Lười vận động có thể khiến cơ thể suy nhược, đái tháo đường, béo phì
Những người lười vận động thể dục, thể thao hằng ngày sẽ dễ dàng mắc phải các chứng bệnh như đột quỵ, đái tháo đường và bệnh béo phì…
Những biểu hiện của cơ thể suy nhược do lười vận động
Liên tục thấy buồn bã, chán nản
Nếu bạn cảm thấy buồn chán thường xuyên không vì một lý do cụ thể nào thì nên tập thể thao. Khi tập luyện, cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin khiến bạn thấy hưng phấn hơn.
Lười vận động hàng ngày khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn chán (Ảnh minh họa)
Khó thức dậy vào buổi sáng
Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy có thể là do cơ thể không tiêu hao hết năng lượng trong các hoạt động ban ngày khiến giấc ngủ ban đêm bị ảnh hưởng. Để cảm thấy khỏe khoắn hơn mỗi sáng, bạn nên tập luyện nhẹ nhàng để đốt cháy năng lượng dư thừa.
Hãy thử đứng trên một chân và cố gắng giữ thăng bằng trong 15 giây, nếu không thể vượt qua bài kiểm tra này, bạn đích thực nên tập luyện thể thao.
Cảm thấy lười biếng
Khi bạn không muốn làm việc gì, kể cả những việc trước đây mình rất yêu thích như dắt chó cưng đi dạo, đi siêu thị mua sắm thì nên tìm một lớp học dance sport hay aerobic để “sạc pin” cho bản thân.
Liên tục thèm đồ ăn nhanh
Cơ thể mệt mỏi khiến bạn thèm thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Khi tập luyện thể thao, bạn sẽ dần bỏ được thói quen này.
Thiếu vận động khiến bạn luôn đau đầu, đau lưng hay nhức mỏi cơ bắp. (Ảnh minh họa)
Cơ thể nhức mỏi
Video đang HOT
Thiếu vận động khiến cơ thể suy nhược, làm bạn thường xuyên phải chịu các cơn đau đầu, đau lưng hay nhức mỏi cơ bắp.
Không có hứng thú với việc tập luyện
Khi càng không có hứng thú, bạn càng nên ép bản thân tập luyện theo lịch trình cố định để cơ thể dần thích nghi và tìm được cảm hứng.
Những bệnh do lười vận động gây nên
Lối sống ít vận động là tác nhân lớn gây ra nhiề loại bệnh, đặc biệt là về tim mạch. (Ảnh minh họa)
Bệnh mạch vành
Trong số các bệnh mà những người lười vận động hay gặp phải thì có lẽ bệnh mạch vành là bệnh đầu tiên phải kể tới. Đây là biến cố do sự cẩu thả trong ăn uống và sự lười biếng trong tập luyện gây ra. Nếu là người hay ăn vặt, khoái món mỡ, thích món béo thì hãy cẩn thận nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Nguyên nhân sâu xa là do sự dư thừa dinh dưỡng quá mức, lối sống tĩnh tại quá nhiều làm cho thành mạch trở nên xơ cứng, mạch vành hẹp lại và hàng loạt biến cố không may có thể xảy ra như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…
Bệnh đột quỵ
Có một thực tế không thể phủ nhận, bệnh đột quỵ có mối liên quan mật thiết với những người đàn ông nghiện rượu, ăn uống dư thừa, không chừng mực. Lối sống quá đầy đủ về dinh dưỡng nhưng ít vận động làm nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Thực chất đột quỵ thường là hậu quả của tăng huyết áp. Lối sống ít vận động đã ảnh hưởng nhiều tới các thói quen sinh hoạt, trong đó có nguy cơ gia tăng đột quỵ não.
Lười vận động kéo theo các chứng bệnh như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. (Ảnh minh họa)
Bệnh béo phì
Bản chất của béo phì là đưa quá nhiều dinh dưỡng vào vượt quá nhu cầu cơ thể. Cơ thể không sử dụng hết tất phải chuyển sang tích trữ mỡ nên gây ra béo phì. Những người lười vận động không thể đốt cháy lượng mỡ thừa này trong cơ thể, lâu dần tình trạng bệnh càng nghiêm trọng, kéo theo nhiều bệnh như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là căn bệnh do rối loạn nội tiết liên quan đến insulin gây ra. Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường là do thừa dinh dưỡng và lười vận động. Đặc biệt là với những người sống ở thành thị, một ngày chỉ có khoảng 2 giờ vận động còn lại hầu hết thời gian trong ngày là ngồi một chỗ làm việc văn phòng.
Việc có một chế độ ăn uống thừa mứa kết hợp với lười vận động là hai yếu tố dễ gây ra đái tháo đường.
Những ai nên ăn trứng vịt lộn, ăn sao cho đúng?
Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến ở Việt Nam vì rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách ăn trứng vịt lộn sao cho đúng.
Những ai nên ăn trứng vịt lộn?
Người lớn khỏe mạnh
Có thể ăn trứng vịt lộn hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên. Ngược lại, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cần hạn chế ăn món này.
Ảnh minh họa
Người gầy muốn tăng cân
Trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng.Lưu ý: Trứng vịt lộn giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A nên khi ăn chúng, bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó, cơ thể mới hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn một cách trọn vẹn.
Trẻ trên 5 tuổi
Lúc này trẻ có thể bắt đầu được làm quen với món trứng vịt lộn. Song chỉ chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn trên đà hoàn thiện, tránh cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Ảnh minh họa
Bà bầu cần dinh dưỡng
Về cơ bản, đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng rất tốt cho bà bầu. Cần lưu ý: Vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Khi ăn, không nên ăn kèm rau răm vì loại rau này có hại cho thai nhi. Riêng bà bầu ở cuối thai kỳ, cần chú ý ăn theo khuyến nghị của bác sĩ bởi trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu nạp nhiều năng lượng quá cũng không tốt.
Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Không phải ăn vào thời điểm nào cũng tốt
Trứng vịt lộn được biết đến là món ăn rất bổ dưỡng. Trong 100g trứng vịt lộn (phần ăn được) có chứa 182kcal; 13.6g protein; 12.4g lipit; 4g glucid; 82mg canxi; 212mg phốt pho; 600mg cholesterol,... Lượng Betacaroten là 435g; Vitamin A 875g, sắt 3mg, vitamin C 3mg và một ít vitamin B1, B2, PP.
Không ít người cho rằng, cũng giống như các thực phẩm khác, ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày cũng đều tốt cả.
Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Để cơ thể có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng vịt lộn tốt nhất, có thể ăn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác thì sẽ tốt hơn. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì sau khi ăn chúng ta thường ít hoạt động, dễ gây đầy bụng, khó tiêu làm cho việc đi vào giấc ngủ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, lượng calo cần nạp trong bữa sáng là khoảng 20 - 30% tổng lượng calo cần nạp trong ngày. Bởi vậy, trứng vịt lộn là loại thức ăn rất thích hợp cho bữa sáng để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo trong suốt cả ngày.
Không phải ăn càng nhiều càng tốt
Trứng vịt lộn quả thực có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không hề có lợi cho sức khỏe vì hàm lượng đạm và chất béo tương đối cao so với mức cần thiết. Vì vậy, đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ nên ăn một quả/ngày vào bữa ăn sáng và không nên ăn quá 2 quả/tuần .
Ảnh minh họa
Nên ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng tươi
Rau răm và gừng tươi là hai loại gia vị này đều có tác dụng riêng khi kết hợp cùng trứng vịt lộn.
Rau răm có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, lạnh bụng. Còn công dụng của gừng tươi là kích thích tiêu hóa, giải độc trong thức ăn. Việc kết hợp trứng lộn với các loại rau và gia vị này không những tạo vị thơm ngon khi ăn mà còn giúp khắc phục nhược điểm (tính hàn và khó tiêu) của trứng vịt lộn.
Khi sử dụng trứng vịt lộn trong bữa ăn, chúng ta nên lưu ý giảm bớt các món ăn giàu đạm như thịt, trứng, tôm, cua, nội tạng như tim, gan, cật,... các món xào rán nhiều dầu mỡ để tránh gây quá tải chất đạm, chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,... không có lợi cho sức khỏe.
Trứng vịt lộn không phải đều tốt cho tất cả mọi người
Trứng vịt lộn thường được coi là một trong những món ăn bồi bổ sức khỏe. Tuy vậy, món ăn này không thực sự tốt cho tất cả mọi người. Chất béo của trứng có tỷ lệ cholesterol cao nên không tốt đối với những người bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tim mạch, người thừa cân và béo phì,... Theo lời khuyên của bác sĩ, những người mắc các bệnh nêu trên nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh món ăn này.
Đối với các bà bầu, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng vịt lộn cũng chỉ nên 2 quả/tuần và ăn vào bữa sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trứng lộn khi ăn thường được bày kèm rau răm, bà bầu nên tránh loại rau này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng nên hạn chế món ăn này để tránh bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến dễ bỏ bữa chính. Nên cho bé sử dụng trứng tươi thay vì trứng lộn để có thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Bạn đọc Thanh Bình (quận 4, TP HCM) hỏi: "Vừa qua, tôi đi khám sức khỏe, sau khi siêu âm, bác sĩ kết luận gan nhiễm mỡ. Xin cho biết tại sao gan bị nhiễm mỡ. Bệnh này có nguy hiểm không và hướng điều trị như thế nào?". Ảnh minh họa TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt...