Lương 22 triệu/tháng nhưng vẫn stress vì không có thời gian cho bản thân, cựu sinh viên NEU bị phản bác: Cái gì cũng có cái giá của nó!
Dù nhận mức lương không dưới 22 triệu mỗi tháng, nhưng cựu sinh viên này cho rằng vì áp lực công việc khiến cô căng thẳng và không thể cân bằng được cuộc sống của bản thân.
Với một sinh viên, ai nấy cũng có ước mơ sau khi ra trường sẽ tìm kiếm được một công việc phù hợp để phát triển bản thân cùng mức lương ổn để trang trải và lo cho cuộc sống. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bạn đã bắt đầu tìm đến những công việc làm thêm để đỡ thêm gánh nặng tiền bạc cho gia đình trong suốt 4 năm đại học vất vả. Thế nhưng, cũng vì điều này mà không ít những bạn trẻ bị cuốn vào guồng quay của công việc từ sớm và đánh mất nhiều thứ để khi nhìn lại tất cả chỉ còn là tiếc nuối.
Một cựu sinh viên Khóa 54 trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã đi làm từ năm 2 đại học đến tận bây giờ là 7 năm và có mức thu nhập đáng mơ ước so với nhiều người là 22 triệu mỗi tháng. Nhưng để có được mức lương cao ngất ngưởng này, cô bạn này cũng đã phải đánh đổi ít nhiều, có một cuộc sống nhàm chán và không có cho mình những mối quan hệ. Câu chuyện này khiến cộng đồng mạng vô cùng chú ý và tự hỏi có nên đánh đổi cuộc sống vì công việc hay không.
Ảnh minh họa
Nguyên văn đoạn chia sẻ như sau:
Mệt mỏi với công việc mức lương 22 triệu… mất cân bằng cuộc sống.
Có thể đây là 1 con số nhiều người mong muốn với 1 người 26 tuổi nhưng với mình, có lẽ ở thời điểm hiện tại, sau chuỗi ngày chiến đấu với công việc thì lại không. Mình là nữ, cựu sinh viên K54 trường, sau 3 lần nhảy việc thì hiện tại mức lương của mình ở mức 18 triệu/1 tháng tính cả thưởng theo năm thì trung bình 22 triệu nhưng các bạn có lẽ không hình dung được công việc của mình.
Sáng 8h có mặt, chấm công, vùi đầu vào công việc, làm 1 mạch đến 12h giờ tranh thủ ăn cơm nghỉ trưa rồi 1h chiều bắt đầu làm, bình thường 1 người 1 ngày làm khoảng 8-10 tiếng còn mình thì có ngày làm 10-12 tiếng, thậm chí là 14-16 tiếng khi quá tải công việc, thời gian còn lại mình chỉ muốn nghỉ ngơi.
Ngày nào cũng như ngày nào, mình sống như 1 cái máy.
Tất cả những sở thích của mọi người như mua sắm quần áo, mua điện thoại, mua đồng hồ, mua xe,… mua những thứ mình thích thì mình lại không có thời gian để có thể chọn lựa, mua sắm. Chỉ khi nào mình cảm thấy hết, thấy hỏng, quần áo mua 1 lần có khi dùng nửa năm, thậm chí cả năm. Giày 1 lúc mua 3, 4 đôi. Tất cũng mua cả lố 20 chiếc đi dần.
Những ngày cuối tuần người thì về quê, người thì đi du lịch, đi cà phê với bạn bè, mình thì mệt, ngay cả thứ bảy, chủ nhật cũng phải làm việc.
Nhiều hôm bố mẹ gọi “Hôm nay con có về nhà không?”, “Khiếp sao làm việc nhiều thế”, “Con không được nghỉ à?” lại thấy chạnh lòng.
Ảnh minh họa
Rồi hôm nay, lại 1 ngày mệt mỏi sau 1 cuộc họp tận 7h mới bắt đầu về, tranh thủ ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi, check deadline cũng đã hơn 11h đêm, nằm suy nghĩ đã bao nhiêu năm rồi nhỉ,… À từ năm 2 đại học đến giờ là đã 7 năm, mình cố gắng theo đuổi công việc, từ hồi ấy đi làm thêm, đi học tiếng Anh rồi làm đủ mọi việc để có kinh nghiệm, có được công việc như ngày hôm nay nhưng mình lại đánh mất quá nhiều thứ, không có hoạt động ngoại khoá, cũng không có người yêu (vì mình quá bận, không dành được thời gian cho ai cả), thời gian dành cho gia đình cũng ít, cho bạn bè cũng ít, đến giờ cảm thấy lạc lõng giữa các mối quan hệ. Hằng ngày chỉ vùi đầu vào công việc, dần lãnh cảm, vô cảm với những thứ xung quanh.
Bằng tuổi mình, các bạn có rất nhiều mối quan hệ, đi được nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, có những chuyện để kể còn mình thì chỉ có chuyện công việc.
Mình mệt mỏi, mình bỗng dưng muốn sống 1 cuộc sống nhẹ nhàng, có mức lương vừa phải chứ không phải như bây giờ, ngày nào cũng stress, cũng mệt mỏi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ở phần bình luận, nhiều quan điểm trái chiều được cư dân mạng để lại. Trong đó, nhiều tài khoản cùng cho rằng với mức lương như hiện tại thì việc chịu áp lực là điều đương nhiên và chẳng có gì để than vãn.
Tài khoản M.H bình luận: “Những người cũng làm nhiều như bạn, cũng chịu áp lực công việc như bạn nhưng lương cũng chỉ 10 triệu/tháng vì họ không bằng cấp, không trình độ, chỉ biết lao động tay chân. Cuộc sống mỗi người là một sự lựa chọn, bạn có tiền nhiều thì ngược lại mất đi thời gian dành cho bản thân mình. Lựa chọn như thế nào đều ở bạn.”
“Ơ hay, lương càng cao đồng nghĩa trách nhiệm càng lớn. Cái gì cũng có cái giá của nó”, bạn T.L thẳng thắn chia sẻ
Bạn T.A cũng đồng tình: “Ít ra cái cố gắng hay hy sinh vì công việc của bạn được đổi lại bằng đồng lương xứng đáng. Còn nhiều người thời gian thậm chí gò bó mệt mỏi hơn nhiều nhưng đâu tương xứng với đồng tiền cuối tháng nhận được, vì hoàn cảnh vẫn cố mà cày đó thôi. Hãy trân trọng với những gì mình đang có.”
Ảnh minh họa
Ngoài ra, cũng không ít những bình luận chia sẻ và đồng cảm với người đăng đàn vì họ cũng chịu áp lực công việc. Bạn T.H tâm sự: “Giống mình quá, thậm chí không có thời gian để đi shop mua cái áo hay đôi giày, nhiều lúc muốn đi gội đầu mát xa cho thư giãn mà cứ quay cuồng cuốn theo lịch đã định!”
Cùng tâm trạng trên T.V.T chia sẻ: “Tuổi trẻ đánh đổi sức khoẻ để lấy tiền về già ta lại lấy tiền đi mua sức khoẻ. Cái mà ai cũng hướng tới là sự cân bằng trong cuộc sống. Chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn hơn.”
Bán hàng online và muôn nẻo tâm tư thầm kín giờ mới dám kể của hội bỉm sữa liều mình đi buôn
Người ta thường kháo nhau, bán hàng online chắc lãi ghê lắm, nên mấy năm nay mới có chuyện người người bán hàng online, nhà nhà bán hàng online. Nhưng đằng sau đó có bao tâm tư thầm kín mà người trong ngành thổ lộ...
Thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội và thương mại điện tử, bán hàng online đã trở thành một nghề rất hot.
Nhìn qua thì cũng khá dễ dàng, nhẹ nhàng, từ sinh viên, chị em công sở kiếm thêm đến mẹ bỉm sữa nghỉ ở nhà rảnh rỗi, ai cũng có thể bán hàng online. Mặt hàng thì chao ôi vô số, đồ ăn sống, đồ ăn chín, đồ ăn vặt, đặc sản vùng miền, quần áo, giày dép, mỹ phẩm... cái gì bán được trên đời (mà không phạm pháp) là hội bán hàng online cân tất.
Nghề này cũng được đồn có nhiều điều hấp dẫn, mà ngon nhất chính là thu nhập. Cứ nhìn xung quanh mà xem, khối người chỉ bán hàng online mà kinh tế khấm khá, mua xe, thậm chí mua nhà.
Nhưng thực tế, cái gì kiếm ra tiền đều chẳng dễ dàng. Để có được những thành quả ấy, họ điều phải đánh đổi. Với hội bỉm sữa bán hàng online họ có đến 1.001 câu chuyện trong nghề "ngang trái" này.
Bận tối mắt tối mày, chăm hàng ngang với con mọn
Bán hàng online có đủ thứ tiện, chẳng cần cửa hàng, cửa hiệu, chỉ cần đầu tư hàng, để ở nhà, đăng bán, ai hỏi thì trả lời. Nên chỉ cần tranh thủ lúc nhàn rỗi, vừa đi làm công ty vẫn làm ngon ơ. Đấy hẳn là suy nghĩ của rất nhiều về loại hình kinh doanh mới của thế kỷ 21. Nhưng có thật thế không?
Cũng vì tin rằng, bán hàng online ngon lắm mà lại nhàn vì đằng nào chẳng ôm máy tính làm việc cả ngày, bán tốt sẽ có đồng ra đồng vào bổ trợ cho khoản lương rất bình thường của công việc văn phòng, Thu Hà đâm đầu vào đồ xách tay.
Dính vào mới biết, mỗi ngày cô dành 3 - 4 giờ hoặc hơn để chụp ảnh, up bài bán hàng, trả lời inbox, tư vấn khách, mà vẫn phải đảm bảo việc chính.
Hà bán trên Facebook cá nhân, nên đa phần bạn bè vào ngó nghiêng. Người mua cũng có, nhưng người này người kia vào chòng ghẹo, đẩy comment "lấy tương tác" cũng chả ít, cứ thấy thông báo lại lội vào xem, lắm lúc điên cả người vì bị trêu, mà lờ đi cũng không xong vì sợ ngó lơ khách sộp.
Đó là chưa kể thời gian bỏ ra để nghiên cứu thị trường, xu hướng, sản phẩm đang sale, sản phẩm best seller từ nước ngoài, đêm hôm thức săn sale nữa chứ. Cũng chính vì thế, mà có lúc cô lơ là, chậm trễ deadline, có lúc còn bị sếp nhắc nhở.
Còn với mẹ hai con Trần Hồng Minh, việc bán online những sản phẩm thực phẩm chức năng tới từ Úc, nơi chị từng sống ở đó 2 năm không khiến chị gặp khó với nguồn hàng, nhưng chỉ tính thời gian xử lý đơn, rao bán hàng, tư vấn khách hàng... vừa phải lo chu toàn việc nhà cửa đã thấy muốn quá tải.
Xưa chị nghĩ nghỉ việc truyền thông phải trực đêm hôm, trực Tết, không có thời gian chăm lo cho con cái và gia đình, nghỉ rồi mới biết giờ mình còn không có thời gian hơn. Chơi với ngủ thì miễn đi vì thời gian cho bản thân càng thu hẹp lại. Đi du lịch thì cũng chỉ có dịp, có lúc tuy đúng là không cần phải chen chân vào lúc lễ, Tết thôi.
Bỏ tiền chục triệu nhận về chục ngàn, rủi ro chầu chực
Thực ra nếu bán hàng online mà có duyên, gặp khách thuận lợi, hàng hóa chạy đều, biết cách tính toán giá thì thu nhập sẽ rất khá (không khá ai đâm đầu vào bán, phỏng ạ). Lãi to hay không thì cũng tùy mặt hàng, ví dụ như mỹ phẩm xách tay chẳng hạn, giá niêm yết trên web rồi, lãi chủ yếu dựa vào việc có deal, có giá giảm riêng cho thành viên hay samples, tích điểm tặng kèm, tích tiểu thành đại cũng tạm ổn.
Với hàng thời trang, quần áo, đồ gia dụng, phụ kiện này kia hoặc đồ homemade thì có khả năng kiếm hơn, nếu làm khéo và đắt khách. Nhưng đời chẳng như là mơ, đầy người đầy lúc bị ế, nhìn đống hàng tồn mà chỉ muốn dẹp tiệm luôn.
Ti toe kinh doanh nông sản với tiêu chí, chỉ bán thứ mình dùng, dùng hàng mình bán, có thời Mai Lộc ngập trong các đơn hàng nào rau củ, nào gà bò cá lợn từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Mộc Châu, toàn do bạn bè tin tưởng từ các vùng đó tuyển lựa, gửi về cho.
Lãi chẳng được mấy nhưng Facebook dập dìu người hỏi han, nhộn nhịp chia hàng đưa đơn, rồi nhà lại có của con vật lạ ăn hàng tuần, nàng ta tự tin lắm.
Sau bận việc cơ quan, Lộc chỉ bán chuyên khoai mật. Đó là khi bỏ ra hàng triệu nhập hàng, bán hết chỉ thu về tiền trăm, tiền chục. Số là Lộc tự tin mua khoai mật canh tác hữu cơ trên miền núi về bán. Cả tiền vận chuyển, cả tiền khoai vốn đã hơn 3 triệu/tạ.
Mấy ngày đầu khoai chưa xuống mật thì không sao, mà bắt đầu xuống mật là chúng nó thi nhau... hà.
Lũ sâu khoai ở đâu ra không biết thi nhau đục khoét, ăn rỗ hết cả khoai, thâm đen ngoài mặt, bán được cho ai nữa! Mỗi ngày trôi qua, nhìn đống khoai chất chồng là một ngày Lộc muốn khóc, vì không những vốn liếng đi đời nhà ma mà cả nhà còn xông vào chửi "dại", "tha rác về nhà".
Còn Thu Hà thì cay đắng với kỷ niệm bỏ mấy chục triệu đi Quảng Châu lấy quần áo, túi xách về bán, nhưng không có kinh nghiệm, chọn đồ xấu nên về nhà ế dài răng, kết cục tưởng ẵm được cục tiền to tiêu Tết, ngờ đâu thu về tiền lẻ, rồi không biết quản lý nên tiền cũng hao hụt hết.
Chủ shop online: Bên ngoài thảo mai bên trong "hóa thú"
Tất cả những nỗi khổ ở trên, tạm gọi là do chủ quan, ừ thì do mình dại, cho mình chưa có duyên, chọn đầu mối hàng hóa chưa ổn, nhưng điên đầu nhất với hội bán hàng online là gặp khách trời ơi đất hỡi.
Đố có shop online nào, dù bán hàng có tâm đến đâu, ngọt ngào (thảo mai) cỡ nào mà chưa từng dính "phốt" với khách hoặc với ship.
Có những khách cả năm kẽo kẹt hỏi giá nhưng đến lúc chốt đơn thì lờ lớ lơ. Mà lạ, cứ thấy đăng hàng gì lại vào hỏi, không trả lời kiểu gì cũng bị mắng là kiêu với láo, nhưng trả lời xong biết chắc cũng chẳng bán được hàng, vừa mất thời gian vừa rước bực vào thân.
Có khách "máu" mua hàng, vui tay inbox, comment hỏi giá vào giờ nghỉ trưa mà chưa kịp trả lời, "đứa bán hàng online" thể nào cũng ăn chửi tội "khinh khách".
Rồi khách bùng order, đặt chán chê rồi đổi ý, ship đến nơi gọi 8.000 cuộc điện thoại mà khách mải ngủ chẳng thèm nghe hoặc thẽ thọt: "Thôi chị không mua nữa", chịu phí ship 2 lần để quay đầu về đã lỗ, lại còn ăn thêm combo chửi của ship.
Muốn "hóa thú" nhất là gặp các khách vặn vẹo này kia, hoặc phản ánh về chất lượng hàng kiểu "chị thấy trên mạng", "chị nghe bảo". "Chính mình đi mua tại store, về có bill mua hàng đầy đủ, cho xem rồi vẫn không tin, lại đòi trả lại", chị Hà ấm ức kể về một kỷ niệm buồn khi dấn thân vào bán hàng online.
À lại còn chuyện ship, nhỡ ship đến không đúng giờ, ship đắt (do quãng đường vận chuyển xa mà lãi không đủ để bù) hay hôm ấy mặt ship sưng lên với khách, quát khách, chủ shop online cũng phải hứng hết. Nếu ship làm vỡ, móp, hỏng hàng thì shop cũng là người bị bắt đền, lạ lùng vậy đó anh chị ơi.
Mà lạ nhất là dù có muốn "hóa thú" đến đâu, nổi điên đến đâu, đố shop (có tâm) nào dám quát lại, nói xẵng với khách, mà vẫn phải kiềm chế hết sức, nhỏ nhẹ thảo mai như con nai, còn không á, xác định sẽ bị khách bóc phốt lên đủ thứ group buôn bán, triệt luôn đường làm ăn.
Thiên hạ dị nghị, bạn bè unfriend
Cái "bọn bán hàng online" cũng là trùm mang tiếng hóng phốt câu like, tạo drama để thu hút tương tác, nào bị vong theo, nào gặp tai nạn, nào ông này ngoại tình bà kia lộ clip nóng. Không giỏi hóng hớt hay bịa chuyện, tạo tin giật gân thì tương tác kém, mà hóng trượt thì thiên hạ hùa vào mắng cho.
Nhiều khi vào nhóm kín tâm sự nói xấu mẹ chồng, than thở con ốm hay nhờ hiến kế làm nóng chuyện phòng the, người ta mò vào trang cá nhân thấy bán hàng thế là y như rằng mang tiếng. Hễ ai đó đưa tin thất thiệt, y như rằng mình ngồi không cũng bị réo tên "đúng là bọn bán hàng online".
Ai bán hàng online chỉ là nghề tay trái mà "lộng hành" trên Facebook cá nhân, thể nào cũng có lúc bị sếp dằn mặt, tinh tế thì vào hỏi mua hàng bằng giọng rất kháy: "Em tôi khéo quá đi làm vất vả thế vẫn có thời gian kinh doanh", thâm hơn thì giao cho thêm việc để "cho em có thêm thu nhập từ nghề" hoặc cho hẳn email nhắc nhở toàn bộ nhân sự về việc không làm việc riêng ở văn phòng, tủ lạnh chỉ dùng đựng nước uống, đồ ăn phục vụ cho nhân viên (chứ không đựng thịt đông, rau cỏ, xúc xích chả cốm để bán hàng, ok?).
Bạn bè thấy phiền vì tối ngày mở newsfeed lên là thấy quảng cáo hàng, xã giao thì lâu lâu like cho một cái, nhưng thấy hoài mà không (muốn) mua cũng ngứa mắt nên thôi unfriend cho lành (mà có khi nó vẫn follow đứa khác bán hàng online mặt hàng khác bình thường).
Nỗi buồn ấy, chỉ người trong cuộc mới thấm. Như mẹ 3 con Như Quỳnh, nghỉ việc để bán hàng online 3 năm nay tâm sự: "Nhiều khi nhớ đến phát điên cảm giác được gặp đồng nghiệp hàng ngày, tán gẫu giờ cơm trưa, thi thoảng lại đi team building.
Mình nghỉ làm lâu rồi cũng ngại và chán cảnh công sở, nếu xin việc lại cũng lo không kiếm được nhiều như bán hàng.
Dù vậy, từ sâu thẳm mình vẫn thèm có một công việc ổn định để được chồng, gia đình chồng công nhận, chứ bán hàng online vẫn bị mang tiếng ở nhà ăn bám, dù mình kiếm gấp 3 lần hồi xưa. Ở nhà ngồi ôm máy tính, chat chit với khách hàng mãi nó cũng ngố người, lại không được mặc đẹp, thấy mình kém hấp dẫn đi.
Giờ mình mong kiếm được chỗ nào đi làm mà nhàn nhàn, ổn định một chút kiểu đi dạy tiếng Anh theo ca chẳng hạn, để có môi trường làm việc, có đồng nghiệp, được ăn mặc đẹp đẽ, tận dụng được kiến thức, khả năng của mình mà vẫn có thời gian để bán hàng online, đó là hoàn hảo nhất nè!".
Theo Trí Thức Trẻ
Gian lận 25 nghìn tiền lương khi đi làm thêm mùa cuối năm, cô gái bị đồng nghiệp "bóc phốt" cực gắt! Tình trạng chung của sinh viên và người mới đi làm đó chính là việc thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng mềm cần thiết. Do đó, những sai lầm trong công việc hay cung cách ứng xử là điều khó có thể tránh khỏi. Cuối năm là thời điểm nhu cầu công việc tăng cao, rất nhiều công ty cần thêm nhân...