Luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ phải ăn uống thật sạch, coi chừng bạn mắc chứng rối loạn ăn uống này
Theo các chuyên gia, ám ảnh vì chuyện ăn uống lành mạnh đang trở thành xu hướng và ngày càng trở nên phổ biến và có thể trở thành chứng rối loạn ăn uống.
Nói đến sức khỏe, thói quen ăn uống đóng vai trò chủ chốt. Nhưng khi nào thì việc ý thức rõ ràng về những gì bạn đưa vào cơ thể vượt quá giới hạn, trở thành một nỗi ám ảnh tiềm ẩn hiểm họa?
Chính ở điểm giao mong manh này, người ta đặt cho nó một cái tên – nhưng không phải là tiêu chí chẩn đoán chính thức – orthorexia (chứng rối loạn ăn uống lành mạnh). Giám đốc điều hành Butterfly Foundation, Christine Morgan, đã có những chia sẻ hữu ích về hội chứng rối loạn ăn uống này.
Orthorexia là gì?
Đây có thể xem là nhận thức về chuyện ăn uống lành mạnh. Nhận thức đó mạnh mẽ tới nỗi không chỉ là sự thích thú ăn uống lành sạch mà nó còn trở thành nỗi ám ảnh có thật. Người mắc chứng orthorexia luôn cho rằng: “Tôi sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong lối sống, cả những thay đổi về xã hội và mọi thay đổi khác liên quan tới sự cam kết chặt chẽ của tôi với thứ mà tôi nhận thức là cách ăn uống lành sạch.
Chứng rối loạn ăn uống lành mạnh phổ biến tới mức nào?
Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác. Nhưng chắc chắn một điều, nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra, qua các cuộc thảo luận chung trên mạng xã hội, trên truyền thông đại chúng, qua phản hồi độc giả gửi về tổ chức Butterfly Foundation, có sự gia tăng đáng kể của chứng ám ảnh với cách ăn uống lành mạnh. Núp dưới bóng ăn uống lành, sạch nhưng thực chất đó là những nhận thức sai lệch, gây ra nhiều tác hại.
Có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa một bên là niềm đam mê sống lành mạnh với nguy cơ mắc một rối loạn ăn uống như orthorexia không? Dấu hiệu cho thấy đam mê lành mạnh của bạn có thể đã đi quá xa, trở thành nỗi ám ảnh là gì?
Video đang HOT
Không hề dễ dàng để định nghĩa điểm giới hạn giữa hai thái cực đó. Nhưng bạn có lẽ cần quan tâm đặc biệt nếu phát hiện mình có những dấu hiệu sau:
- Tránh một số giao tiếp xã hội nhất định bởi vì bạn lo ngại thức ăn ở đó không lành, sạch.
- Loại bỏ hoàn toàn môt số nhóm thực phẩm mà không có lý do về mặt y khoa.
- Lo sợ tới mức ám ảnh về mối quan hệ giữa những lựa chọn thực phẩm của bạn với những vấn đề sức khỏe xấu.
- Tăng thời gian suy nghĩ về thực phẩm.
- Cảm thấy tội lỗi khi không thể thực hiện được những quy tắc ăn kiêng nghiêm ngặt.
Trong phần lớn trường hợp, chúng ta – vì bản thân mình hay vì những người mà chúng ta yêu thương – có thể cảm nhận ở một góc độ nào đó thời điểm mà niềm yêu thích lành mạnh trở thành nỗi ám ảnh tiêu cực. Và đó chính là lúc chúng ta không thể cứ thế mà lờ nó đi. Bởi nếu ai đó bắt đầu thay đổi hành vi để tập trung vào nỗi ám ảnh của mình, rời xa cách sống cân bằng, thì chắc chắn vấn đề nảy sinh.
Nên làm gì nếu bạn hoặc người bạn yêu thương bộc lộ dấu hiệu bị rối loạn ăn uống lành mạnh?
Đừng bỏ qua. Đây là điều đầu tiên tôi sẽ nói với các bạn bởi một khi đã lún sâu vào con đường đó (quá ám ảnh về việc phải duy trì cách ăn uống lành sạch), bạn sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Khi tôi nói chuyện với những người bị mắc chứng orthorexia, nam cũng như nữ, họ đều thốt lên rằng: “Ôi trời ơi, cô đang bước vào một vùng tăm tối đấy”. Và thật khó khăn để bản thân họ thoát khỏi vùng tăm tối đó. Vì vậy, nếu bạn lo lắng cho chính mình hay người bạn yêu thương, hãy chủ động tìm hiểu và giúp đỡ họ giải quyết. Đừng bỏ qua!
Tôi tin tưởng chắc chắn vào 3 điều sau:
Thứ nhất, phải tìm hiểu để có thêm thông tin. Tự mình nghiên cứu, tự mình học hỏi để xem chuyện gì đang xảy ra. Bạn có thể trò chuyện với ai đó có chuyên môn (thuộc những tổ chức như Butterfly). Các tư vấn viên sẽ giải thích cho bạn các trường hợp cần lo ngại và xử lý .
Thứ hai, nếu đúng là bạn bị chứng orthorexia, hãy trò chuyện với người mà bạn yêu thương, theo cách nhẹ nhàng, phù hợp. Theo tôi, đây là việc quan trọng nên làm.
Thứ ba, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, đó có thể là bác sĩ, nhà tâm lý. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ sớm. Đừng chờ đợi tới lúc sức khỏe suy giảm, nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội quan trọng để khỏi bệnh.
Nguồn: WHM
Theo Helino
VNEN - mô hình chuyển tiếp phù hợp với chương trình GD phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ chính thức được triển khai trên toàn quốc vào năm 2019-2020 theo hình thức cuốn chiếu cấp học. Mô hình trường học mới (VNEN) được hầu hết các nhà giáo, nhà quản lý nhìn nhận như một mô hình giáo dục chuyển tiếp phù hợp cho tiến trình đổi mới sẽ triển khai.
Giáo viên là "hạt nhân" của quá trình đổi mới
Đây là điều mà các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đều khẳng định khi Bộ GD&ĐT triển khai và đưa chương trình GDPT mới đi vào thực tế. Bởi theo các chuyên gia, khi thực hiện một chương trình mà người giáo viên (GV) không thể thích ứng, linh hoạt và chủ động trong mọi phương pháp, tình huống sư phạm thì sẽ rất khó để chương trình đi đến thành công.
Bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận: Trong chương trình GDPT mới lần này, vai trò của các GV trong nhà trường tăng lên một cách đáng kể, giữ vị trí "hạt nhân" cho sự thành công của tiết dạy.
Đánh giá chương trình GDPT mới là một bước chuyển lớn của ngành trong việc hướng đến chất lượng giảng dạy và đào tạo ra những con người năng động cho thời đại mới, ông Nguyễn Thanh Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhìn nhận, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, giúp GV thay đổi dần phương pháp sư phạm, trong đó phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn là đặc biệt quan trọng. Bởi theo ông, chỉ khi chúng ta có một đội ngũ GV hiểu rõ chương trình, chủ động với từng tiết học, tình huống sư phạm và có kỹ năng ứng xử sư phạm phù hợp, chương trình GDPT mới mới có thể đi vào cuộc sống.
VNEN - mô hình chuyển tiếp phù hợp
Để thực hiện tốt việc giảng dạy theo chương trình GDPT mới, ngoài nền tảng kiến thức sư phạm mới thì sự nhuần nhuyễn, quen thuộc trong cách thức tiếp cận lớp học, sự chủ động nơi người GV là tối quan trọng.
Tuy chưa triển khai chương trình GDPT mới, nhưng theo thầy Văn Đức Phương - Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đội ngũ GV của trường đã sẵn sàng vì với việc giảng dạy gần như nhuần nhuyễn chương trình VNEN, ông tự tin sau khóa bồi dưỡng ngắn hạn, GV nhà trường sẽ dễ dàng tiếp cận chương trình mới.
Đồng tình với thầy Phương về sự tiếp nối mang tính nền tảng cao của mô hình VNEN, cô Lê Thị Tuyết - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cho rằng: VNEN là mô hình giáo dục đổi mới mang tính toàn diện, nó không chỉ tác động trực tiếp đến người học, người dạy, mang lại sự hứng khởi cho học sinh, mà còn giúp cho học sinh định hình được các kỹ năng, phương pháp NCKH cơ bản ngay từ nhỏ... Từ đó, giúp học sinh lẫn GV thay đổi cách làm, cách học, cách giảng dạy, cách quản lý và cách tổ chức lớp học.
"Cá nhân tôi nhận thấy, mô hình VNEN thật sự là một mô hình có tính tiếp nối, chuyển tiếp rất tốt cho GV khi chúng ta chuyển sang chương trình GDPT mới. Qua mô hình VNEN, GV thuần thục phương pháp giảng dạy kiểu tích hợp liên môn, sự chủ động sáng tạo trong từng giờ lên lớp. Đặc biệt, họ sẽ không bỡ ngỡ khi tổ chức lớp học theo hướng cá thể hóa, phát huy năng lực người học. Điều mà chương trình GDPT mới mong muốn hướng đến cho học sinh"- cô Tuyết nhấn mạnh.
Anh Tú
Theo giaoducthoidai.vn
Người trẻ đang theo xu hướng nào? Theo các chuyên gia, việc chọn lựa ngành học cân căn cứ vào sở thích và năng lực bản thân. Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - BẢO HÂN Nhưng để tìm một ngành học ra trường dễ có việc làm thì quyết định này cần dựa vào xu hướng chọn ngành và nhu cầu xã hội. Các thí sinh năm nay có...