Lượng người xem Trump phát biểu tại đại hội đảng ít hơn Biden
Khoảng 23,8 triệu người Mỹ xem bài phát biểu quan trọng của Trump tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hoà, ít hơn so với đối thủ Biden.
Nielsen, công ty phân tích và quảng bá toàn cầu trụ sở ở New York, Mỹ, hôm 28/8 dẫn số liệu cho thấy khoảng 23,8 triệu người Mỹ đã xem bài phát biểu nhận đề cử của Tổng thống Donald Trump vào đêm cuối Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa. Đây là tổng hợp số người xem qua 13 mạng truyền hình trong khung giờ phát biểu của Trump, song không bao gồm người xem trực tuyến.
Con số này thấp hơn so với 24,6 triệu người Mỹ xem phát biểu nhận đề cử của cựu phó tổng thống Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ tại Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ tuần trước.
Tổng thống Trump phát biểu ở Nhà Trắng tối 27/8. Ảnh: AFP.
Lượng người xem Trump phát biểu năm nay cũng giảm 25% so với 32,2 triệu người xem bài phát biểu của ông Trump năm 2016 khi ông nhận đề cử của đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử đầu tiên.
Sự sụt giảm lượng người xem này một phần phản ánh lượng người xem truyền hình Mỹ giảm những năm gần đây và thực tế cả đại hội của hai đảng năm nay đều được tổ chức phần lớn dưới dạng trực tuyến vì đại dịch Covid-19. Song nhìn chung, đại hội đảng Dân chủ thu hút nhiều người xem hơn so với đảng Cộng hòa, ngoại trừ đêm Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu.
Video đang HOT
Biden phát biểu tại Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ ở Wilmington, Delaware, hôm 20/8. Ảnh: Reuters.
Kết quả thăm dò mới nhất của Morning Consult, công ty có trụ sở ở Washington D.C, Mỹ, hôm 24/8 cho thấy Biden đang dẫn trước Trump 10 điểm phần trăm trên cả nước về tỷ lệ ủng hộ, tương ứng 52% và 42%.
Trump liên tục công kích đối thủ Joe Biden và vẽ nên bức tranh đen tối về tương lai của nước Mỹ nếu ứng viên đảng Dân chủ đắc cử, cho rằng Biden sẽ khiến thêm nhiều người dân mất việc làm, trong bài phát biểu nhận đề cử ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa tại Nhà Trắng. Ứng viên tổng thống và phó tổng thống đảng Dân chủ cũng công kích Trump, nói Tổng thống “đổ thêm dầu vào lửa” và không bảo vệ được người Mỹ.
Lý do nữ 'phó tướng' của Biden chọn tên tiếng Trung
Kamala Harris đã chọn cái tên "Hạ Cẩm Ly" thay vì phiên âm tiếng Hoa, như một cách để kết nối với các cử tri nói tiếng Trung ở Mỹ.
Harris, thượng nghị sĩ bang California, ứng viên tranh cử phó tổng thống đảng Dân chủ, người phụ nữ da màu đầu tiên kiêm người Mỹ gốc Á đầu tiên có tên trên lá phiếu bầu cử, là con gái của hai người nhập cư. Cha bà đến từ Jamaica, còn mẹ đến từ Ấn Độ.
Tên do cha mẹ đặt của bà là "Kamala Devi", có nghĩa là "Nữ thần Kamala", một trong nhiều cái tên của nữ thần Lakshmi đại diện cho sự giàu sang trong đạo Hindu. Bản thân từ "Kamala" cũng có nghĩa là "người con gái của hoa sen" trong tiếng Sanskrit, Ấn Độ.
Kamala Harris phát biểu trong lễ nhận vai trò ứng viên đại diện đảng tranh cử phó tổng thống Mỹ tại Đại hội đảng Dân chủ ở Wilmington, Delaware, ngày 19/8. Ảnh: Reuters.
Harris là một trong rất ít chính trị gia Mỹ không có nguồn gốc Trung Quốc nhưng lại chọn một cái tên tiếng Trung chính thức cho riêng mình, thay vì chỉ dịch phiên âm đơn thuần như nhiều người khác. Tên của Harris là Hạ Cẩm Ly (Ũ32;) theo tiếng Quan Thoại và Ho Gam-lai theo tiếng Quảng Đông. Cái tên sau còn có phát âm gần giống với "Kamala".
Để hỗ trợ những cử tri không thạo tiếng Anh, luật của Mỹ yêu cầu tên các ứng viên phải được phiên dịch sang tiếng Trung trên lá phiếu ở những khu vực có đông người gốc Hoa sinh sống. Vậy nên, cái tên Hạ Cẩm Ly sẽ xuất hiện trên lá phiếu ở một số nơi như San Francisco, Los Angeles và thành phố New York.
Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung cả ở Mỹ hay những nơi khác đều chỉ sử dụng phiên âm thuần túy cho tên của bà là Ca Mã Lạp Cáp Lý Tư (Õ45; Ù04;).
Harris là người khởi đầu một xu hướng chính trị ở San Francisco, khi bà trở thành ứng viên đầu tiên không có nguồn gốc Trung Quốc nhưng lại vẫn đặt tên Trung Quốc để tranh cử vào vị trí công tố viên quận San Francisco hồi đầu những năm 2000.
Harris làm điều này theo lời khuyên từ một người bạn gốc Hoa lâu năm là Julie D. Soo. Harris và Soo gặp nhau từ 20 năm trước khi cả hai còn là luật sư ở San Francisco Bay Area. Soo tin rằng một cái tên Trung Quốc sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho Harris.
"Vì phiếu bầu ở San Francisco lúc bấy giờ được ghi bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc nên tôi bảo Kamala rằng 'bạn nên chọn một cái tên tiếng Trung thật đẹp bởi cơ quan đăng ký thường chỉ đưa ra những cái tên vô nghĩa dựa trên phiên âm trên lá phiếu'", Soo cho biết trong một cuộc phỏng vấn với SCMP.
Theo Soo, một cái tên tốt có thể giúp Harris được các cơ quan truyền thông tiếng Trung chú ý và tránh khả năng một cái tên được chuyển ngữ ngẫu nhiên có thể mang ý nghĩa không may mắn nào đó trong tiếng Trung.
Một luật được ban hành ở San Francisco hồi năm ngoái cho phép các ứng viên giờ đây có thể tự chọn tên bằng tiếng Trung cho mình để in lên lá phiếu. Nếu không, họ phải sử dụng một cái tên đơn giản được phiên âm từ tên trong tiếng Anh.
Soo cho rằng một cái tên được lựa chọn cẩn thận sẽ là cách để các ứng viên tạo ra sự kết nối với những người nói tiếng Trung.
Điều này chắc chắn đã giúp Harris rất nhiều khi bà tranh cử chức công tố viên quận San Francisco. Tại các sự kiện tổ chức ở Chinatown, bà nhận được không ít sự tán thưởng mỗi khi bắt đầu lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Quan Thoại: "Xin chào các bạn, tên tôi là Kamala Harris".
Tất nhiên, phải cần nhiều thứ hơn là một cái tên Trung Quốc hay Ấn Độ để giành được phiếu bầu từ cử tri gốc Á, nhưng nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của cái tên Harris trên lá phiếu cũng có thể thúc đẩy cử tri đi bỏ phiếu, đặc biệt là trong cộng đồng người Mỹ gốc Ấn.
Phân tích các cuộc bầu cử vào quốc hội Mỹ từ năm 2012 đến 2018 tại bang California, Sara Sadhwani, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pomona, nhận thấy cử tri Mỹ gốc Á có xu hướng đi bỏ phiếu nhiều hơn nếu quận của họ có ứng viên là người Mỹ gốc Á.
Hiệu ứng này đặc biệt rõ ràng ở những người Mỹ gốc Ấn khi có một ứng viên có nguồn gốc Ấn Độ và nó xảy ra bất kể là ứng viên gốc Á đó thuộc về đảng nào.
Là người Mỹ gốc Á đầu tiên có tên trên phiếu bầu cử tổng thống và phó tổng thống đại diện một đảng lớn, thành công hay thất bại của Harris sẽ trở thành bài kiểm tra đầu tiên cho xu hướng trên ở quy mô quốc gia.
Nhưng cuộc chạy đua vào Thượng viện của Harris ở California năm 2016, khi bà giành được hầu hết phiếu bầu của người Mỹ gốc Ấn, dường như là một điềm lành. Và trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, chiếc vé của đảng Dân chủ đã giành được sự ủng hộ từ 2/3 cử tri Mỹ gốc Á.
Vì Harris từ lâu đã định vị mình là người da màu và người châu Á, bà có thể khuyến khích cử tri từ cả hai nhóm, Sadhwani nhận xét và thêm rằng tại những quận có tỷ lệ người Mỹ gốc Phi lớn, tỷ lệ cử tri da màu đi bỏ phiếu cũng có xu hướng tăng lên khi có ứng viên là người da màu.
"Tôi nghĩ Harris là điểm giao thoa tinh túy của bản sắc: Bà ấy không chỉ là người da màu mà còn là người gốc Ấn Độ và là một phụ nữ", phó giáo sư Sadhwani nói. "Bà ấy đang đảm nhận rất nhiều vai trò và tôi tin rằng rất nhiều người Mỹ có thể nhìn thấy câu chuyện của chính họ được phản ánh ở Harris".
Biden tố Trump 'bỏ mặc' nước Mỹ Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden cáo buộc Trump "bỏ mặc" khi Covid-19 khiến hơn 5,8 triệu người Mỹ nhiễm virus, hơn 180.000 người chết. "Tôi không đổ lỗi cho ông ấy về cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhưng tôi trách ông ấy đã bỏ mặc và không đưa ra giải pháp", ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden...