Lười biếng chút đi, tốt cho bộ não mà!
Đừng thúc giục bản thân phải tập trung, phải mải mê làm việc, suy nghĩ suốt thời gian. Hãy thả lỏng bản thân và cho bộ não được lười biếng, bạn sẽ bất ngờ đấy.
Đôi khi, hãy cho phép bản thân lười biếng một chút – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Chris Bailey là tác giả sách bán chạy nhất và diễn giả đi khắp nơi trên thế giới dạy cách làm việc hiệu quả hơn. Trong bài viết ngắn trên CNBC, Chris Beley khẳng định, sự lười biếng có tác dụng hơn chúng ta tưởng.
Ông Chris Bailey nêu ra kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy, khi sự chú ý của chúng ta ở trạng thái nghỉ ngơi (tức là trong những lúc nhàn rỗi hoặc lười biếng), là lúc tâm trí lang thang nghĩ đến tương lai (48% thời gian), hiện tại (28%) và quá khứ (12%).
Các nhà nghiên cứu phát hiện, điều này quan trọng bởi vì trong quá trình đó, chúng ta “thực sự trở nên sáng tạo hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn”. Nói cách khác, tâm trí lang thang cho phép chúng ta thực hiện 3 điều quan trọng dưới đây:
Video đang HOT
Chúng ta nghĩ về tương lai nhiều hơn 14 lần khi sự chú ý được tự do lang thang, so với khi chúng ta chỉ tập trung vào một điều. Vì vậy, bất chấp việc bản thân không nhận ra, chúng ta cũng đã phản hồi các mục tiêu dài hạn và thiết lập các ý định ngay cả khi không làm gì, theo CNBC.
2. Nảy sinh những ý tưởng mới
Nhớ lại lần cuối cùng bạn đưa ra một ý tưởng hoặc giải pháp sáng tạo xem nào. Rất có thể nó không xảy ra khi bạn đang chạy đua với deadline. Thay vào đó, chúng đến khi bạn ngâm mình trong nước ấm, ngồi thưởng thức cảnh xung quanh…
3. Dành thời gian để “nạp pin”
Khi bộ não được nghỉ ngơi là chúng ta bảo tồn năng lượng tinh thần và thể chất để tiêu hao chúng vào những thứ đúng đắn. Theo một cách nào đó, như thế là chúng ta cũng đầu tư vào sức khỏe tinh thần của mình rồi.
Chính vì vậy, hãy cho phép bản thân lười biếng.
Hầu như không có gì làm giảm năng suất của chúng ta bằng một tâm trí lo lắng. Chúng ta cần sự nhàn rỗi và sự bình tĩnh mà nó mang lại. Hãy sáng suốt để ngừng bị ám ảnh về tin tức. Đôi khi cần quên đi giá trị thời gian và tự tách mình khỏi tư duy về năng suất lao động. Đợi tâm trí cho ta biết những gì nó cần, hơn là những gì nó mong muốn, theo CNBC.
Người cao tuổi cần lưu ý gì khi đi bộ?
Đi bộ là một trong những loại hình vận động thể chất được yêu thích nhất. Đi bộ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như làm chắc khỏe cơ, xương, các mô kết nối và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ, hơn 145 triệu người trưởng thành ở nước này chọn hình thức vận động này để rèn luyện sức khỏe.
Người cao tuổi khi đi bộ, dù bị đau ở vị trí nào hay mức độ nào cũng không nên bỏ qua - Ảnh minh họa
Đi bộ là loại hình vận động tốt cho người cao tuổi. Với người mới bắt đầu, đi bộ ít tác động đến cơ thể - là cách vận động thân thiện với các khớp, cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp thân hình cân đối.
Theo CDC, đi bộ nhanh 150 phút mỗi tuần hay 25 phút mỗi ngày - hình thức vận động cường độ vừa phài này thật sự giúp chúng ta khỏe mạnh và ngăn chặn nhiều bệnh tật.
Một nghiên cứu phát hành năm 2016 trên tạp chí Cảm xúc cho thấy, chỉ cần đi bộ 12 phút cũng có thể giúp thúc đẩy trạng thái tinh thần. Và đi bộ cùng người khác cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần.
Các nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ tích cực giữa tương tác xã hội với sức khỏe thể chất và tinh thần ở người cao tuổi - theo Viện Lão hóa Hoa Kỳ. Vì thế, đi bộ với bạn bè hay người trong gia đình tốt cho thể chất và não bộ chúng ta.
Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu lộ trình đi bộ
Điều đầu tiên cần làm là trao đổi với bác sĩ xem việc đi bộ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người cao tuổi trong nhà không. Điều này đặc biệt cần thiết khi người cao tuổi đang có bệnh lý nào đó.
Bạn cần kiểm tra danh sách những thứ cần thiết trong kế hoạch đi bộ để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất như: đôi giày phù hợp và thoải mái với đôi bàn chân, điện thoại luôn sạc đầy pin để sẵn sàng có thể liên lạc khi cần, một chai nước uống.
Nếu người cao tuổi có nhu cầu y tế khác do bệnh lý hay tình trạng sức khỏe nào đó thì cần đảm bảo sự xác nhận nhân thân dễ dàng khi cần.
An toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất. Khi bắt đầu ra ngoài thể dục, cần thông báo cho bạn bè, người ở cùng phòng hay người nhà biết lộ trình và thời gian luyện tập, bao lâu sẽ quay về.
Trong trường hợp đi bộ một mình có thể sử dụng tai nghe nhưng lưu ý điều chỉnh âm lượng vừa đủ để có thể nghe được âm thanh bên ngoài.
Lưu ý, khi bị đau dù ở vị trí nào hay mức độ nào cũng không nên bỏ qua. Khi đau, cần nghỉ ngơi và chườm lạnh vùng khó chịu ngay. Sau khi sự viêm nhiễm giảm, hãy bắt đầu lại một cách nhẹ nhàng và từ từ. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm, cần đưa người cao tuổi đến gặp bác sĩ.
Các chuyên gia khuyên nên xây dựng kế hoạch đi bộ trong thời gian 4 tuần. Khi tiến hành, cần lắng nghe cơ thể mình và trao đổi với bác sĩ nếu thấy đau hay có bất ổn nào đó.
Những phương pháp giúp bạn xóa tan nỗi lo lắng Các chuyên gia cho biết hãy tập biết ơn hoặc ngồi thiền đơn giản. Đồng thời, hãy làm theo những lời khuyên này để giảm bớt lo lắng và xóa tan căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Những phương pháp giúp bạn xóa tan nỗi lo lắng. Ảnh Internet. Theo The Healthy thông tin, lo lắng là một phản ứng tự nhiên...