Lượng vàng được các Ngân hàng Trung ương mua vào đạt đỉnh cao nhất từ năm 1971
Dữ liệu cho thấy, trong nửa đầu năm 2019, hoạt động thu mua vàng của các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1971.
Giá vàng trên thị trường quốc tế đang có xu hướng tăng mạnh, tương đồng với sự gia tăng của Chỉ số bất ổn chính sách kinh tế. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy rủi ro kinh tế toàn cầu đang tăng lên mức cao chưa từng có trong bối cảnh các xung đột thương mại trên toàn cầu đang tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư, đồng thời, lãi suất cơ bản của các đồng tiền trên khắp thế giới liên tục sụt gảm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần này (1/11), giá vàng thuộc các hợp đồng kỳ hạn đã đạt khoảng 1.500 USD/ounce, cao hơn tới 200 USD/ounce tương đương khoảng 15% so với mức giá lý thuyết – 1.300 USD/ounce. Đây là mức chênh lệch cao nhất kể từ năm 2011 – thời điểm thông tin xếp hạng nợ của Hoa Kỳ bị đều chỉnh giảm, đẩy giá vàng tăng cao.
Các số liệu cho thấy Ngân hàng Trung ương tại nhiều nước đang gia tăng tích trữ vàng. Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong nửa đầu năm 2019, hoạt động tích trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương đã lên mức cao nhất kể từ năm 1971. Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đang đẩy mạnh việc mua vàng trong bối cảnh các nước này tái cân bằng lại dự trữ ngoại hối vốn đang phụ thuộc nhiều vào trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ. Một số quốc gia khác như Ba Lan cũng đang thu mua vàng vào ở mức độ lớn.
Theo khảo sát của hãng quản lý tài sản Investo, gần 32% các quan chức tại Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia cho biết họ có ý định mua vàng vào trong năm 2020. Đáng chú ý, từ năm 2009 đến nay, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã không ngừng bán ròng vàng. Trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ trong cơ cấu dự trữ ngoại hối của nhiều Ngân hàng Trung ương đang dần được thay thế bằng vàng trong bối cảnh lãi suất tiền tệ tại khu vực Châu Âu và nhiều quốc gia khác rơi vào mức âm.
Bên cạnh đó, các quỹ hoán đổi danh mục – ETF được đảm bảo bằng vàng, các quỹ hưu trí, quỹ đầu cơ cùng nhiều tổ chức đầu tư khác cũng đang tiếp tục mua vàng vào. Số liệu cho thấy lượng vàng đang được các quỹ ETF đảm bảo bằng vàng nắm giữ vào thời điểm cuối tháng 9/2019 đã lên mức cao kỷ lục. Lượng vàng được quỹ SPDR, quỹ EFT đảm bảo bằng vàng lớn nhất thế giới, nắm giữ hiện lớn thứ 9 trên thế giới và đứng ngay sau Thụy Sỹ. Nhiều nhà đầu tư dài hạn cũng đang đưa vàng vào danh mục đầu tư.
Trong vòng 10 năm qua, lượng vàng được các Ngân hàng Trung ương cũng như các quỹ ETF thu mua trên toàn cầu đã đạt khoảng 278 tỷ USD.
Quang Đặng / Tổng hợp
Video đang HOT
Theo Tapchicongthuong.vn
Có 100.000 USD nên đầu tư vào đâu?
Chuyên gia cho rằng trước khi đầu tư số tiền 100.000 USD, mọi người cần cân nhắc độ tuổi, mục tiêu, tài sản và khả năng chấp nhận rủi ro của mình.
Khi nhiều tuổi, đầu tư có xu hướng thận trọng hơn - Ảnh: CNN.
Nếu đang ở trong tình trạng tài chính tốt, đã trả hết nợ, đã có dự trữ tiền mặt dành cho lúc khẩn cấp, mà vẫn còn khoảng 100.000 USD nhàn rỗi, nhiều người sẽ băn khoăn nên đầu tư gì với số tiền đó.
Theo cố vấn tài chính cá nhân Ryan Cole của công ty quản lý tài sản và hoạch định tài chính Citrine Capital, trước khi đầu tư số tiền đó, mọi người cần cân nhắc độ tuổi, mục tiêu, tài sản và khả năng chấp nhận rủi ro của mình.
"Nhìn chung, bạn có xu hướng đầu tư thận trọng hơn khi nhiều tuổi hơn", Cole cho biết và nói thêm rằng tiền nhàn rỗi nhiều hay ít cũng là một nhân tố quan trọng.
"Những người đã rất giàu và đã có dự trù cho nghỉ hưu rồi thì có thể chấp nhận các khoản đầu tư rủi ro hơn", ông nói. "Mặt khác, nếu một người chỉ có 100.000 USD thì nên đa dạng hóa các khoản đầu tư và thận trọng hơn".
Dưới đây là một số gợi ý để đầu tư với 100.000 USD từ các chuyên gia, được CNN tổng hợp.
Xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng
Với những người trẻ, sẵn sàng chịu rủi ro và đầu tư quyết liệt hơn, các chuyên gia khuyên rằng nên xây dựng một danh mục cổ phiếu đa dạng.
David Tuzzolino, nhà hoạch định tài chính, người sáng lập của PathBridge Financial, cho rằng nên lập một danh mục gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn, trung bình và nhỏ, cũng như cổ phiếu quốc tế, thông qua cả các quỹ ETF lẫn quỹ tương hỗ lãi suất thấp.
Ông cho rằng, nếu không muốn chịu quá nhiều rủi ro, hãy đưa trái phiếu và có thể một phần nhỏ - khoảng 5% - vàng vào danh mục đầu tư của mình.
"Vàng là công cụ để đa dạng hóa danh mục tuyệt vời khi thị trường chứng khoán mất điểm", Tuzzolino nói.
Đầu tư vào bất động sản
Theo Bill Nelson, nhà hoạch định tài chính, người sáng lập của Pacesetter Planning, đầu tư vào bất động sản là một lựa chọn hấp dẫn.
"Tuy nhiên, trước khi làm vậy, bạn phải có trong tay một danh mục đầu tư đa dạng đã. Đặc biệt là nếu bạn định đầu tư toàn bộ tiền vào một bất động sản", Nelson khuyên.
Ngoài ra, ông khuyên rằng nếu dự định rót tiền vào bất động sản để cho thuê, nhà đầu tư cần sẵn sàng dành công sức cho việc này.
Lên kế hoạch cho tương lai
Với nhiều người, đầu tư cho tương lai đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho thời kỳ nghỉ hưu.
"Nếu gặp khó khăn trong việc tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, mọi người nên chuyển hướng sang đầu tư để nghỉ hưu", Jeff Burke, nhà hoạch định tài chính và người sáng lập của 7th Street Financial, khuyên.
Còn nếu đã có kế hoạch nghỉ hưu vững vàng rồi,Burke khuyên rằng nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào các kế hoạch tương lai khác như việc học của con hoặc cháu. Dù vậy, ông cho rằng nên dành một phần tiền để hưởng thụ.
"Đó có thể là một kỳ nghỉ hoặc nâng cấp căn nhà bạn đang sống", Burke nói.
Đầu tư vào bản thân
Nelson cho rằng một trong những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất không hề liên quan tới thị trường chứng khoán.
"Hãy đầu tư vào bản thân", ông nói. "Đặc biệt là nếu bạn đang ở giai đoạn giữa của sự nghiệp, đầu tư vào bản thân có thể mang lại cho bạn lợi ích lớn trong dài hạn".
Đầu tư vào giáo dục, nâng cao kỹ năng hoặc vào doanh nghiệp của riêng mình là những cách tuyệt vời để phát triển sự nghiệp, Nelson cho biết.
"Những cơ hội đầu tư này thường bị bỏ qua, nhưng thật lòng mà nói, chúng mang lại 'lợi nhuận' lớn nhất", nhà hoạch định tài chính này chia sẻ.
Theo Nhật Minh/VnEconomy
Lãi suất âm sẽ "đầu độc" môi trường kinh doanh, gây thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế toàn cầu Các nhà phân tích cảnh báo lãi suất bằng 0 hoặc âm sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế trong thời gian dài. "Nghiện tiền rẻ" đã trở thành một vấn đề khi các ngân hàng trung ương trên thế giới đi theo con đường lãi suất ngày càng thấp hơn. Phát biểu tại Hội nghị CEO toàn cầu của...