Lượng vitamin D trong cơ thể liên quan tình trạng bệnh COVID-19
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel đã phát hiện “khác biệt rõ rệt” về nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng giữa những người có đủ lượng vitamin D trong cơ thể trước khi nhiễm virus và những người không có đủ loại vitamin này.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế Galilee ở thành phố Nahariya, Israel. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cụ thể, một nửa số người thiếu loại vitamin này đã mắc bệnh nặng, đe dọa đến tính mạng, trong khi tỷ lệ này ở những người có lượng vitamin D bình thường chỉ là chưa đến 10% .
Đây là nghiên cứu đầu tiên về lượng vitamin trong cơ thể người trước khi mắc COVID-19. Tác giả hàng đầu của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi thấy rất rõ sự khác biệt về nguy cơ bệnh trở nặng ở những người thiếu vitamin D với những người có đủ vitamin này”.
Video đang HOT
Nghiên cứu trên được tiến hành đối với 253 người phải nhập viện trong thời gian từ ngày 7/4/2020 đến ngày 4//2021 – giai đoạn trước khi biến thể Omicron xuất hiện. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cho biết kết quả “khá tương đồng” giữa các biến thể trước với Omicron.
Vitamin D chủ yếu được tổng hợp tự nhiên qua da người và cần được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng nhân tạo dù sáng đến mấy cũng không giúp tổng hợp vitamin D. Đáng nói là đại dịch COVID-19 khiến nhiều người chủ yếu ở trong nhà trong 2 năm qua và có thể không tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể – tức là ít nhất 20 nanograms trong 1ml máu.
Chế độ ăn đóng vai trò ít hơn nhiều trong việc tổng hợp và duy trì lượng vitamin D cho cơ thể. Vitamin D có thể hòa tan trong chất béo hơn là trong nước và được tìm thấy ở các thực phẩm như cá béo tươi, nấm, lòng đỏ trứng gà, sữa chua nguyên kem, gan bò và thịt vịt.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí The Lancet. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Israel thận trọng lưu ý rằng vitamin D “chỉ là một phần” trong những nhân tố liên quan các ca COVID-19 trở nặng.
Một bệnh nhân ung thư khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19
Đối với những người đang bị bệnh ung thư, việc mắc COVID-19 có thể làm gián đoạn hoạt động điều trị hoặc có thể khiến bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên, đối với trường hợp một đối tượng là nam giới, 61 tuổi, đang phải vật lộn với bệnh ung thư hạch giai đoạn cuối, việc mắc COVID-19 có thể là một cơn "đột quỵ" may mắn.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu công bố gần đây trên tạp chí Journal of Haematology của Anh, trường hợp người đàn ông trên đã phát hiện bị ung thư với các khối u trên khắp cơ thể không lâu trước khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và phải điều trị tại bệnh viện 11 ngày. Đáng chú ý là khoảng 4 tháng sau khi khỏi bệnh COVID-19, các khối u trên cơ thể của ông cũng biến mất.
Tiến sĩ Jonathan Friedberg thuộc Trung tâm Y tế của Đại học Rochester (Mỹ) cho rằng ông không chắc chắn 100%, nhưng đối với một số loại ung thư hạch, đã có những trường hợp bệnh tự thuyên giảm và tự khỏi. Nhưng ở trường hợp của người đàn ông nói trên, bệnh ung thư hạch nặng hơn và khả năng thuyên giảm hay tự khỏi sẽ hiếm gặp hơn. Các tác giả của nghiên cứu trên cũng cho rằng những phản ứng nhất định của hệ miễn dịch sau khi virus SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể cho thấy nó cũng có thể đẩy lùi những tế bào "không được chào đón" khác.
Nghiên cứu trên đã phân tích quá trình phản ứng của hệ miễn dịch được cho là độc nhất của cơ thể khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, và quá trình này có thể đã tác động sâu rộng trên khắp cơ thể, đồng thời gây ra cái gọi là "cơn bão cytokine" - hệ miễn dịch bị kích thích quá mức. Theo Tiến sĩ Friedberg, phản ứng quá mức này có thể kích thích khả năng miễn dịch không đặc hiệu khác, dẫn đến sốt và nhiều triệu chứng khó chịu khác, điều này càng khiến cơ thể giải phóng ra một lượng cytokine rất cao có thể tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư.
Theo Tiến sĩ Friedberg, phát hiện trên có thể là tiền đề cho những nghiên cứu giúp điều trị bệnh ung thư. Mặc dù vậy, phần lớn các bệnh nhân ung thư vẫn có lý do để quan ngại trước COVID-19 vì đại dịch này đã gây tỷ lệ tử vong cao ở nhóm đối tượng này. Ở các thời điểm đỉnh dịch COVID-19, hệ thống y tế đã bị quá tải khiến nhiều bệnh viện phải từ chối bệnh nhân ung thư để tập trung điều trị những người mắc COVID-19.
Bỉ hạ mức cảnh báo phòng chống dịch COVID-19 Ngày 11/2, Ủy ban quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 (CODECO) đã nhóm họp dưới sự điều hành của Thủ tướng Bỉ, Alexander De Croo. Người dân thưởng thức đồ uống bên ngoài một nhà hàng ở Brussels, Bỉ, ngày 9/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, căn cứ vào những chỉ số về dịch bệnh như số lượng bệnh...