Lưu ý quan trọng cho chị em khi “dọn” vùng kín kẻo rước bệnh vào người
“Dọn dẹp” vùng kín nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc đó.”Dọn cỏ” vùng kín không đúng cách, hàng loại hậu quả khó lường
Vào độ tuổi dậy thì, hormone androgen từ buồng trứng hoặc tuyến thượng thận tiết ra sẽ dẫn đến mọc lông ở vùng kín. Đây là quy luật hoàn toàn tự nhiên bởi nó sẽ giúp bảo vệ “cô bé” của bạn.
Tuy nhiên, ở một số người, lông ở khu vực này rất rậm rạp, gây bí hơi, tăng độ ẩm và vi khuẩn cũng dễ sinh sôi. Khi đó, việc “dọn cỏ” lại trở nên cần thiết. Vấn đề nằm ở chỗ không phải ai cũng thực hiện đúng cách, dẫn đến những ảnh hưởng không tốt như:
- “Cô bé” không được bảo vệ tối ưu: Chúng ta đều biết lông ở khu vực vùng kín có tác dụng bảo vệ “cô bé”. Thế nên khi dọn sạch, lớp da mỏng manh này khó thích ứng và dễ bị tổn thương hơn, nhất là trong quá trình vận động, đi lại, chạy nhảy hoặc cọ sát với quần áo, yên xe, ghế ngồi… Nó sẽ dẫn đến hậu quả là “cô bé” dễ bị kích ứng nổi mẩn đỏ, đau rát…
- Vùng kín dễ bị viêm nhiễm: Vì đã mất đi lớp bảo vệ, thế nên “cô bé” cũng dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn từ ngoài xâm nhập gây bệnh hơn. Chưa kể tới tình trạng bị xây xát thì tình trạng viêm nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn.
“Dọn cỏ” vùng kín như thế nào mới đúng cách?
Để “dọn dẹp” vùng kín khỏi rậm rạp mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện bảo vệ, hãy lưu ý những điều dưới đây:
Video đang HOT
- Không nên dọn sạch hoàn toàn: Chúng ta chỉ nên dọn bớt đi phần rậm rạp chứ tuyệt đối không được dọn sạch hoàn toàn lông ở vùng kín bởi như vậy sẽ làm mất đi hàng rào bảo vệ “cô bé”.
- Việc cắt tỉa lông vùng kín cần hết sức khéo léo: Vì đây là bộ phận vô cùng nhạy cảm nên chỉ một sai lệch nhỏ cũng có thể dẫn đến tổn thương, gây đau và còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn, công, gây bệnh.
- Tuyệt đối không dùng các sản phẩm tẩy lông, wax lông không rõ nguồn gốc: Phần da ở vùng kín rất nhạy cảm, chưa kể tới việc nếu bạn dùng các sản phẩm chứa hoá chất, chất gây hại thì còn có thể gây kích ứng, sưng tấy da, ảnh hưởng tới vùng bên trong.
Theo afamily.vn
5 căn bệnh tiềm ẩn khiến cơ thể hay mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi cả ngày có thể được cho là do làm việc quá nhiều, hoặc đơn giản là cảm giác lười biếng hơn thường ngày.
Suy tim có thể khiến cơ thể mệt mỏi cả ngày - SHUTTERSTOCK
Thế nhưng, nguyên nhân khiến mệt mỏi cũng có thể vì các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
Những vấn đề sức khỏe có thể khiến cơ thể mệt mỏi cả ngày gồm:
Thiếu máu
Khi một người đến gặp bác sĩ và phàn nàn rằng họ thường xuyên bị mệt mỏi, những thứ đầu tiên cần phải làm là xét nghiệm máu để xem họ có thiếu máu hay gặp vấn đề về tuyến giáp hay không, Reader's Digest dẫn lời bác sĩ người Mỹ Amy Shah.
Thiếu máu sẽ khiến máu không mang đủ ô xy đến những phần còn lại của cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là thiếu sắt. Thiếu máu cũng khiến cơ thể cảm thấy lạnh, chóng mặt, dễ bực dọc và đau đầu, ông cho biết.
Tiền tiểu đường hoặc tiểu đường
Khi lượng đường trong máu cao, lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng và khiến các tế bào không thể nhận đủ ô xy và chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
Mức đường huyết thấp gây cảm giác mệt mỏi do không cung cấp đủ năng lượng cho tế bào hoạt động. Trong khi đó, mức đường huyết cao lại khiến mạch máu dễ bị viêm. Tình trạng viêm kéo dài cũng gây mệt mỏi, các nghiên cứu phát hiện.
Nhạy cảm với thức ăn
Nhạy cảm với một loại thực phẩm nào đó cũng khiến cơ thể bị dị ứng, nổi mẩn, cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ hay đầy hơi. Cách tốt nhất là loại bỏ các món mà cơ thể nhạy cảm ra khỏi khẩu phần, các chuyên gia khuyến cáo.
Tuyến thượng thận
Cảm giác mệt mỏi kéo dài cũng có thể do suy tuyến thượng thận hoặc rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này xảy ra khi tuyến thượng thận không tiết ra đủ hoóc môn để cơ thể hoạt động tốt, theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận (Mỹ).
Mất cân bằng nội tiết có thể xảy ra do cơ thể đang chịu nhiều căng thẳng. Nguyên nhân là những áp lực trong cuộc sống, các vấn đề gia đình, công việc, thiếu ngủ, tập luyện quá mức, nghiện rượu hay ma túy.
Những trường hợp trên sẽ đẩy hoóc môn căng thẳng lên cao và cuối cùng khiến cơ thể kiệt sức, theo Reader's Digest.
Suy tim
Khi bị suy tim, tim sẽ không đáp ứng được nhu cầu lưu thông máu của cơ thể. Máu sẽ được ưu tiên chảy đến những cơ quan quan trọng của cơ thể và giảm lưu lượng đến nhưng cơ quan ít quan trong hơn như cơ chân.
Do đó, ngay cả những hoạt động thường ngày cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
"Stress" gây hại cho sức khỏe như thế nào? Cuộc sống hiện nay gây quá nhiều áp lực cho con người. Buổi sáng mở mắt ra là không biết bao nhiêu căng thẳng bao trùm. Sống trong trạng thái "stress" như vậy, chúng ta sẽ đánh mất chất lượng cuộc sống và bệnh tật không sớm thì muộn sẽ ùa về, tấn công cơ thể của chúng ta, đôi khi rất tàn...