Lươn Nghệ An được chế biến 50 món, xác lập kỷ lục Việt Nam
Bên cạnh những món lươn trứ danh như cháo lươn, súp lươn, miến lươn, lươn xào… các đầu bếp còn chế biến ra hàng chục món ăn khác từ lươn đồng Nghệ An.
Trong khuôn khổ các hoạt động Festival Văn hóa Ẩm thực du lịch Quốc tế – Nghệ An 2019, Chương trình Giao lưu – quảng diễn 50 món lươn Nghệ An diễn ra đêm 18/7 đã thu hút đông đảo đại biểu, du khách và người dân thành phố Vinh tham dự.
Chương trình quy tụ 25 đầu bếp, chuyên gia ẩm thực đến từ khắp mọi miền đất nước cùng lúc chế biến món lươn truyền thống xứ Nghệ.
Với bàn tay tài hoa, khéo léo và sự tinh tế của các đầu bếp, chuyên gia ẩm thực, các món lươn được chế biến không chỉ có hương vị thơm ngon, đậm đà mà còn được bài trí mang đầy tính nghệ thuật. Các đầu bếp đã mang đến những món ăn thú vị được chế biến từ lươn như: Lá gừng gói chả lươn nướng; lươn om rau răm nước dừa; yến sào tần lươn nghệ; lươn chiên xù; bánh bầu nhân lươn; lươn om riềng mẽ; lươn nướng ống tre; lươn xông khói; lươn nướng ống tre mắc khén; lươn tứ bảo xúc bánh đa; lươn cuộn mía lau nướng; chả lươn sốt nước bào ngư… Bên cạnh đó là những món lươn đã trở thành thương hiệu Nghệ An như cháo lươn cay, lươn xào, miến lươn, súp lươn…
Qua cách chế biến và bài trí này có thể nhận thấy chế biến món ăn cũng là một nghệ thuật, và đầu bếp là những nghệ sỹ. Trong ảnh: Món lươn quấn mía lau nướng.
Với việc chế biến một lúc 50 món lươn, kỷ lục chế biến một lúc nhiều món lươn nhất được xác lập. Trong ảnh: Đại diện tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục cho lãnh đạo Sở Du lịch Nghệ An.
Video đang HOT
Ban Tổ chức Festival Văn hóa Ẩm thực du lịch Quốc tế – Nghệ An 2019 trao giấy chứng nhận và tặng hoa cho các nghệ nhân tham gia Chương trình Giao lưu – quảng diễn 50 món lươn Nghệ An.
Các đầu bếp giới thiệu, hướng dẫn đại biểu, du khách và nhân dân thưởng thức, trải nghiệm các món lươn xứ Nghệ.
Theo baonghean.vn
Học mẹ Bắc Giang kinh nghiệm nấu các món cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, con luôn hứng thú trong từng bữa ăn
Ban đầu em cho con ăn dặm kiểu Nhật để con phân biệt được các loại thức ăn. Sau ngoài 7 tháng thì em có kết hợp cho bé ăn BLW để tập các kĩ năng bốc nhón và nhai nhả. Rồi xen kẽ các bữa cháo truyền thống.
Cũng như bao bà mẹ khác, chị Ngọ Thị Tâm sinh năm 1993 đến từ Bắc Giang, cũng đã có một hành trình đầy ắp kỉ niệm với cậu con trai Ngô Hải Đăng 2 tuổi (Bắp) khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Mẹ con chị Tâm (Ảnh NVCC)
Chị Tâm chia sẻ: "Đăng được em cho ăn dặm khi đã 5 tháng 24 ngày tuổi. Ban đầu em cũng chỉ nghĩ sẽ cho ăn dặm theo phương pháp truyền thống của các cụ ngày xưa thôi, bột gạo xay rồi thi thoảng thịt xay cùng rau củ vào. Nhưng rồi em thấy có nhiều mẹ cho con ăn dặm theo các phương pháp kết hợp hay quá, con hợp tác mà mẹ cũng nhàn nên em lại mày mò.
Ban đầu em cho con ăn dặm kiểu Nhật để con phân biệt được các loại thức ăn. Sau ngoài 7 tháng thì em có kết hợp cho bé ăn BLW để tập các kĩ năng bốc nhón và nhai nhả. Rồi xen kẽ các bữa cháo truyền thống".
Như bao người phụ nữ được làm mẹ lần đầu, cái cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng luôn thường trực trong chị, từ việc làm sao để nấu cho con những món ngon, cho con ăn như thế nào là đúng, là tốt cho con nhất... Nhưng dần dần, bằng tình yêu thương của mình dành cho con, chị đã vượt qua tất cả, cho dù trong cuộc hành trình đó cũng có không ít khó khăn.
Chị kể lại: "Em thì muốn cho con ăn dặm theo khoa học, không thì chí ít là không nhồi nhét, không gia vị và có nguyên tắc ngay từ đầu. Nhưng bà không hiểu lại nghĩ em bày vẽ nên thời gian đầu em bị áp lực nhiều lắm. Nhưng em vẫn cố gắng giải thích cho bà hiểu và cuối cùng bà cũng hợp tác với em để giúp em chăm con mà không phàn nàn nữa. Mặt khác, nhà em neo người, chồng và ông bà nội bé đi làm xa nên em ở bên ngoại, bà cũng lớn tuổi rồi nên chậm chạp không đỡ được nhiều, nhiều khi em vội lắm".
Lựa chọn phương pháp ăn kết hợp cho con với chị là 1 lựa chọn đúng vì con rất vui vẻ hợp tác. Đặc biệt là những bữa con được mẹ cho ăn theo kiểu truyền thống. Đó là những món cháo ngon được mẹ kì công chuẩn bị. Dưới đây là chút kinh nghiệm chia sẻ của chị khi nấu các món cháo đầy đủ dinh dưỡng tạo hứng thú cho con mỗi ngày. Các mẹ cũng lưu lại vào sổ tay của mình.
Chị chia sẻ: "Về các thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng cho bé, cái này tùy thuộc vào điều kiện gia đình và cơ địa của bé mà có cách kết hơp sao cho đúng. Có nhiều bé dị ứng tôm, cua, cá, thủy hải sản nên khi bé ăn những món này mẹ cũng cần lưu ý. Em thường kết hợp thay đổi rau củ quả với thịt động vật để bữa ăn của bé đa dạng hương vị và dinh dưỡng.
Cách chế biến thì tùy thuộc vào giai đoạn con ăn dặm. Giai đoạn đầu em hay nấu trong ngày, tuần nào bận thì cấp đông rồi tới bữa hâm lại cho con ăn. Chia khẩu phần ăn từng bữa và cách ngăn bằng khay trữ có nắp của Nhật, có thể ghi ngày tháng vì thường trữ đông chỉ nên trong tuần là sử dụng hết.
Ở giai đoạn đầu thường là rây mịn cho bé, với củ, quả thì dễ dàng làm mịn, còn rau muốn mịn em thường thêm 1 chút khoai tây hấp chín rây cùng, rau cho vào cháo sẽ sánh hơn rất nhiều. Ngoài ra, em còn rút 1 kinh nghiệm khác đó là để món cháo ngon hơn, em thường cho xíu gạo nếp, 1 nhánh hành khô nướng thơm bóc vỏ cháy rồi cho vào nấu cùng cháo. Nếu mẹ nào bận thì rau củ thái miếng và thịt thái miếng hầm cùng cháo, vị ngọt từ rau củ và thịt sẽ giúp cháo thơm ngọt hơn, cháo chín vớt rau củ và thịt ra bằm nhỏ cho bé ăn cùng là được".
Cứ như vậy, hàng ngày con được lớn lên bằng tình yêu, tâm huyết của mẹ. Với chị Tâm, làm mẹ chỉ cần hiểu con và đặt niềm tin vào con là mọi chuyện sẽ ổn. "Nuôi con chỉ mong con ngoan, khỏe mạnh, phát triển trí tuệ tốt chứ không cần chú trọng quá vào cân nặng của bé", chị Tâm nói.
Một số bữa cháo chị lưu lại, các mẹ cùng tham khảo để nấu cho con mình nhé!
Theo emdep.vn
Ninh Bình có những đặc sản gì vừa lạ miệng vừa hấp dẫn? Ninh Bình nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hữu tình như Tràng An, Bãi Đính, cố đô Hoa Lư,... và những đặc sản lạ miệng hấp dẫn du khách thập phương. Đặc sản lạ miệng và hấp dẫn của Ninh Bình Hỏi: Ninh Bình có những đặc sản gì vừa lạ miệng vừa hấp dẫn? A. Thịt bò B. Thịt gà...