Lương dưới 20 triệu đồng/tháng: 5 thay đổi bạn phải bắt đầu ngay để gần hơn với tự do tài chính, gặp biến cố cũng không rơi vào đường cùng
5 thay đổi mà bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt để tiến gần tới tự do tài chính dù hiện tại chỉ có mức lương dưới 20 triệu đồng mỗi tháng.
Để tới gần hơn với tự do tài chính, việc đầu tiên mọi người hướng đến chính là gia tăng thu nhập. Thế nhưng, ở nhiều giai đoạn cuộc đời, không phải ai cũng có sự nghiệp thuận lợi để đạt mức thu nhập như ý.
Có những người đang dần bước lên con đường thành đạt, thu nhập tăng tiến nhanh chóng. Cũng có không ít người đang bắt đầu phát triển, cần xây dựng nền tảng vững chắc từ ban đầu chứ không quá vội vàng đi lên. Như vậy, rất nhiều người vẫn đang duy trì mức lương dưới 20 triệu đồng mỗi tháng.
Với những người có mức thu nhập chưa cao, làm thế nào để quản lý tài chính, để chi tiêu và tiết kiệm một cách hợp lý là vấn đề khá đau đầu. Sau đây là 5 thay đổi mà bạn phải bắt đầu ngay để có thể phát huy sức mạnh to lớn của tiền bạc:
1. Học kiến thức quản lý tài chính cơ bản
Để phát huy hết vai trò của tài chính trong tay, bạn không chỉ cần học cách tiết kiệm mà còn phải học cách chi tiêu. Do đó, việc học thêm kiến thức quản lý tài chính là nhân tố quan trọng với bất kỳ ai. Có như vậy, bạn mới không để lãng phí giá trị của đồng tiền có hạn trong tay.
Đặc biệt, những người có mức lương dưới 20 triệu đồng mỗi tháng thường không có một khoản tài chính dư dả số lượng lớn. Sau khi chi tiêu cho sinh hoạt cá nhân, các khoản đầu tư bắt buộc, họ rất khó có thể tích lũy nhiều đồng tiền rảnh rỗi. Do đó, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu bạn liên tục sử dụng phép thử và sai lầm. Như vậy, tài sản sớm ngày sẽ trở thành tiêu sản mà không đem lại giá trị thực tế.
Sau khi học tập và “nằm lòng” một số kiến thức quản lý tài chính nhất định, bạn sẽ có cách hiểu khác về tiền và có tư duy khác về đầu tư, chi tiêu. Điều này sẽ giúp mọi người tận dụng mọi thứ một cách tốt nhất, cho dù đó chỉ là 100 ngàn, hay thậm chí là vài ngàn đồng.
2. Mua bảo hiểm cho bản thân
Nhiều người nghĩ rằng, mua bảo hiểm là lãng phí tiền bạc và không cần thiết. Vừa đủ lo cơm áo gạo tiền mà còn phải đóng bảo hiểm định kỳ khiến nhiều người ái ngại. Thay vào đó, họ thà thư thả một chút về tài chính để có tinh thần tốt, giúp làm việc và học tập hiệu quả hơn. Nếu dư dả thì đầu tư cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, càng là người có thu nhập không cao, dự phòng một khoản bảo hiểm lại càng cần thiết trong các trường hợp rủi ro. Chẳng hạn, với mức lương dưới 20 triệu đồng mỗi tháng, nếu tiết kiệm 3 – 5 triệu đồng, vậy sau một năm, chúng ta có trong tay khoảng vài chục triệu. Bất cứ một tai nạn, sự cố lớn nào xảy ra trong cuộc sống cũng có thể khiến chúng ta lâm vào thế khó.
Ngược lại, nếu đã có một kế hoạch dự phòng cho các rủi ro trong tương lai, ví dụ như bảo hiểm, thì chúng ta sẽ “nhẹ gánh” tài chính hơn rất nhiều.
3. Cần phải có kế hoạch tiết kiệm
Video đang HOT
Bắt đầu từ bây giờ, bạn cần cẩn trọng xem xét lại kế hoạch tiết kiệm của mình đã hợp lý hay chưa.
Nhiều người có mức lương dưới 20 triệu đồng mỗi tháng thì cảm thấy, có tiết kiệm cũng chẳng được bao nhiêu. Tuy nhiên, đạo lý tích tiểu thành đại thì ai cũng biết. Khi chúng ta tự lên kế hoạch về quá trình tiết kiệm như thế nào, nên tiết kiệm bao nhiêu dựa trên thu nhập thực tế… đó là cách chúng ta hạn chế tối đa những khoản chi tiêu lãng phí, khiến đồng tiền mất đi tác dụng to lớn.
Trên thực tế, dù thu nhập của bạn đang ở mức nào thì chúng ta cũng nên lập kế hoạch tiết kiệm cho bản thân. Nếu mỗi tháng chỉ bỏ ra khoảng 1-2 triệu để tiết kiệm, sau 12 tháng, bạn cũng có một khoản 12 – 24 triệu đồng. Con số này tuy không lớn nhưng có thể phát huy tác dụng khôn kể trong trường hợp yêu cầu tài chính khẩn cấp.
4. Đầu tư vào bản thân
Với những người có mức lương dưới 20 triệu đồng mỗi tháng, họ còn có rất nhiều không gian để tiếp tục phát triển. Do đó, đầu tư vào bản thân để cố gắng cải thiện khả năng của mình là điều hoàn toàn có thể.
Trong điều kiện xã hội không ngừng tiến bộ, nghề nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thách thức và sự thay đổi liên tục trong cơ cấu công việc. Bạn chỉ có thể thích nghi với sự đổi mới thông qua việc học hỏi không ngừng. Đó cũng là cách mà bạn “mài dũa” giá trị của bản thân để ngày một trở nên xuất sắc, gia tăng thu nhập cá nhân.
5. Tích cực gia tăng nguồn thu nhập
Tăng lương là một quá trình dài lâu, không thể diễn ra chóng vánh trong một sớm một chiều. Như vậy, trông chờ vào một khoản thu nhập duy nhất sẽ khiến bạn bị động đáng kể. Trong tình huống này, hãy tích cực tăng thêm nguồn thu để thay đổi cơ cấu thu nhập của bản thân.
Dựa trên sự phân bổ thời gian và tâm trí, bạn có thể làm một nghề chính và thêm một vài công việc phụ. Các khoản thu mới có thể không cao nhưng sẽ rất linh hoạt, giúp bạn giải quyết được nhiều nhu cầu chi tiêu.
Cách tốt nhất khi nhận công việc làm thêm part time là lựa chọn lĩnh vực có liên quan tới kinh nghiệm và chuyên môn chính của bạn. Như vậy, hai công việc chính và phụ đều có thể bổ sung cho nhau. Bạn vừa có thể gia tăng tích lũy trong nghề, vừa có thêm khoản thu nhập lý tưởng.
Thử thách "7 ngày tiết kiệm" đơn giản mà hiệu quả, ai cũng làm được
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Bạn có bao giờ tự hỏi tiền của mình đã đi đâu hay làm thế nào bạn có thể tiêu nhiều tiền như vậy dù bạn thấy bản thân không phải người tiêu xài hoang phí?
Các thế hệ trước chúng ta thường sau mỗi kỳ nhận lương sẽ mang tiền đến ngân hàng gửi tiết kiệm và để lại một phần bằng tiền mặt để trang trải sinh hoạt. Nếu tiêu hết số tiền này trước khi đến kỳ lấy lương tiếp theo, họ có thể nhận ra rõ ràng rằng mình đã tiêu quá nhiều tiền, cần thay đổi ngay cách chi tiêu.
Và rồi ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta nhận lương qua tài khoản ngân hàng và nhét đầy trong ví là những tấm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Những tờ tiền hay đồng xu trở nên ít thân quen hơn. Không thể phủ nhận những lợi ích của việc chi tiêu không tiền mặt song nó lại khiến bạn quá dễ dàng để phá vỡ ngân sách, chi tiêu mất kiểm soát.
Khi không chi tiêu bằng tiền mặt, không nhìn thấy rõ tiền của mình đang cạn kiệt dần, chúng ta sẽ khó có thể nhận ra số tiền mình đang chi tiêu. Tất nhiên, có người vẫn hàng ngày đăng nhập và xem mình đang có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng song đa phần chúng ta không làm vậy. Cuối cùng, khi bỗng một ngày nhìn đến số dư, bạn hụt hẫng khi biết sự thật về những gì mình đang có. "Không thể nào!", bạn thốt lên đầy ngao ngán.
Nếu điều này đang diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của bạn, thử thách 7 ngày tiết kiệm này có thể giúp bạn đi đúng hướng.
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Các nhiệm vụ này chính là các thành phần cơ bản để có được tài chính thành công. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Cũng giống như một chế độ ăn kiêng, bạn không thể mong đợi mình sẽ giảm 30 cân trong một đêm và bạn không thể mong đợi để giải quyết thói quen chi tiêu bất cập nhiều năm qua chỉ trong một tuần. Nhưng nếu thử thách này khiến bạn phải lăn tăn hơn trước khi chi chỉ 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng cho thứ bạn thực sự không cần thì bạn đang thực sự tiến bộ. Những người có quyết tâm sẽ thay đổi được tình hình, không còn cuộc sống khó khăn như trước.
Hãy dành thời gian cho 7 ngày tới để tham gia thử thách này nhằm hướng đến con đường tự do tài chính.
Ngày 1: Viết bản cam kết và sắp xếp các hóa đơn
Bạn có cam kết rằng mình sẽ không vướng vào nợ nần không? Hãy viết ra những câu cam kết để có động lực hơn trong suốt hành trình tự do tài chính của mình. Cam kết đó có thể ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào bạn.
Ví dụ: Cam kết của bạn có thể là: "Tôi sẽ dành 30 phút sau mỗi lần nhận lương để xem xét tình hình tài chính của mình" hoặc "Tôi cam kết tuần này sẽ tự pha đồ uống mỗi ngày và gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh".
Ngày 2: Cộng tất cả các khoản thu nhập và chi phí
Với ngày thứ 2 trong thử thách, bạn cần thống kê về các chi tiêu của mình. Hãy đơn giản là vẽ vẽ một đường thẳng để phân trang giấy của bạn làm 2 phần. Ở phía bên trái, bạn sẽ ghi tất cả các chi phí của bạn và ở bên phải là phần dành cho thu nhập. Giờ thì bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về cách chi tiêu của mình, về đường đi lối lại của những đồng tiền.
Ngày 3: Tìm cách ngừng chi tiêu cho những thứ xa xỉ không cần thiết
Chính xác thì những thứ xa xỉ ở đây là gì? Đừng nghĩ rằng chúng phải đao to búa lớn là những chiếc túi xách hay đồng hồ có giá cả chục triệu đồng, đó đơn giản là những thứ mà bạn không thực sự cần thiết nhưng vẫn chi cả tá tiền mỗi tháng.
Bạn có thực sự cần mua một cốc cà phê đắt đỏ mỗi sáng không? Bạn có mặc hết số quần áo đang có trong tủ không? Số son bạn sưu tập liệu có phải quá nhiều và gây tốn kém? Hãy nghĩ về những thứ không cần thiết đối với bản thân và cam kết không chi tiêu quá nhiều tiền cho những món đồ đó.
Ngày 4: Trả hết nợ bằng số tiền hiện có
Thay vì chi tiêu thêm bất kỳ khoản tiền nào, hãy trả hết nợ nhanh hơn dự kiến. Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng 1 triệu đồng, hãy tìm cách dừng lại các khoản chi để ưu tiên cho việc trả hết nợ trước.
Ngày 5: Giảm quy mô
Hãy tiến hành rà soát và chủ động liên lạc với các công ty truyền hình cáp, điện thoại di động và bảo hiểm của bạn để nhận được sự tư vấn về các gói phù hợp hơn. Sự thật là rất nhiều người chúng ta đang lãng phí tiền mà không hay biết.
Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để xem tivi? Bạn có xem hết các kênh trong gói cước mình sử dụng không?
Bạn có biết mình đang sử dụng những dịch vụ, gói cước điện thoại di động nào không? Bạn sử dụng hết mức tối đa chứ?
Gói bảo hiểm bạn đang tham gia có phù hợp với tình hình của bạn không? Liệu có sự điều chỉnh nào để giúp bạn tiết kiệm?
Chỉ đơn giản bằng cách chuyển sang gói phù hợp hơn với tình hình thực tế, bạn đã tiết kiệm được khoản tiền lớn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc giảm quy mô của căn nhà đang ở như chuyển sang nơi khác có giá cả thấp hơn hoặc chuyển sang nơi có diện tích nhỏ hơn. Tất cả những thay đổi này đều sẽ giúp bạn tiết kiệm về lâu về dài.
Ngày 6: Bán đi những thứ không sử dụng
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để kiểm kê mọi thứ trong nhà, bạn sẽ nhận ra rất nhiều tiền của mình đang bị hoang phí. Hãy bắt đầu với tủ quần áo của bạn, sau đó là nhà kho và các phòng khác trong nhà để soạn ra những thứ bạn không dùng đến hoặc không còn nhu cầu dùng nữa.
Sự thật là chúng ta ai cũng có những thứ quần áo không mặc đến ở trong tủ cũng như những thứ trông hay hay mà không để làm gì ở trong nhà. Thay vì để chúng trong xó rồi bị lãng quên, hãy đem chúng rao bán trên những nơi chuyên rao bán đồ cũ hoặc mở buổi trao đổi đồ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Cũ người mới ta. Bạn sẽ nhanh chóng có được một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc nhận về những món đồ hữu ích hơn mà không phải chi một đồng.
Ngày 7: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tháng
Hãy xem khoản tiết kiệm của bạn như một hóa đơn phải "thanh toán" hàng tháng thay vì lối tư duy tiêu còn bao nhiêu thì gửi tiết kiệm. Hàng tháng, hãy gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm đều đặn như trả chi phí vậy, bất kể con số đó nhiều hay ít. Ngay chỉ với 200 nghìn đồng tiết kiệm mỗi tuần, bạn đã tiết kiệm được 10,4 triệu đồng mỗi năm.
Tiết kiệm không khó như bạn nghĩ phải không? Chỉ với một chút thời gian mỗi ngày, bạn đang mở đường cho mình đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Những khoản tiền người thành công không bao giờ chi Hầu hết những người thành công về mặt tài chính đều có quá trình tích lũy tài sản thông qua tiết kiệm và hiếm khi phí tiền vào những thứ không mang lại lợi nhuận. Ảnh minh họa Xổ số hay các trò đỏ đen Nếu bạn thực sự muốn làm giàu, đừng chơi xổ số bởi đây là cách đốt tiền nhanh...