Lướt ván cả tiếng “săn” con khều, chưa kịp lên bờ lái đã ào tới mua
Thủy triều vừa rút xuống, hàng chục “thợ săn” ở xã Đa Lộc ( huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa) lại bắt đầu với công việc đầm bùn đi tìm loại khều đặc sản. Khều di chuyển trên mặt bùn rất nhanh, rất khó để bắt…nhưng cũng phải “khuất phục” trước đôi bàn tay của người dân Đa Lộc.
Hành trình “thu phục” con khều
Theo chân những người “thợ săn” con khều xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) đi tìm con khều đặc sản, với quảng đường dài gần 2 km, lội bì bõm dưới lớp bùn sâu 40-50cm. Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN mới thấy được nghề săn khều cũng vất vả như bao nghề khác. Nhưng bù lại sự khổ cực đó là niềm vui, giá bán con khều cũng ổn định, người bắt khều vừa đặt chân lên bờ đã có thương lái ào tới thu mua.
Phải bỏ rất nhiều công sức mới “thu phục” được con khều. Ảnh: Vũ Thượng
Con khều là con gì? Con khều là loài gì? Nhiều người xem dân Đa Lộc bắt con khều đều hỏi vậy. Con khều giống y hệt như con cua, con còng, cũng có tám cẳng 2 càng, chân có lông, thuộc lớp giáp xác sống chủ yếu ở cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao, lên xuống hằng ngày.
Đây là một loài tựa con cua thường đào hang, lỗ để sinh sống, ẩn nấp, khi có thủy triều rút xuống thì chúng bắt đầu bò lên mặt bùn kiếm ăn và phơi nắng, chỉ cần có tiếng động nhẹ là lập tức lao ngay xuống hang.
Dấu hiện để nhận biết con khều là hai càng nhỏ màu trắng bạc, các chân có lông bám. Ảnh: Vũ Thượng
Qua quan sát, con khều giống với các loại cua, cáy khác nhưng có một số đặc điểm để nhận biết như: Thân hình con khều hơi thon dài, các chân có lông bám, phía cuối chân sắc nhọn, màu vàng, hai càng nhỏ có màu trắng bạc…
Đặc biệt, thịt khều ăn rất thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món khác nhau như: Nấu canh, luộc, nướng…tùy vào sở thích từng người.
Dùng cần câu không cần mồi để “thu phục” con khều. Ảnh: Vũ Thượng
Để “thu phục” con khều, người dân xã Đa Lộc đã “chế tạo” loại cần bằng thân cây trúc với chiều dài từ 1,5-2 mét, cước chọn là loại cước đúc sợi nhỏ màu sáng, các lưỡi câu buộc chùm vào nhau. Với hình thức bắt này, người dân không cần chuẩn bị mồi câu, chỉ cần thuộc một số bước như: Học cách đứng “bất động”, quan sát, ngắm vung cần câu về phía con khều thật nhanh. Ngoài ra, có thể bắt khều bằng cách đặt lưới, túm để dụ khều tới…
Video đang HOT
Dùng hai cánh tay để bắt lần tới hang kều đang ẩn nấp. Ảnh: Vũ Thượng
Nhưng theo quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cách bắt khều được số đông người dân xã Đa Lộc thực hiện là dùng cánh tay phải, trái lần theo hang, hách mà khều đang chốn dưới lớp bùn sâu 40-50cm để “thu phục” là hiệu quả nhất.
Ván lướt là phương tiện giúp người dân di chuyển trên những đám bùn lầy được thoải mái hơn. Ảnh: Vũ Thượng
Đang lần theo vết chân con khều để lại trên mặt bùn, bà Trần Thị Hà (thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc) nói với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Phải đi thật nhẹ nhàng, coi lún xuống hố bùn sâu đấy. Nghề bắt khều ở đây đã có từ lâu đời, chúng tôi phải bỏ rất nhiều công sức mới bắt được chúng. Đặc biệt, khoảng đường di chuyển tới vị trí con khều hay sinh sống, phải lội bộ giữa các đám bùn lầy và còn dựa vào kinh nghiệm phán đoán mới bắt được nhiều”.
Để bắt con khều, người dân xã Đa Lộc phải lướt ván ra bãi, lội bùn sâu, có đoạn bùn sâu đến 40-50cm. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo bà Trần Thị Hà chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Nếu muốn bắt được nhiều con khều, ngoài sức bền, nhanh tay, nhanh mắt thì cần có sự phán đoán theo hướng đi của khều. Nhiều người lội cả tiếng đồng hồ bì bõm dưới lớp bùn chỉ bắt được vài con. Nhưng tôi dùng cách phân tích “vùng đất mới” khi ở đó chưa có người nào lội tới, dấu chân khều còn in mới trên mặt bùn thì ở đó khều lỗ nào cũng có. Tôi mới đi bắt 2 tiếng đã được khoảng 3-4 kg khều rồi”.
Chưa lên tới bờ thương lái đã gọi mua
Nghề bắt con khều ở Đa Lộc đã có từ nhiều đời nay, khu vực bắt khều chủ yếu tại các bãi bồi thuộc xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc (huyện Hậu Lộc). Thông thường, khều có nhiều nhất vào tháng Giêng đến tháng 9 (âm lịch) hằng năm.
Ngoài bắt con khều, người dân xã Đa Lộc còn bắt thêm con sò lông, cá nác…Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Vũ Thị Sơn (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) cho biết: “Muốn bắt được con khều phải tính được từng con nước, khi thủy triều xuống ngày cách ngày sau 1 tiếng đồng hồ là có thể xuống biển. Mỗi ngày có hàng trăm người đi bắt khều, phụ nữ chủ yếu bắt bằng cách đào hang, còn đàn ông thì dùng cần câu với lưỡi chùm câu những con khều đang “mải chơi” trên mặt bùn”.
Giá khều được bán cho thương lái từ 30.000-40.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ thượng
“Thời gian bắt khều tranh thủ khoảng 4-5 tiếng đồng hồ là thủy triều lên, có thương lái túc trực và thu mua với giá 30.000-40.000 đồng/kg. Có ngày tôi cũng bắt được 6-7 kg khều, bán cũng được 150.000-200.000 đồng”, bà Vũ Thị Sơn nói thêm.
Mỗi con nước (từng tháng) người dân xuống biển đánh bắt khều được 15-20 ngày. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, mỗi con nước (từng tháng) thì người dân nơi đây có thể xuống biển bắt khều khoảng 15-20 ngày là nước sinh (nước không lên cũng không rút). Thường đầu con nước, thời gian đi “săn” khều đặc sản dưới lớp bùn sâu kéo dài hơn, người bắt cũng đút túi từ 200.000-300.000 đồng/ngày. Khi càng về cuối con nước, nước biển bắt đầu lên nhanh nên số lượng người dân đi bắt khều cũng giảm.
Người “săn” khều vừa lên tới bờ là có thương lái thu ngay. Ảnh: Vũ Thượng
Chia sẻ với với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cô Liên một thương lái thu mua khều lâu năm nói: “Năm nay lượng khều giảm hơn so các năm trước, giá chúng tôi mua thường từ 30.000-40.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Để có nguồn khều nhập cho khác hàng, tôi phải đợi cả tiếng đồng hồ trên bờ mới thu mua được ít. Thị trường bán khều chủ yếu trong tỉnh, nhiều gia đình, nhà hàng ăn quen thấy ngon nên cứ phải đặt trước mới có”.
Thành quả sau nhiều giờ đầm bùn có người bắt được 6-7 kg con khều. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện nhanh với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, sau nhiều tiếng đầm bùn để theo vết chân con khều, cô Cam (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) tâm sự: “Hôm nay tôi mới đi buổi đầu tiên nhưng cũng được 4-5 kg khều. Con khều là tên gọi mà người đi biển chúng tôi đã gọi bao đời nay, có lẽ chỉ ở vùng biển quê Đa Lộc mới có con này. Nhìn chân con khều hay hoạt động co lại liên tục, giống đang khều một vật gì đó nên mọi người gọi là con khều”.
Con khều được người dân nhốt vào túi cưới nhằm thông thoáng, khều sống được lâu hơn. Ảnh: Vũ Thượng
Con khều có sắn ở tự nhiên và người dân xã Đa Lộc đã tự ý thức được việc đánh bắt, khai thác không tận diệt, nên hằng năm khi bước vào mùa vụ, người dân nơi đâu lại có những bữa ăn ngon được chế biến từ con khều. Đồng thời, từ nghề “săn” khều, mà nhiều gia đình ở đây có thêm nguồn thu nhập, có tiền lo cho con cái được ăn học đầy đủ hơn.
Đạt 100% tiêu chí, Minh Lộc xây dựng NTM nâng cao, thu nhập tăng
Năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) vẫn hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong năm 2020, xã Minh Lộc phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 18% trở lên, thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng/người/năm.
Trong phát triển kinh tế, xã hội năm 2019, xã Minh Lộc, (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) gặp nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa cao... Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn toàn xã.
Xã Minh Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) phấn đấu năm 2020 thành xã nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Vũ Thượng
Nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy - HĐND, UBND sự phối hợp giữa MTTQ, các đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong xã, nên tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn ổn định và phát huy có hiệu quả. Về lĩnh vực trồng trọt, xã Minh Lộc có tổng diện tích sản xuất cả năm đạt 510ha, giá trị ngành trồng trọt đạt 21,16 tỷ đồng.
Trong đó, sản lượng cây lương thực đạt 909,7 tấn, giá trị đạt 5,4 tỷ đồng; cây lạc năng xuất đạt 24 tạ/ha, sản lượng đạt 208,8 tấn, giá trị đạt 4,6 tỷ đồng; cây ngô ngọt sản lượng đạt 420 tấn, giá trị đạt 1,5 tỷ đồng...
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, xã Minh Lộc đã phát triển và duy trì 58 trang trại chăn nuôi gà và lợn đạt tiêu chí, tăng 1 trang trại gà so với cùng kỳ.
Riêng tổng đàn lợn xuất chuồng 19.500 con, giá trị ước đạt 15,6 tỷ đồng; đàn gia cầm, thủy cầm 1.046.500 con, tăng 371.500 con, giá trị ước đạt 25,5 tỷ đồng; đàn trâu bò 160 con, giá trị đạt 1,8 tỷ đồng... Qua báo cáo từ UBND xã Minh Lộc năm 2019, tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 40,2 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ là 8,9 tỷ đồng.
Bên cạnh phát triển kinh tế, xã Minh Lộc còn quan tâm đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ việc làm, các ngành nghề nông thôn được phát triển mạnh. Đồng thời, mặt hàng truyền thống, gò hàn cơ khí được duy trì, từ đó đã tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương. Tổng thu nhập tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác năm 2019 xã đạt 415 tỷ đồng, tăng so với cùng 15,5 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2019, xã Minh Lộc đầu tư xây dựng cơ bản 106,8 tỷ đồng, trong đó sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 14,7 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách tỉnh là 2 tỷ, vốn ngân sách xã là 12,7 tỷ. Đầu tư xây dựng trong nhân dân 92,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Minh Lộc đã tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các thôn tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, đến nay cơ bản các thôn hoàn thành 14/14 tiêu chí. Trong năm 2020, Minh Lộc sẽ xây dựng chương trình xã nông thôn mới nâng cao.
Ông Vũ Huy Bổ - Chủ tịch UBND xã Minh Lộc cho biết: "Toàn xã có 15.199 nhân khẩu, với 3.588 hộ, trong đó số hộ nghèo 71 hộ, hộ cận nghèo 366 hộ. Trong năm 2020, chúng tôi phấn đấu tốc độ tăng trưởng của xã đạt 18% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng/người/năm, 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 0,5%... Để đạt được mục tiêu, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo và điều hành các đơn vị, các ban ngành, cán bộ chuyên môn và các tầng lớp nhân dân tích cực đoàn kết thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra".
Theo Danviet
Bệnh viện Đa khoa tỉnh chung tay giảm thiểu chất thải nhựa Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh mỗi ngày có khoảng trên dưới 1.000 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú, bên cạnh đó có một lượng lớn bao gồm: Cán bộ, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập, học việc, khách đến làm việc, khách thăm, người nhà người bệnh... Chính vì thế, việc dùng các sản phẩm...