Lương GĐ 2,6 tỷ: Bù đắp thiệt hại cho CN
Các doanh nghiệp sai phạm phải rà soát việc thực hiện chính sách đối với người lao động trong những năm qua và có giải pháp cụ thể để bù đắp thiệt hại.
Mấy hôm nay, mỗi ngày có hàng chục cuộc điện thoại gọi đến Báo Người Lao ộng; thậm chí nhiều người còn trực tiếp đến báo bày tỏ nỗi bức xúc trước thông tin liên quan đến lương “khủng”. Họ là công nhân (CN) của các đơn vị công ích. “Các anh các chị hãy theo chúng tôi ra hiện trường để biết anh em vất vả thế nào. Vậy mà họ nỡ bớt xén một cách tàn nhẫn”- một CN Công ty Công viên Cây xanh TP HCM nói trong nước mắt.
Công nhân Công ty Công viên Cây xanh TP HCM làm việc trong điều kiện nguy hiểm, nặng nhọc Ảnh: Hồng Nhung
Không truy thu lương của NL
Chúng tôi theo chân anh em CN ra hiện trường. Hơn 11 giờ 45 phút, các CN mé cây (thuộc Công ty Công viên Cây xanh TP HCM) vẫn đang cưa những cành nhỏ, mục trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM). Phía trên cao, 2 CN đang dùng cưa máy cắt cành. Giữa dòng xe cộ đông đúc, 3 CN khác từ từ kéo một đồng nghiệp vừa cưa cây từ trên cao xuống trước sự lo lắng của người dân xung quanh. Gần 12 giờ, nhóm CN mới hoàn tất công việc và thu gom dụng cụ. Uống vội ngụm nước, một CN cho biết chuyện làm quá trưa như thế này là bình thường. Chúng tôi hỏi thu nhập được bao nhiêu, anh cho biết mỗi tháng được 5 triệu đồng.
Cùng thời điểm trên, một nhóm CN khác đang mé cây ở Công viên 23-9 (quận 1, TP HCM). Một CN cho biết đã làm ở công ty hơn 25 năm, hiện đang hưởng lương bậc 7 với mức thu nhập hằng tháng hơn 7 triệu đồng. “Vừa rồi, nghe nói đến chuyện truy thu lương của toàn công ty, ai cũng lo lắng vì chắc chắn thu nhập sẽ giảm sút. Tiền lương tháng nào xào hết tháng đó mà bị truy lương kiểu này, không biết sẽ ra sao!” – CN này lo lắng.
Một số CN cho biết theo thông báo của công ty, số tiền bị truy thu sẽ trừ vào lương hằng tháng. Nhiều CN có ý định nghỉ việc nếu thu nhập bị truy thu quá nhiều. Khi chúng tôi cho biết UBND TP chỉ yêu cầu truy thu tiền lương chi sai cho cán bộ quản lý chứ không truy thu của CN, mọi người đều ồ lên vui mừng. Họ nói mấy ngày qua ai cũng ăn không ngon, ngủ không yên vì không biết lấy tiền đâu ra để trả lại! Còn các CN thời vụ thì niềm vui nhân đôi khi sắp tới không những được bảo đảm quyền lợi mà còn được đền bù những thiệt hại do công ty gây ra.
Công nhân Công ty Thoát nước đô thị thi công hố ga trên được Hùng Vương, quận 5, TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Khôi phục quyền lợi bị tước đoạt
Theo kết luận của UBND TP HCM, tổng số CN trong các doanh nghiệp (DN) công ích phải được khôi phục quyền lợi là 1.079 người, tập trung tại các công ty: Thoát nước ô thị, Công viên Cây xanh và Công trình Giao thông Sài Gòn. “Các DN phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả để khôi phục quyền lợi của người lao động (NL) bị tước đoạt từ những năm trước đây cho đến nay, gồm BHXH và các quyền lợi khác; đền bù những thiệt hại do áp dụng các chế độ bất bình đẳng giữa những NL trong công ty” – kết luận của UBND TP HCM, nêu rõ.
Video đang HOT
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại các DN nói trên cho thấy ngoài việc không được đóng BHXH, BHYT, BHTN, CN thời vụ còn chịu nhiều thiệt thòi khi không được hưởng đầy đủ các khoản phúc lợi khác như tiền lương bổ sung, thưởng, tham quan nghỉ mát… Theo ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở L-TB-XH TP HCM, thực hiện kết luận của UBND TP, các DN sai phạm phải rà soát việc thực hiện chính sách đối với số lao động này trong những năm qua và có giải pháp cụ thể để bù đắp thiệt hại. Trên cơ sở báo cáo việc khắc phục hậu quả của DN, Thanh tra sở sẽ kiểm tra thực tế và đối chiếu để đòi lại quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho NL.
Khẩn trương khắc phục sai phạm
Trong một động thái khắc phục sai phạm, chiều 30/8, Hội đồng Thành viên Công ty Thoát nước ô thị TP HCM đã chỉ đạo Phòng Tổ chức Hành chánh rà soát lại việc ký kết hợp đồng cho CN tại 10 xí nghiệp trực thuộc. Lãnh đạo công ty cam kết việc giao kết lại hợp đồng lao động với 163 lao động mùa vụ và 355 lao động hợp đồng có thời hạn sẽ hoàn tất trước ngày 15/9. “Mọi quyền lợi về BHXH, BHYT, lương, thưởng của số lao động này sẽ được bảo đảm đúng như chỉ đạo của UBND TP” – ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Thoát nước ô thị, cam kết.
Qua kiểm tra tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các DN công ích trực thuộc từ ngày 27/8, Công đoàn (C) Sở Giao thông Vận tải TP đã lưu ý các C cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động rà soát lại việc thực hiện chế độ chính sách cho NL. “Các C cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ ban giám đốc xây dựng lại phương án trả lương, thưởng và các chế độ khác nhằm bảo đảm bình đẳng giữa NL gián tiếp và lao động trực tiếp, lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Việc thực hiện phải công khai, minh bạch, chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với NL trong công ty” – bà Vũ Thị Ngoãn, Chủ tịch C Sở Giao thông Vận tải, cho biết.
Theo nguồn tin của Báo Người Lao ộng sáng 30/8, Sở Tài chính TP đã có văn bản trình UBND TP về việc yêu cầu 4 đơn vị công ích có sai phạm thu hồi tiền thưởng, tiền lương của các viên chức quản lý đã chi sai. Theo đó, 4 đơn vị này là Công ty Thoát nước ô thị (thu hồi 3.204.609.426 đồng), Công ty Chiếu sáng Công cộng (thu hồi 2.507.286.173 đồng), Công ty Công viên Cây xanh (thu hồi 1.292.691.126 đồng), Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn (thu hồi 554.284.069 đồng).
Luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm oàn Luật sư TP HCM: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự Lý giải về việc “ngồi mát ăn bát vàng” của mình, Giám đốc Công ty Thoát nước ô thị cho rằng lương cao do doanh thu tăng đột biến, còn Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Chiếu sáng Công cộng lại khẳng định “Quỹ lương không đụng một đồng nào của ngân sách”. Tất cả những lý lẽ trên là không thể chấp nhận. Là DN công ích càng phải quan tâm tới lợi ích cộng đồng, đằng này lãnh đạo các DN lại “vơ vét cho đầy túi”, thật đáng tiếc và đáng trách. Hành vi của họ cần được điều tra làm rõ; nếu nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng “, “tham ô tài sản” được quy định tại điều 165 và điều 278 Bộ Luật Hình sự. Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà: Chắc chắn không chìm xuồng! Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà đã khẳng định như vậy xung quanh vấn đề lương “khủng” của 4 công ty dịch vụ công ích mà dư luận đang quan tâm
Phóng viên: Việc xử lý hậu lương “khủng” của lãnh đạo các công ty Thoát nước ô thị, Công trình Giao thông Sài Gòn, Chiếu sáng Công cộng và Công viên Cây xanh sẽ làm gì ngay, thưa ông?
- Ông Lê Mạnh Hà: UBND TP đã yêu cầu thu lại hết số tiền lương cao quá quy định. Quan trọng nhất ở đây là việc bồi thường cho những công nhân bị tước đoạt quyền lợi. Cụ thể như phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (NL) từ những năm qua cùng với tiền thưởng, các quyền lợi khác mà một NL được hưởng theo quy định.
Con số lương “vênh” so với quy định khoảng bao nhiêu? ến nay có lãnh đạo công ty nào thực hiện việc hoàn trả?
- Con số năm 2012 chưa thống kê xong nhưng chỉ riêng năm 2011 vào khoảng gần 7 tỉ đồng. Hiện Công ty Công viên Cây xanh đang tiến hành thu hồi tiền chi sai vì TP đã có kết luận sớm đối với công ty này.
Thành phố đã xem xét hình thức xử lý số cán bộ lãnh đạo này chưa, thưa ông?
- Bước đầu đã yêu cầu các công ty tổ chức kiểm điểm từng cá nhân sai phạm, đề xuất hình thức kỷ luật. Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo thành lập Hội đồng Kỷ luật để xem xét, có hình thức kỷ luật thích đáng.
Ông đánh giá thế nào về hành vi bố trí lương “khủng” của lãnh đạo các công ty này?
- Tôi đánh giá đây là sự việc cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. Họ lĩnh lương tiền tỉ mà công nhân lăn lộn làm việc trong môi trường độc hại chỉ có 4-5 triệu đồng/tháng. Lãnh đạo các công ty này cố tình ký hợp đồng dưới 3 tháng là sai luật nhằm tước đoạt quyền lợi của NL.
Dư luận và NL trong chính các DN này đang bày tỏ sự bức xúc mà TP chưa có ngay hình thức kỷ luật những người liên quan. Người dân e rằng sự việc sẽ chìm xuồng?
- Chắc chắn không chìm xuồng! Tuy nhiên, việc kỷ luật phải cần có thời gian để xem xét, kết luận theo quy định của pháp luật, không thể vội vàng.
Thế Dũng thực hiện
Theo Khánh An – Võ Lê (Người Lao Động)
Lương 2,6 tỷ: Nguyên Cục trưởng "vạch" kẽ hở
Nói về vụ sếp công ty công ích lương vài tỷ mỗi năm, ông Phạm Đình Soạn - Nguyên Cục trưởng Cục Tài chính DN lo ngại, nếu tình trạng này cứ tái diễn thì chẳng chóng thì chày vốn Nhà nước sẽ bị "ăn mòn" và sở hữu Nhà nước "biến" thành sở hữu tư nhân mà Nhà nước lại không thu được gì.
Nói về vụ sếp công ty công ích lương vài tỷ mỗi năm, ông Phạm Đình Soạn - nguyên Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng "chênh lệch khủng giữa lương sếp và nhân viên tới 41 lần là sự bất công bằng trong quan hệ nội bộ, dù "một người lo bằng một kho người làm", nhưng gấp tới hơn 40 lần thì không hiểu đạo lý thế nào".
"Thật khó hình dung nổi một DN hoạt động trên cơ sở bao cấp vốn của Nhà nước mà lãnh đạo lại được hưởng mức lương cao ngất ngưởng như thế", ông Phạm Đình Soạn - nguyên Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nhận định.
Theo ông Phạm Đình Soạn, trong lúc cả nền kinh tế đang rất khó khăn, cả xã hội, người dân đang chi ly từng đồng để trang trải cuộc sống thì lại có một bộ phận lãnh đạo DNNN sống sung túc với mức lương "khủng" lĩnh hàng tháng. "Thật khó hình dung nổi một DN có vốn sở hữu của Nhà nước mà lãnh đạo lại được hưởng mức lương cao ngất ngưởng như thế"- ông Soạn bất bình.
Ông cũng cho rằng, đằng thẳng trong nền kinh tế hiện nay DN nào làm ăn tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì được hưởng nhiều, nhưng làm ít và lạm dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để được hưởng nhiều thì quả thật quá bất hợp lý.
Trong khi lãnh đạo lĩnh lương hàng tỷ đồng mỗi tháng, lương người lao động tại công ty cấp thoát nước TP.HCM chỉ vài triệu đồng
Không chấp nhận ý kiến phân trần của lãnh đạo DN công ích tại TP.HCM về mức lương lĩnh khủng là do DN này làm ăn có lãi, DN tham gia đấu thầu các công trình bên ngoài.... nguyên lãnh đạo Cục Tài chính DN thẳng thắn, trong bối cảnh "siết" đầu tư công, vốn ngân sách rót vào đầu tư các công trình hạ tầng giảm mạnh thì DN cũng phải tiết kiệm chi. Song kẽ hở ở chỗ, hoạt động của DN công ích vẫn phụ thuộc vào "bầu sữa" ngân sách Nhà nước bao cấp trên cơ sở định mức, định ngạch.
"Đáng lý khoản doanh thu được trên cơ sở vốn ngân sách bao cấp phải dùng để chi trả công việc công ích, chi trả để bù đắp cho chi phí sản xuất, trong đó có quỹ tiền lương,... thì nay lại bị lạm dụng thay vì trả đúng, trả đủ lương cho người lao động lại chỉ "đổ" vào túi một vài cá nhân" - Nguyên Cục trưởng Cục Tài chính DN cắt nghĩa và lo ngại, nếu tình trạng này cứ tái diễn và không bị "phanh phui", chẳng chóng thì chày vốn Nhà nước sẽ bị "ăn mòn" và sở hữu Nhà nước "biến" thành sở hữu tư nhân mà Nhà nước lại không thu được gì.
Thêm nữa, chênh lệch khủng giữa lương sếp và nhân viên tới 41 lần là sự bất công bằng trong quan hệ nội bộ, giữa người lãnh đạo và người lao động. "Tất nhiên "một người lo bằng một kho người làm", nhưng cái gì cũng nên có giới hạn, phải hợp lý chứ gấp tới hơn 40 lần thì không hiểu đạo lý thế nào" - ông Soạn đặt nghi vấn.
Là người có kinh nghiệm và hiểu từng "chân tơ kẽ tóc" hoạt động của DNNN, nguyên Cục trưởng Phạm Đình Soạn chỉ ra rằng, đây là điển hình của "lỗ hổng lớn trong giám sát tài chính tại DNNN", đặc biệt là cơ chế tiền lương tại các tập đoàn, DNNN đang có nhiều bất cập, từ khâu phân bổ lương trong tập đoàn, tổng công ty đến các công ty thành viên, các viên chức...
Bất cứ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam, đều có những quy định rất chặt chẽ về mức lương, bậc lương... của lãnh đạo các DN, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, tuy nhiên không loại trừ trường hợp "lách luật".
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 28/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thẳng thắn, việc lãnh đạo 4 DN công ích tại TP.HCM nhận lương tiền tỷ không đúng quy định hiện hành và cần được xử lý.
Theo Bộ trưởng Đam, với quy định hiện hành tại Nghị định 50 và 51 của Chính phủ, mức lương cao nhất được quy định cho Chủ tịch HĐTV của DNNN là 36 triệu đồng/tháng. Nếu DN làm ăn tốt, lãnh đạo sẽ được thưởng thêm nhưng mức thưởng cũng không quá 1,5 lần mức lương trên.
"Như vậy, nếu những điều báo chí phản ánh là chính xác thì việc chi trả lương nêu trên là sai. Và sai thì sẽ được xử lý" và thẩm quyền xử lý hiện được giao cho UBND TP cũng như các bộ ngành liên quan" - Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định.
Người phát ngôn Chính phủ cũng tiết lộ, ngay cả mức lương lĩnh hàng tháng của Thủ tướng - người đứng đầu Chính phủ cũng thấp hơn nhiều lần so với lương của 4 lãnh đạo DN công ích trên. Hiện Thủ tướng hiện hưởng lương theo chế độ của công chức là 1,15 triệu đồng/tháng với hệ số lương 12,5. Tính ra, mỗi tháng người đứng đầu Chính phủ lĩnh hơn 17 triệu đồng/tháng (bao gồm cả các khoản phụ cấp).
"Sửa" lỗ hổng này, nguyên lãnh đạo Cục Tài chính DN nhấn mạnh, phải có giải pháp để rút bớt chi tiêu công, lãng phí. Kế đến phải "siết" lại cơ chế quản lý sử dụng vốn tại DN công ích, DNNN, để vốn đi đúng luồng, bảo toàn và phát triển được vốn. Ngoài ra, chi phí sản xuất giá thành tại các DNNN cũng phải "chỉnh đốn" lại.
Theo Nguyễn Hoài (Infonet.vn)
Mổ xẻ vụ "sếp công ích" lĩnh lương khủng Hành vi sử dụng quỹ lương của người lao động để chi trả tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý, các cá nhân liên quan có thể bị cách chức hoặc buộc thôi việc. Giao kết lại hợp đồng và bồi hoàn tiền lương Nhìn từ góc độ pháp luật về lao động, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch...