Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo được coi là bệnh phụ khoa thông thường nhưng không có nghĩa là có thể điều trị dễ dàng.
Viêm âm đạo do nấm Candida: Vì sao hay tái phát?
Nhiễm nấm âm đạo được coi là bệnh phụ khoa thông thường nhưng không có nghĩa là có thể điều trị dễ dàng, nhiều trường hợp dễ tái diễn phức tạp đòi hỏi thầy thuốc cần có sự hiểu biết để có thể sử dụng thuốc một cách tinh tế, thích hợp cho từng nguyên nhân cũng như tư vấn để giúp bệnh nhân biết cách phòng ngừa.
Bệnh viêm âm hộ – âm đạo do nấm được phân loại như sau:
Loại không phức tạp, không thường xuyên xảy ra và loại từ nhẹ đến trung bình, có thể do nấm Candida albicans và ở những phụ nữ không có tổn thương về chức năng miễn dịch.
Loại phức tạp, dễ tái diễn hoặc nặng hoặc không do nấm Albicans hoặc ở phụ nữ có chức năng miễn dịch bị tổn thương.
Điều trị các thể viêm âm hộ – âm đạo do nấm:
Viêm âm hộ – âm đạo tái diễn:
Khi có từ 4 đợt viêm trong 1 năm.
Video đang HOT
Liệu pháp tại chỗ trong 7 – 10 ngày (clotrimazole hay miconazole) hoặc fluconazole uống, gồm 3 liều, mỗi liều cách nhau 3 ngày (ngày 1, 4 và 7). Liều duy trì: fluconazole mỗi tuần, trong 6 tháng.
Viên nang boric acid: Có thể dùng để điều trị viêm âm đạo do nấm tái diễn và khó chữa. Viên nang đặt âm đạo hàng ngày cho đến khi nuôi cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính (10 – 14 ngày). Không dùng cho trẻ em. Với nhiễm nấm âm đạo tái diễn, lúc đầu điều trị duy trì bằng thuốc đặt tại chỗ cách nhật, sau đó giảm liều, mỗi tuần chỉ 2 lần.
Có nhiều loại thuốc đặt âm đạo khác nhau, cần sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Viêm âm hộ – âm đạo nặng:
Liệu pháp tại chỗ trong 7 – 14 ngày với nhóm thuốc có azole: butoconazole, clotrimazole, miconazole hay terconazole hoặc fluconazole uống, sau 72 giờ uống thêm 1 liều nữa. Cũng có thể dùng thêm mỡ nystatin hay mỡ steroid liều thấp.
Viêm âm hộ – âm đạo không do nấm Albican:
Liệu pháp không có fluconazole trong 7 – 14 ngày. Dùng viên nang chứa boric acid đặt âm đạo, 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày.
Viêm âm hộ – âm đạo ở bệnh nhân có hệ miễn dịch kém:
Liệu pháp tại chỗ 7 – 14 ngày.
Viêm âm hộ – âm đạo ở phụ nữ có thai:
Thuốc đặt tại chỗ 7 ngày. Chống chỉ định dùng fluconazole.
Ticonazole thuốc kháng nấm phổ rộng. Thuốc mỡ 6,5%, đưa vào âm đạo 1 lần. Không dùng cho trẻ em.
Ngoài ra, hỗ trợ điều trị bằng:
Chế độ ăn: Bổ sung acidophillus (một loại men có trong sữa chua) có thể giúp phòng ngừa viêm âm đạo, nhất là khi bệnh nhân dùng kháng sinh.
Lối sống: Kiêng quan hệ tình dục và không thụt rửa âm đạo cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Quan hệ tình dục có bảo vệ (dùng bao cao su) cho đến khi khỏi hẳn.
BS. Xuân Anh
Theo SKĐS
5 bài thuốc trị viêm mũi
Viêm mũi teo còn gọi là viêm mũi thối hoặc trĩ mũi, Đông y gọi là "tị cả" (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mãn tính đặc thù tiến triển chậm.
Thường xảy ra nhiều ở nữ giới, triệu chứng tăng nặng trong thời kỳ có thai hoặc kinh nguyệt. Đặc điểm của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, khô, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, gây ra triệu chứng tắc mũi. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số liệu pháp điều trị căn bệnh này.
Nội trị liệu pháp
Bài 1: Đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 2: Mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 3: Sa sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phòng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.
Bài 4: Cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.
Bài 5: Sa sâm 20g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g, sắc nước uống, giúp ra mồ hôi giải nhiệt làm nhẹ người, trị viêm mũi teo do âm hư.
Bài 6: Thược dược 6g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 6g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 3g, đan bì 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống.
Bài 7: Nam sa sâm 15g, thạch cao sống 15-30g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 8: Rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc. Ngày 1 thang.
Bài 9: Sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g. Sắc nước uống ngày 1 thang, trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một đợt khác.
Đồ dược liệu pháp
Bài 1: Giã tỏi lọc lấy nước, bôi vào trong xoang mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi teo.
Bài 2: Mật ong tươi (chưa pha chế), rửa hố mũi bằng nước ấm, sau đó dùng tăm bông tiệt khuẩn chấm thuốc bôi vào bên trong hốc mũi, ngày bôi 3 lần cho đến khi hết bệnh.
Mạch môn đông.
Xuy dược liệu pháp (thổi thuốc)
Bài 1: Hoàng bá 15g, minh hồng hoàng (đá hồng hoàng, có màu hồng đỏ) 6g, tinh dầu bạc hà 3g, tất bát (lá lốt) 6g. Tất cả nghiền bột, đựng trong bình kín. Khi dùng lấy 1 ít thuốc thổi vào trong mũi, sau khi thổi nước mắt nước mũi chảy ra khiến mũi thông thoáng. Ngày làm 1-2 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày, cách nhau 2 ngày.
Bài 2: Long não 2 g, cuống dưa 14 cái.
Cách dùng: Nghiền bột, đựng trong bình kín. Thổi một ít vào mũi, trị chứng mũi khô không chảy nước.
Bài 3: Ngũ cốc trùng 12g, cánh hoa mộc lan 5g, bạch chỉ 6g, vu hoa 3g, long não 3g, băng phiến 3g.
Cách dùng: Sấy khô 4 vị thuốc đầu (ngũ cốc trùng, cánh hoa mộc lan, bạch chỉ, vu hoa) nghiền thành bột chung với long não và băng phiến đựng trong bình kín. Thổi vào mũi bằng ống thổi ngày 3 lần, mỗi bên mũi 1 lần, trị viêm mũi teo, điều trị liên tục trong 3-5 tuần.
Bạch môn đông
Trích dược liệu pháp (nhỏ thuốc)
Bài 1: Dầu thương nhĩ tử, nhỏ mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi teo, khô.
Bài 2: Dầu vừng 100g, đun nhỏ lửa, để sôi 15 phút lấy xuống để nguội, đựng trong bình kín, mỗi ngày nhỏ mũi vài lần.
Bài 3: Dầu vừng 150g, hoàng liên 10g, ngâm hoàng liên với dầu vừng 7 ngày, sau đó gạn bỏ cặn, nhỏ dung dịch thuốc mũi ngày 4 lần.
Bài 4: Mật ong 10g, bạch cúc hoa 20g. Chưng mật ong với hoa cúc 2 giờ, lọc bỏ cặn, nhỏ mũi ngày vài lần.
Bài 5: Thương nhĩ tử 160g, tân di (mộc lan) 160g, dầu vừng 1.000ml. Đun nóng dầu vừng, bỏ thương nhĩ tử và tân di ngiền nhỏ vào ngâm 24 giờ. Tiếp theo sắc còn 800ml, để nguội, lọc cặn đựng trong bình, ngày nhỏ mũi 3 lần, trong 30 ngày, trị viêm mũi mạn tính, viêm mũi teo.
Bài 6: Cam thảo tươi 30g, sinh địa hoàng 30g, địa cốt bì 30g, sắc đặc làm dung dịch nhỏ mũi ngày nhỏ 3 lần, trị chứng khô ngẹt mũi, khô cổ.
Bài 7: Ngư tinh thảo (rau diếp cá), sắc nước làm dung dịch nhỏ mũi, nhỏ ngày 3 lần, trị viêm mũi teo.
Tắc dược liệu pháp
Bài 1: Dung dịch hoàng liên 100%, dùng vải xô chấm vào dung dịch nhét vào mũi, trị viêm mũi teo.
Bài 2: 1-2 nhánh lá đào non, vò nát thành viên tròn nhét vào mũi 10-20 phút, ngày làm 4 lần, liên tục trong 7 ngày.
Bài 3: Ngư não thạch 30g, tân di hoa (hoa mộc lan) 30g, nghiền thành bột, dùng bông chấm một ít thuốc nhét vào mũi, trị chứng viêm mũi teo.
BS. Thanh Quy
Theo SKĐS
7 biện pháp tự nhiên giúp chị em phòng chống nấm candida Không cần cầu viện tới những đơn thuốc uống và thuốc đặt âm đạo đắt đỏ, các chị em có thể phòng chống và điều trị nấm candida chỉ bằng những biện pháp tự nhiên gần gũi. Cây bạc hà Những cây bạc hà nhỏ bé là vậy nhưng lại có tác dụng chống candida và nấm vùng kín khá hữu hiệu đấy!...