 10/02/2025
Giới phân tích cho rằng không rõ liệu Tổng thống Trump có đủ thẩm quyền để đơn phương loại bỏ đồng 1 xu hay không. Các thông số kỹ thuật về tiền tệ, bao gồm kích thước và hàm lượng kim loại của đồng xu phải do Quốc hội Mỹ đưa ra quyết đ...
Vụ nổ làm hư hỏng tàu chở dầu tại cảng của Nga

Vụ nổ làm hư hỏng tàu chở dầu tại cảng của Nga

20:21:00 10/02/2025
Vụ việc này có nét tương đồng với vụ chìm tàu hàng Ursa Major của công ty quốc phòng Nga Oboronlogistics trên Địa Trung Hải hồi tháng 12/2024, khi truyền thông Nga cáo buộc tàu này bị thiết bị bay không người lái tấn công.
Trung Quốc miễn thị thực cho đoàn du khách các nước ASEAN tới Tây Song Bản Nạp

Trung Quốc miễn thị thực cho đoàn du khách các nước ASEAN tới Tây Song Bản Nạp

19:44:59 10/02/2025
Theo lãnh đạo Cục quản lý Di dân quốc gia Trung Quốc, chính sách miễn thị thực nói trên là biện pháp quan trọng nhằm mở rộng việc mở cửa độc lập một cách có trật tự và hỗ trợ Vân Nam xây dựng trung tâm lan tỏa hướng về Nam Á và Đông Nam...
DeepSeek trả lời không nhất quán về nguồn gốc kimchi

DeepSeek trả lời không nhất quán về nguồn gốc kimchi

19:39:53 10/02/2025
Nhưng khi được hỏi cùng một câu hỏi bằng tiếng Trung, DeepSeek khẳng định: Nguồn gốc không phải là Hàn Quốc, mà là Trung Quốc . Đến khi đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, DeepSeek lại hồi đáp: Nó có liên quan đến Hàn Quốc".

Có thể bạn quan tâm

Sỹ Luân tiết lộ cuộc sống tuổi 43, nói về nghề sau biến cố

Sỹ Luân tiết lộ cuộc sống tuổi 43, nói về nghề sau biến cố

Tv show

21:26:57 10/02/2025
Làm khách mời trong Tỏa sáng sao đôi , ca nhạc sĩ Sỹ Luân có những tiết lộ về bản thân, đồng thời nhắn nhủ đến thế hệ trẻ về câu chuyện làm nghề.
Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex

Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex

Pháp luật

21:16:00 10/02/2025
Đại ca giang hồ Bình Kiểm huy động đàn em thực hiện kế hoạch bắt cóc người mẫu, ca sĩ để cưỡng ép quay clip sex, đăng tải trên các trang web khiêu dâm.
'Thánh ăn Nhật Bản' giải nghệ ở tuổi 40

'Thánh ăn Nhật Bản' giải nghệ ở tuổi 40

Netizen

21:12:24 10/02/2025
Thánh ăn Nhật Bản - được mệnh danh có dạ dày không đáy, từng ăn 600 miếng gà rán cùng lúc, quyết định giải nghệ và ở nhà chăm thú cưng.
Sau Tết, nữ sinh ở Bạc Liêu "mất tích" bí ẩn nhiều ngày

Sau Tết, nữ sinh ở Bạc Liêu "mất tích" bí ẩn nhiều ngày

Tin nổi bật

21:10:59 10/02/2025
Ngày 9-2, ông Trần Văn Quấn (36 tuổi; ngụ xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) cho biết đã trình báo lên các cơ quan chức năng để nhờ tìm kiếm cháu gái của ông là T.T.T (17 tuổi, học sinh lớp 8) đã mất tích từ nhiều ngày nay.
'Đèn âm hồn' dẫn đầu phòng vé vướng nghi vấn đạo nhái, đạo diễn nói gì?

'Đèn âm hồn' dẫn đầu phòng vé vướng nghi vấn đạo nhái, đạo diễn nói gì?

Hậu trường phim

21:07:19 10/02/2025
Hoàng Nam khẳng định khi thực hiện Đèn âm hồn , anh mong muốn giới thiệu đến khán giả về văn hóa Việt nên không có chuyện đạo nhái từ tác phẩm nước ngoài.
Cay đắng cho Son Heung-min

Cay đắng cho Son Heung-min

Sao thể thao

21:05:56 10/02/2025
Rạng sáng 10/2, Tottenham thua Aston Villa với tỷ số 1-2 ở vòng 4 FA Cup. Kết quả khiến Spurs bị loại khỏi đấu trường này. Chỉ trong vòng ít ngày, thầy trò HLV Ange Postecoglou nói lời chia tay với hai giải đấu quốc nội
Thấy con cháu về chơi, bố chồng vội mang con tôm hùm xuống bếp giấu, trước lúc mất ông để lại lời trăng trối làm tôi ân hận

Thấy con cháu về chơi, bố chồng vội mang con tôm hùm xuống bếp giấu, trước lúc mất ông để lại lời trăng trối làm tôi ân hận

Góc tâm tình

20:53:02 10/02/2025
Hận bố không cho ăn tôm hùm, 9 năm sau chúng tôi phải hối hận tột cùng. Vợ chồng tôi được bố mẹ cho ăn học tử tế, đều có bằng đại học nhưng sau đó cất kỹ trong tủ và đi làm công nhân.
Không nhận ra MIN sau thời gian ở ẩn

Không nhận ra MIN sau thời gian ở ẩn

Nhạc việt

20:48:41 10/02/2025
Sống mũi được cho là cao hơn bất thường, làn da căng bóng và biểu cảm có phần cứng đơ là nhận định của cư dân mạng về diện mạo mới của MIN sau thời gian cô ở ẩn.
Đã đến lúc Sơn Tùng M-TP thấy khó khăn, phải "cầu cứu" fan girl may mắn

Đã đến lúc Sơn Tùng M-TP thấy khó khăn, phải "cầu cứu" fan girl may mắn

Phong cách sao

20:42:48 10/02/2025
Sáng 7/2 (Mùng 10 âm lịch), Sơn Tùng M-TP đăng tải bộ ảnh mới ngoài trời, vẫn với thần thái ngôi sao và vẻ điển trai rạng ngời bài đăng của nam ca sĩ ngay lập tức nhận được tương tác khủng.
Park Min Young gặp đối thủ, ngôi "đệ nhất thư ký" khả năng sẽ lung lay?

Park Min Young gặp đối thủ, ngôi "đệ nhất thư ký" khả năng sẽ lung lay?

Người đẹp

20:34:23 10/02/2025
Bua Nalinthip - nữ diễn viên người Thái lại nhận được sự yêu thích từ cộng đồng mạng với nhan sắc và khí chất không hề thua kém Park Min Young khi hóa thân vào nhân vật thư ký Kim .
Điều tra khẩn nam diễn viên hành hung người ở quán bar: Nạn nhân liên tục bị đánh vào đầu, lăng mạ, chửi bới

Điều tra khẩn nam diễn viên hành hung người ở quán bar: Nạn nhân liên tục bị đánh vào đầu, lăng mạ, chửi bới

Sao châu á

20:32:49 10/02/2025
Trưa 10/2, tờ Osen đưa tin, nam diễn viên kiêm đạo diễn nổi tiếng Hàn Quốc Yang Ik Joon đã bị cảnh sát điều tra với cáo buộc đánh người, khiến cộng đồng mạng không khỏi phẫn nộ.