Lý do Alexa của Amazon thua kém Siri của Apple
Nếu không thể thoát khỏi một chiếc loa thông minh nhàm chán và phát triển một hệ sinh thái như iPhone, trợ lý ảo Alexa của Amazon sẽ không thể tạo ra doanh thu.
Siri sở hữu một hệ sinh thái hỗ trợ mạnh mẽ. Ảnh: LinkedIn.
Khi được ra mắt vào năm 2014, Alexa được Amazon kỳ vọng sẽ trở thành “máy tính của tương lai” và “tương lai của mọi nhà”. Nhưng đến nay, trợ lý ảo này vẫn chưa đạt kỳ vọng của hãng công nghệ, thua lỗ hơn 10 tỷ USD đầu tư chỉ trong năm nay.
Đây là một con số khổng lồ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao dốc hiện nay. Alexa được Amazon ưu ái vì là một trong những dự án phát triển nhanh nhất, có thể trực tiếp đối đầu với Google Assistant của Google hay Siri của Apple.
Nước cờ sai lầm của Amazon
Ban đầu, Alexa rất có tiềm năng, thậm chí từng vượt mặt Google Assistant và Siri với công nghệ tân tiến và cách thức tiếp cận người dùng khác biệt. Trợ lý ảo của Amazon đã đi vào đời sống của hàng triệu hộ gia đình nhờ bộ loa giá rẻ của hãng.
Nhưng vấn đề đã xảy ra khi Amazon tìm cách để khách hàng mua hàng trên nền tảng với Alexa nhằm biến trợ lý ảo thành một công cụ sinh lời. Gã khổng lồ thương mại Mỹ kỳ vọng người dùng sẽ đặt hàng thông qua trợ lý ảo Alexa bằng loa thông minh Echo. Nhưng thực tế lại không mỹ mãn như những gì Amazon dự tính.
Video đang HOT
Amazon đang thua lỗ với Alexa. Ảnh: Bloomberg.
Với một chiếc loa thông minh, người dùng có thể sử dụng trợ lý ảo để thực hiện các tác vụ cơ bản như nghe nhạc, tìm kiếm… nhưng sẽ không mua sắm trên Amazon. Theo BGR, mua hàng bằng giọng nói không cho ra một trải nghiệm tốt vì người dùng thích xem, đọc đánh giá, tìm kiếm những sản phẩm tương tự và cầm tận tay hơn là chỉ nghe qua trợ lý ảo.
Mặc dù ra lệnh bằng giọng nói trên Alexa hoạt động tốt hơn Siri ở một số trường hợp, trợ lý ảo của Apple vẫn mang tính thực dụng. Siri xuất hiện mọi lúc mọi nơi từ các thiết bị bỏ túi nhỏ gọn như iPhone, AirPods, đến đa dạng sản phẩm hơn bao gồm Apple Watch, iPad và Mac. Mang theo iPhone, iPad mỗi ngày tức là người dùng sẽ ra lệnh bằng giọng nói cho Siri mỗi ngày và nó sẽ ngày càng tiến hóa và nhanh chóng vượt lên Alexa.
Do đó, Alexa ngày càng mất vị thế cạnh tranh với Google và Apple. Ở thị trường Mỹ, Google Assistant là trợ lý ảo phổ biến nhất với 81,5 triệu người dùng, theo sau là Siri với 77,6 triệu người. Trong khi đó, Alexa chỉ đứng thứ ba khi có 71,6 triệu người sử dụng, theo số liệu của Insider Intelligence.
Lượng người dùng Alexa thua kém Google Assistant và Siri. Ảnh: Bloomberg.
Chính nhân viên Amazon cũng tỏ ra bất mãn với kế hoạch phát triển Alexa của cấp trên. Nhiều người đổ lỗi nguyên nhân thất bại là vì Amazon không cố gắng bán nhiều sản phẩm mà chỉ quan tâm đến kích cầu tiêu dùng.
“Không có định hướng cụ thể nào cho sản phẩm này. Chúng tôi chẳng biết mình đang làm gì? Trở thành sản phẩm tốt nhất hay rẻ nhất? Ngay cả điều này cũng không rõ ràng thì Alexa cũng chỉ trở thành một mớ hỗn loạn mà thôi”, một nhân viên nói.
Tiềm năng của Siri
Trong khi đó, Siri của Apple lại có nhiều tiềm năng phát triển hơn hẳn. Trong lúc Amazon đang phải tái cấu trúc mảng phát triển trợ lý ảo, Apple lại rất tự tin với Siri của mình. Trợ lý ảo của Táo khuyết sở hữu một hệ sinh thái mà Alexa không thể có được. Alexa không được một thiết bị được cả thế giới sử dụng như iPhone hậu thuẫn.
Bên cạnh đó, Apple còn đang trù tính cho một sản phẩm tương lai, có thể thay thế iPhone: thiết bị thực tế hỗn hợp. Bộ kính VR/AR này sẽ trở thành tương lai của công nghệ, biến giọng nói trở thành cách thức quan trọng để tương tác với các thiết bị đeo thông minh thay vì cử chỉ vật lý như hiện nay.
Khi thiết bị thực tế hỗn hợp ra mắt trong vài năm tới, người dùng sẽ có thể “đeo” cả một chiếc iPhone trên mặt. Lúc này, điều khiển bằng giọng nói sẽ trở thành một tính năng bắt buộc. Người dùng không có màn hình để nhấn chạm như trên iPhone, iPad.
Kính thực tế hỗn hợp sẽ là tương lai cho Siri. Ảnh: BGR.
Thay vào đó, đồ họa, hình ảnh kỹ thuật số hiển thị trước mắt và trở thành một phần của cuộc sống con người. Bộ kính thực tế ảo có thể theo dõi ánh nhìn của người dùng và diễn giải cử chỉ của họ thành tương tác với các thiết bị kỹ thuật số. Khi đó, Siri của Apple sẽ trở thành vật dụng không thể thiếu, giúp người dùng điều khiển mọi ứng dụng chỉ bằng giọng nói.
Do đó, Siri sẽ không gặp tình trạng giống như Alexa. Dù chịu lỗ, Apple cũng cần phát triển Siri cho những công nghệ trong tương lai, thay thế iPhone. Về phần Google, BGR cho rằng chắc hẳn họ cũng sẽ làm điều tương tự với Google Assistant. Nhưng Alexa vẫn chưa có một thiết bị hỗ trợ mạnh mẽ như iPhone, iPad. Nếu không thể thoát khỏi một chiếc loa thông minh nhàm chán, trợ lý ảo của Amazon sẽ không thể tạo ra doanh thu, BGR nhận định.
'Hey Siri' sắp không khởi động được trợ lý ảo của Apple, vì sao?
Thông tin nói trên được nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, người thường xuyên tung các thông tin rò rỉ từ trong nội bộ Apple đưa ra.
Theo ông Gurman, Apple đang tìm cách thay đổi khẩu lệnh kích hoạt trợ lý ảo Siri từ "Hey Siri" thành chỉ "Siri". Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ cần nói "Siri" và đó là lệnh để kích hoạt trợ lý ảo trên các thiết bị của Apple.
Cũng theo ông Gurman, Apple đã làm việc trên tính năng này trong vài tháng qua và dự kiến sẽ tung ra vào năm sau hoặc vào năm 2024.
Công việc này được đánh giá là phức tạp do trợ lý ảo sẽ cần hiểu 1 từ duy nhất với nhiều thanh điệu và ngôn ngữ khác nhau - trong khi cụm từ cũ "Hey Siri" gồm 2 từ và làm tăng cơ hội cho Siri tiếp nhận nó.
Hình minh họa (Nguồn: Alex Castro/The Verge).
Lý do Apple phải nâng cấp tính năng này là để giúp Siri có thể theo kịp với trợ lý ảo Alexa của Amazon - hãng này đã cho phép người dùng kích hoạt trợ lý ảo chỉ bằng "Alexa" thay vì "Hey Alexa".
Nó cũng sẽ đưa Siri đi trước trợ lý ảo của Google một bước - khi Google Assistant yêu cầu các khẩu lệnh "Ok Google" hoặc "Hey Google" để kích hoạt nó (mặc dù bạn không phải lặp lại từ đánh thức khi nói các lệnh quay lại).
Trước xu hướng này, Microsoft cũng đã chuyển từ "Hey Cortana" sang "Cortana" trên loa thông minh của họ - trước khi khai tử trợ lý ảo nói trên.
Khẩu lệnh kích hoạt ngắn hơn không phải là thay đổi duy nhất được mong đợi từ Siri.
Theo Gurman, Apple có thể tích hợp thêm Siri vào các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba, đồng thời thực hiện một số cải tiến đối với khả năng hiểu và xử lý yêu cầu của người dùng.
Apple gần đây cũng đã thực hiện một số chỉnh sửa nhỏ, thêm một số giọng nói và âm thanh kích hoạt Siri mới .
Amazon tiến hành những bước đầu tiên trong kế hoạch sa thải 10.000 việc làm Ngày 16/11, tập đoàn thương mại điện tử Amazon cho biết họ đã sa thải một số nhân viên trong bộ phận thiết bị. Một chi nhánh của Amazon tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN Động thái này nằm trong kế hoạch cắt giảm khoảng 10.000 việc làm của Amazon, bao gồm cả bộ phận bán lẻ và nguồn nhân lực. Đây...