Lương y bật mí cách giảm cân với bài thuốc từ lá sen, táo mèo
Theo lương y Vũ Quốc Trung – Hội đông y Hà Nội, trong đông y có nhiều bài thuốc giảm cân hiệu quả, nhưng cách đơn giản nhất để tiêu mỡ thừa đó là dùng trà lá sen, táo mèo và ý dĩ.
Hiện nay, nhiều chị em rủ nhau giảm cân bằng lá sen với hy vọng vóc dáng bớt nặng nề, ì ạch. Nhiều người tin tưởng việc sử dụng lá sen giảm béo, giảm cân sẽ an toàn và đảm bảo hơn rất nhiều so với những sản phẩm thuốc trên thị trường hiện nay.
Trong lá sen chứa tinh chất acid loid có tác dụng hỗ trợ lá lách hoạt động tốt, ngăn sự hấp thụ chất béo. Chính vì thế lá sen rất hay được sử dụng cho người bị tăng cân do ăn quá nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, người ít vận động như nhân viên văn phòng, giáo viên,…
Theo lương y Trung lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Lương y bật mí cách giảm cân với bài thuốc từ lá sen, táo mèo
Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.
Còn táo mèo hay còn gọi là sơn tra. Trong đông y, quả sơn tra này có vị chua, tính ôn vào ba kinh can – tì – vị.
Video đang HOT
Tác dụng tiêu thực đích, tạm giữ, giảm đau, sát trùng, tiêu đờm giải độc cá. Trị lỵ, tả tích khối, huyết khối, u bướu đường tiêu hóa, tích cá thịt, trẻ em cam tích, viêm ruột, cao huyết áp, sau đẻ đau bụng.
Về thành phần hóa học, thịt quả sơn tra tươi chứa 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo, 22% chất đường, có các acid hữu cơ như crategolic acid, malic acid, oxalic acid, succinic acid, acetic acid, citric acid, ursolic acid, linoleic acid, palmitic acid, oleic acid, stearic acid, giàu vitamin C (0,03% – 0,1%, đứng hàng thứ tư trong các loại hoa quả giàu vitamin C), vitamin B2 (đứng hàng đầu trong các loại hoa quả, ngang với chuối tiêu), caroten (đứng thứ hai trong các loại hoa quả) và canxi (mỗi 100g sơn tra có chứa 85mg canxi thuộc loại cao nhất trong các loài hoa quả). Ngoài ra, sơn tra còn chứa chì, sắt, tanin, acetylcholine, phytosterrin.
Quả sơn tra được sử dụng để làm tan mỡ máu, đặc biệt là cholesterol, ức chế sự lắng đọng của chất mỡ ở thành mạch, vì thế có tác dụng đặc biệt trong giảm mỡ nhất là mỡ tạng.
Lương y Trung cho biết với những người cần giảm cân thì có thể sử dụng trà lá sen với sơn tra, ý dĩ để uống hàng ngày thay các loại nước khác.
Cụ thể, sử dụng lá sen 60g, hạt ý dĩ 10g, sơn tra 10g, nghiền chung thành bột, bỏ vào phích, rót nước sôi vào hãm, uống thay trà ngày 1 thang uống liền 100 ngày.
Nếu đơn giản thì nấu như nấu trà thông thường mang lá sen khô, táo mèo khô, ý dĩ cho vào nấu lện uống bình thường.
Uống nước lá sen giảm cân sai cách, chị em rước bệnh vào người
Nhiều người tự ý mua lá sen khô ở chợ về hãm nước uống để hỗ trợ giảm huyết áp, tiểu đường, chống béo phì... mà không biết những tác hại khôn lường của nó.
Sen là cây thuốc quý của Đông y.
Theo Đông y, lá sen có vị đắng chát, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy... Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết, ho ra máu...
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Lá sen khô có nhiều tác dụng tốt nhưng phải dùng đúng cách.
Tuy nhiên, lá sen cũng như những thực phẩm khác, nếu dùng không đúng sẽ để lại hậu quả khó lường. ThS.BS Tạ Xuân Trường - Phó trưởng khoa Nội BVĐK Nông Nghiệp cho biết, có không ít bệnh nhân mắc các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường không tuân thủ điều trị, tự ý bỏ uống thuốc, rồi ngày ngày uống nước lá sen khô để hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Để dùng lá sen khô cho đúng, không gây tác hại cho sức khỏe, mọi người cần chú ý những điểm sau.
- Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
- Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
Không dùng nước lá sen để uống thay nước lọc hàng ngày.
- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
Lưu ý: Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng lá sen như sau:
- Để chữa rối loạn mỡ máu: Lá sen khô 1 lá, sắc nước uống trong ngày.
- Để chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.
- Để giảm mỡ máu: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.
Ăn dưa hấu thường xuyên cực tốt, lương y bày cách sử dụng ruột, vỏ, hạt dưa hấu chữa bệnh Dưa hấu là loại quả mát, thanh nhiệt vào mùa hè. Theo đó, dưa hấu không chỉ ngon ngọt mà còn có tác dụng rất tốt. Ngoài ra, vỏ và hạt dưa hấu cũng được tận dụng làm bài thuốc. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp- Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM cho biết,...