Lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng
Lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh, thay vì để đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm.
Ảnh minh họa. (Ảnh:BT)
Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong 9 tháng của năm 2019, lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận, chi trả ngoại tệ… ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018.
Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, dự tính cả năm kiều hối gửi về TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD. Lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh, thay vì để đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, những năm gần đây, kiều hối chuyển về Thành phố tăng bình quân 8-10% mỗi năm.
Video đang HOT
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam tăng liên tục và vào top 10 thế giới: Năm 2018 lượng kiều hối về Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, trước đó, năm 2017 là 13,8 tỷ USD, năm 2016 là 11,88 tỷ USD.
Lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP. Hồ Chí Minh có sự gia tăng so với năm trước do số lượng người Việt Nam ở nước ngoài đang tăng lên, đặc biệt là lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, kiều bào cũng nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư về Việt Nam, mở rộng sản xuất, kinh doanh cùng với sự phát triển kinh tế trong nước.
Thêm vào đó, nhờ sự nỗ lực của Chính phủ theo hướng thông thoáng hơn, đơn giản hóa các thủ tục, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Mặt khác, mạng lưới và hoạt động chi trả ngoại tệ qua các ngân hàng và công ty kiều hối được phát triển mở rộng, hiệu quả đa dạng hóa dịch vụ hơn.
Không những đóng góp về nguồn lực tài chính, nhiều chuyên gia, trí thức kiều bào đã có những đóng góp quan trọng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, là cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài cho du lịch và đặc biệt trong việc quảng bá, giới thiệu văn hóa, hình ảnh, vị thế Việt Nam đến với bạn bè, du khách quốc tế./.
Chi Mai
Theo cpv.org.vn
VN-Index thất bại trước ngưỡng 990 điểm
Phiên giao dịch ngày 9-10, thị trường về chiều, nhiều Bluechips (VHM, POW, PNJ, PLX, VIC, VNM, VCB, SAB, BHN, BVH) đều giảm điểm khiến thị trường đảo chiều. Dù vậy, nỗ lực của CTG, FPT, GAS, MSN, REE, HVN, VRE, MWG, BID giúp các chỉ số không giảm quá sâu. Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,39 điểm, xuống 987,83 điểm; UPCoM-Index giảm 0,21 điểm, xuống 56,62 điểm và chỉ có HNX-Index giữ được sắc xanh khi tăng 0,70 điểm, lên 104,62 điểm. Thanh khoản thị trường khá tốt, giá trị khớp lệnh ba sàn đạt gần 3.500 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index và HNX-Index, phiên giao dịch ngày 9-10.
* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay đảo chiều giảm điểm lúc cuối thời gian giao dịch, VNXALL-Index chốt phiên giảm 0,21điểm (-0,02%), dừng ở mức 1.363,01 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với KLGD đạt 186,91 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 3.875,47 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 136 mã tăng giá, 83 mã đứng giá và 160 mã giảm giá.
* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 104,62 điểm, tăng 0,70 điểm ( 0,68%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 21,81 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 294,96 tỷ đồng.
Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 0,95 điểm ( 0,51%) và lên mức 187,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 12,93 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 218,20 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 56,62 điểm, giảm 0,21 điểm (-0,37%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng KLGD đạt hơn 6,97 triệu CP, GTGD tương ứng đạt hơn 164,82 tỷ đồng.
* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,39 điểm (-0,04%) và dừng ở mức 987,83 điểm. Thanh khoản đạt hơn 182,53 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 4.107,94 tỷ đồng. Toàn sàn có 138 mã tăng, 66 mã đứng giá và 164 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 giảm 0,73 điểm (-0,08%) và ở mức 914,54 điểm. Thanh khoản đạt hơn 80,41 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 2.471,48 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 12 mã tăng, 3 mã đi ngang và 15 mã giảm giá.
Năm CP có khôi lương giao dịch nhiêu nhât là ROS (hơn 20,15 triệu đơn vị), CTG (hơn 6,13 triệu đơn vị), VPB (hơn 5,86 triệu đơn vị), STB (hơn 5,65 triệu đơn vị), FTM (hơn 5,63 triệu đơn vị).
Năm CP tăng giá nhiều nhất là FUCVREIT (6,98%), SVI (6,97%), QCG (6,97%), CMV (6,94%), TCO (6,94%).
Năm CP giảm giá nhiều nhất là HTN (-13,20%), HTL (-7,00%), SMA (-6,96%), FTM (-6,95%), RIC (-6,94%).
* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 74.984 hợp đồng được giao dịch, giá trị 6.868,22 tỷ đồng.
LÊ MINH
Theo Nhandan.com.vn
Vietcombank đạt 17.250 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2019 Trong 9 tháng năm 2019, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đạt lợi nhuận trước thuế 17.250 tỷ đồng, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 85,4% kế hoạch năm 2019. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối...