Lưu ý 3 thời điểm không nên cho trẻ uống nước vì cực hại sức khỏe
Việc uống nước không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần chú ý.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, 3 thời điểm sau tốt nhất không nên khuyến khích trẻ uống nước vì có thể gây hại dạ dày:
Ảnh minh họa
Không uống nước ngay sau ăn
Việc cho trẻ uống nước sau khi ăn là một điều nên tránh vì nước sẽ làm loãng axit trong dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi, chướng bụng.
Uống nước trong bữa ăn dẫn đến giảm sự tiết nước muối và do đó, thực phẩm không được phân huỷ trong cơ thể và có thể trở nên độc hại ngay cả khi bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh.
Không uống ngay sau khi vận động
Video đang HOT
Sau khi vận động, trẻ thường thích uống nước để bổ sung cơn khát, nhưng đây là phản ứng phụ tiêu cực. Vì khi luyện tập căng thẳng, nhiệt độ cơ thể tăng lên, uống nhiều nước sẽ làm mát tức thời nhưng có thể làm cạn kiệt chất điện phân và tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị tích tụ thức ăn trước đó, thậm chí khiến trẻ bị đau bụng và có triệu chứng nôn trớ.
Tốt nhất nên cho trẻ uống nước từ 15 đến 20 phút sau khi vận động và uống nước thành từng ngụm nhỏ để tránh tăng gánh nặng cho dạ dày.
Không uống trước đi ngủ
Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là không phù hợp, vì dù sao các cơ quan trên cơ thể con người cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu uống quá nhiều, chắc chắn sẽ gây gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày của trẻ, đồng thời gây tích tụ thức ăn và các vấn đề khác.
Ngoài ra, việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến giấc ngủ gián đoạn vì bạn sẽ cần đi tiểu trong đêm nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, vào ban đêm thận hoạt động chậm hơn so với ban ngày gây nên tích nước. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhận thấy khuôn mặt và cánh tay sưng vào buổi sáng.
Nếu có 1 trong 5 dấu hiệu này sau khi uống nước, không hỏng thận cũng dễ mắc tiểu đường
Nếu thấy những dấu hiệu này sau khi uống nước, bạn tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng càng uống càng khô miệng? Cô Deng, 52 tuổi ở Trung Quốc đã phải chịu đựng những rắc rối như vậy, vì khô miệng nên cô Deng phải uống rất nhiều nước mỗi ngày. Thật không may, mặc dù cô uống rất nhiều nước nhưng chứng khô miệng của cô Deng vẫn không thuyên giảm.
Bác sĩ cho biết nguyên nhân là cô mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khiến cô bị khô miệng. Khi bị tiểu đường do hàm lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, lúc này sẽ dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều do mất nước. Người bệnh sẽ có triệu chứng khô miệng với nhiều mức độ khác nhau.
Bác sĩ nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều uống nước hàng ngày, nước là nguồn gốc của sự sống, tuy nhiên bạn có thể không biết rằng một số dấu hiệu xuất hiện sau khi uống nước có thể là lời cảnh báo của bệnh tật sắp xảy ra, bạn nên đi khám sức khỏe tổng thể.
1. Uống nhiều nước nhưng vẫn tiểu ít
Sau khi uống nước nhiều người thấy lượng nước tiểu ra rất ít, lúc này bạn nên cảnh giác với khả năng thận có vấn đề bất thường, có thể đã mắc bệnh thận mãn tính. Vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Thời gian đầu có thể sẽ bị đa niệu (tiểu nhiều), theo thời gian chức năng thận tiếp tục suy giảm, cuối cùng có thể dẫn đến thiểu niệu thậm chí là vô niệu.
Nếu bạn đi tiểu dưới 2 - 3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng.
2. Toàn thân phù nề
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, cho dù uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù nề. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng ngược lại bạn cần cảnh giác với bệnh thận. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
3. Khô miệng sau khi uống nước
Nếu tình trạng khô miệng xảy ra sau khi uống nước diễn ra thường xuyên thì đừng bỏ qua, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, chính xác là do lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, có một bệnh khác cũng có thể gây khô miệng, đó là hội chứng Sjogren's, đây là một bệnh miễn dịch thấp khớp.
4. Chướng bụng và vòng bụng tăng lên sau khi uống nước
Sau khi uống nước nhiều người không những tiểu ít mà bụng ngày càng to, lúc này cần đề phòng khả năng mắc bệnh xơ gan, vì càng uống nhiều nước càng tức bụng. Chất lỏng sẽ càng nhiều, điều này là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến tăng tính thấm của mao mạch.
5. Đi tiểu nhiều sau khi uống nước
Bạn đi tiểu sau khi uống nhiều nước là điều bình thường nhưng nếu bạn uống không quá nhiều nhưng lại liên tục đi vệ sinh thì hãy cẩn thận bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn.
Cấu tím bụng chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh 3 ngày gần đây trẻ nôn trớ, chướng bụng, gia đình đã nhờ "các cụ" chữa mẹo bằng cách 'cấu' vào bụng bé... nhưng không thấy đỡ. Trẻ sơ sinh với nhiều vết tím bầm do bố mẹ nhờ các cụ cấu vào bụng chữa đầy hơi cho trẻ 25 ngày tuổi Ngày 2/7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận...