Lưỡi bị trắng do đâu? Gợi ý 7 cách làm sạch lưỡi bị trắng hiệu quả
Những vùng lưỡi màu trắng xuất hiện trên lưỡi của bạn có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng và các bệnh lý khác. Dưới đây là 7 cách làm sạch lưỡi bị trắng và giúp lưỡi khoẻ mạnh.
Lưỡi là một bộ phận chính của miệng, giúp chúng ta có thể ăn uống và nói năng rõ ràng. Nếu không có lưỡi, chúng ta sẽ không thể thưởng thức bất cứ điều gì, hát lên giai điệu vui vẻ, kể cho ai đó về ngày của chúng ta, hoặc nhai và nuốt một cách hiệu quả. Đó là một phần không thể tách rời của cuộc sống chúng ta, được sử dụng liên tục mỗi ngày.
Các chất thải của hoạt động quan trọng của cơ thể không chỉ được loại bỏ qua nước tiểu, phân, và mồ hôi mà còn thông qua lưỡi. các chất thải, độc bám lại ở lưỡi thường tạo ra màu trắng trên lưỡi.
Thường xuyên loại bỏ chất này khỏi lưỡi, bạn có thể “làm sạch” cơ thể liên tục. Làm sạch lưỡi cải thiện độ nhạy cảm của nụ vị giác, làm cho hơi thở của bạn thơm tho, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của mảng bám, phòng ngừa sâu răng và bệnh nướu răng.
Dưới đây là những cách làm sạch lưỡi bị trắng dễ dàng thực hiện giúp làm sạch lưỡi và làm cho lưỡi luôn khỏe mạnh.
1. Lưỡi bị trắng do đâu?
Lưỡi trắng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh.
Lưỡi trắng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh. (Ảnh: Internet)
Từ thời cổ đại, biểu hiện của lưỡi đã được sử dụng để làm căn cứ chẩn đoán bệnh trong cơ thể. Lưỡi chỉ ra những rắc rối trong cơ thể trước khi nó có dấu hiệu bệnh cụ thể hay là những cơn đau. Những người chữa bệnh thời cổ đại tin rằng một bệnh nhân sẽ chưa hoàn toàn khỏe mạnh nếu lưỡi của họ chưa sạch. không được chữa trị hoàn toàn cho đến khi lưỡi có vẻ khỏe mạnh, ngay cả khi tất cả các triệu chứng của căn bệnh đã đi.
Vị trí của mảng bám trên lưỡi sẽ giúp chúng ta xác định chính xác cơ quan trong cơ thể đang không khỏe.
Vị trí của mảng bám trên lưỡi sẽ giúp chúng ta xác định chính xác cơ quan trong cơ thể đang không khỏe. (Ảnh: Internet)
- Mặt trước và đầu lưỡi: Các bệnh về hệ hô hấp. Phổi gây ra sự hình thành độ trắng dọc theo các cạnh của lưỡi. Mảng bám trắng ở giữa cho biết các vấn đề về tim.
- Phần giữa của lưỡi: Xơ gan được phản ánh ở cạnh bên trái lưỡi, tuyến tụy bên phải, và dạ dày ở giữa.
- Dưới lưỡi: Biểu hiện ở phần này tương ứng với thận, khu vực ở giữa là ruột. Sự tích tụ chất cặn trắng tại gốc lưỡi có thể báo hiệu sự hiện diện của một lượng đáng kể chất độc trong ruột. Đây là một dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, đặc biệt là nếu có vết nứt hoặc nếu mảng bám có màu xám.
Ngoài ra, sự hình thành của mảng bám trắng hoặc màu khác trên lưỡi là một dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu. Lưỡi có màu trắng cũng có thể đơn thuần là do bạn lười vệ sinh.
Vì vậy, nếu thấy lưỡi có màu trắng kéo dài dù đã giữ vệ sinh sạch sẽ, hãy kiểm tra, xác định vị trí của mảng bám và đi khám.
2. Cách làm sạch lưỡi bị trắng hiệu quả
Có một số thủ thuật tự nhiên có thể giúp bạn làm sạch và khử trùng lưỡi. Nó sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe của nướu và thậm chí cả răng của bạn.
2.1. Tỏi
Tỏi giúp làm sạch lưỡi bị trắng vì tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn. (Ảnh: Internet)
Chúng ta đã quen với thực tế rằng tỏi là một trong những thực phẩm khiến hơi thở có mùi không mấy dễ chịu. Nhưng điều tuyệt vời lại là tỏi hoàn toàn có thể làm sạch lưỡi vì nó có thể tiêu diệt vi khuẩn.
Các bài báo đăng trên trang Medical News Today thừa nhận tỏi tươi là một loại thuốc tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, chống virus và nấm rất mạnh.
Trang Green Med Info cũng đã tập hợp một danh sách các nghiên cứu chứng minh hơn 150 tác dụng có lợi cho sức khỏe của tỏi. Vì vậy, bạn đừng ngại ngân bổ sung loại thực phẩm tự nhiên này vào chế độ ăn uống. Nếu có thể, hãy ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày.
Video đang HOT
Tỏi đem lại cho con người rất nhiều lợi ích tích cực với sức khỏe. Tuy nhiên, có 3 nhóm người không nên ăn tỏi: Thần dược hóa độc dược.
2.2. Lô hội
Cây lô hội cũng có thể dùng để chữa viêm và làm sạch lưỡi rất tốt. (Ảnh: Internet)
Một trong những cách làm sạch lưỡi khác là sử dụng cây lô hội. Cây lô hội có tính chống viêm và chữa bệnh. Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Dược phẩm Isfahan, Đại học Y khoa Isfahan, Isfahan, I.R.Iran, cây lô hội được sử dụng để chữa viêm và điều trị vết thương rất tốt.
Để diệt mầm bệnh trên lưỡi và trên nướu răng, cho một muỗng canh nước ép lô hội trong miệng của bạn, ngậm nó trong vài phút và nhổ ra. Sau đó súc miệng bằng nước ấm. Bạn có thể làm như vậy vài lần một ngày.
2.3. Muối
Muối là một trong những thứ có thể làm sạch luỡi rất tốt. (Ảnh: Internet)
Muối là một trong những thứ có thể làm sạch lưỡi tốt nhất. Muối có chứa rất nhiều chất khoáng vi lượng và Clorua Natri – những thành phần giúp kháng khuẩn, trị mụn… Các hạt muối sẽ mài mòn, loại bỏ ô nhiễm và tế bào chết khỏi lưỡi.
Bạn có thể rắc một ít muối lên lưỡi và đánh nhẹ bằng bàn chải đánh răng trong một phút. Sau đó súc miệng bằng nước sạch. Làm như vậy 1-2 lần/ngày sẽ rất tốt cho bạn.
2.4. Củ nghệ
Củ nghệ không chỉ là gia vị, mà còn là một lựa chọn tuyệt vời thay thế các loại thuốc khử trùng cho miệng. (Ảnh: Internet)
Củ nghệ không chỉ là gia vị, mà còn là một lựa chọn tuyệt vời thay thế các loại thuốc khử trùng cho miệng. Trong nghệ có thành phần curcumin được cho là chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn và chống viêm.
Ăn gì để sạch lưỡi thì nghệ là một lựa chọn tuyệt hảo. Trong nhiều nghiên cứu, chất curcumin có trong nghệ đem lại tác dụng chống viêm nhiễm. Chất curcumin có trong nghệ còn được so sánh với các loại thuốc chống viêm mạnh, kể cả thuốc theo toa và không kê toa.
Trộn một ít nghệ vào nước ép cam quýt, sau đó dùng để chà xát vào lưỡi trong 2 phút rồi súc miệng sạch bằng nước ấm. Làm như vậy sẽ giúp lưỡi không những sạch sẽ mà còn khỏe mạnh.
Nghệ không chỉ giúp vệ sinh lưỡi sạch sẽ mà Sữa nghệ: Công thức tuyệt vời cho sức khỏe.
2.5. Dùng bàn chải hoặc chải răng
Dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ nhàng lên lưỡi cũng là một cách hữu hiệu để làm sạch lưỡi. (Ảnh: Internet)
Nhẹ nhàng đánh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi từ dưới lên – từ gốc đế đến đầu lưỡi. Đừng nhấn mạnh vì có thể khiến bạn nhạy cảm và buồn nôn.
2.6. Dùng probiotic vệ sinh lưỡi
Thực tế, Probiotic được biết là một cách giúp tác động đến các triệu chứng răng miệng như lưỡi có màu trắng. Không chỉ vậy, Probiotic còn là chủng vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
Trong nhiều nghiên cứu được thực hiện về chế phẩm sinh học này thường chỉ tập trung vào việc cải thiện tình trạng sức khỏe của đường ruột. Ngoài ra, probiotic còn đem lại nhiều lợi ích cho quá trình chăm sóc răng miệng và lưỡi hiệu quả.
Với một đánh giá được thực hiện trên Tạp chí Nha khoa châu Âu đã cho biết rằng vi khuẩn sinh học có thể xâm chiếm miệng cũng như ruột. Trong một số trường hợp, những probiotic này còn có thể giúp chống lại nấm men truyền nhiễm cũng như các chủng vi khuẩn xấu khác. Vì vậy, những chế phẩm sinh học này có thể giúp cân bằng môi trường trong miệng và tránh lưỡi trắng.
2.7. Sử dụng baking soda
Đối với baking soda được biết là cách làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn đem lại nhiều hiệu quả. Sử dụng loại baking soda được dùng trong nấu ăn, cho vào bàn chải đánh răng và chà lưỡi, răng và nướu sạch sẽ.
Biện pháp sử dụng baking soda này đem lại hiệu quả trong việc giảm vi khuẩn gây ra lưỡi màu trắng. Không những thế, trong một nghiên cứu còn cho biết rằng baking soda còn có thể giết chết vi khuẩn có haij thường gây nhiễm trùng trong miệng như Streptococcus và Candida.
3. Thói quen có lợi cho lưỡi
3.1. Không hút thuốc
Hút thuốc khiến hơi thở có mùi hôi và tăng nguy cơ nhiễm trùng. (Ảnh: Internet)
Hút thuốc có thể giúp làm tăng đờm ở lưỡi. Điều này có nghĩa là tế bào chết sẽ tích tụ trên lưỡi, tạo ra môi trường thoải mái cho sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, khói thuốc lá có chứa các hóa chất không lành mạnh đối với mô miệng, khiến hơi thở có mùi hôi và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3.2. Không uống rượu
Rượu ảnh hưởng đến lưỡi theo 2 cách cùng một lúc – nó gây viêm ở lưỡi và mất nước cơ thể. (Ảnh: Internet)
Rượu ảnh hưởng đến lưỡi theo 2 cách cùng một lúc – nó gây viêm ở lưỡi và mất nước cơ thể. Cả 2 yếu tố này đều góp phần tạo ra mùi hôi miệng. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên hạn chế thức uống này.
3.3. Nên uống thêm nước
Mất nước và khô miệng có thể gây ra tình trạng lưỡi trắng. (Ảnh: Internet)
Nước giúp cơ thể chúng ta, cả lưỡi, được khỏe mạnh. Mất nước và khô miệng có thể gây ra tình trạng lưỡi trắng. Uống nước thường xuyên sẽ cung cấp đủ nước cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời làm sạch lưỡi. Hãy luôn mang theo một chai nước bên người để bạn có thể bổ sung lượng nước cho cơ thể ngay lập tức nếu bạn khát.
Mất nước cũng có các triệu chứng khác như nước tiểu sẫm màu, kiệt sức, mệt mỏi, nhức đầu, và ít đi tiểu.
3.4. Cải thiện vệ sinh răng miệng
Vệ sinh lưỡi sạch sẽ là một trong những cách chăm răng miệng hiệu quả nhất – Ảnh Internet
Chăm sóc vệ sinh răng miệng cẩn thận có thể giúp làm giảm số lượng vi khuẩn. Cần phải làm sạch răng và lưỡi sau mỗi bữa ăn – vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Cách vệ sinh răng miệng lý tưởng như sau: Lau sạch răng và lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa, và sử dụng nước súc miệng khử trùng.
4. Vì sao việc vệ sinh lưỡi quan trọng?
Vệ sinh lưỡi vô cùng quan trọng vì theo thời gian, việc tích tụ các mảng bảm trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện. Điều này không chỉ gây ra hiện tượng hôi miệng mất tự tin đối với nhiều người mà kèm theo việc vệ sinh lưỡi không sạch sẽ còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:
- Vệ sinh lưỡi sạch giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Vệ sinh lưỡi đúng cách còn giúp thay đổi vẻ ngoài của lưỡi.
- Một trong những lợi ích khi vệ sinh lưỡi sạch sẽ đem lại chính là giúp cải thiện vị giác một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, vệ sinh lưỡi còn giúp bạn giảm tình trạng hôi miệng, những mùi này xảy ra do sự phân hủy thức ăn và thực phẩm phân chia thành từng mảng nhỏ và phủ lên bề mặt niêm mạc miệng.
- Lợi ích từ việc vệ sinh lưỡi giúp ngăn ngừa sự hấp thu các độc tố.
- Đem lại hiệu quả giúp kích thích các giác quan.
Trên đây là hướng dẫn cách làm sạch lưỡi trắng những như những biện pháp giúp vệ sinh lưỡi đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hi vọng bạn đã có thể lựa chọn cho mình cách bảo vệ sức khỏe răng miệng phù hợp.
Các dấu hiệu bạn cần uống nước ngay để tránh mắc bệnh
Bạn có thể bị khô da, tổn thương cổ họng, suy thận nếu chỉ uống nước khi cảm thấy khát.
70% cơ thể con người là nước. Khi cơ thể bị thiếu nước, tất cả các bộ phận có thể bị ảnh hưởng. Lúc đó, bạn không chỉ cảm thấy khát mà còn có một số dấu hiệu cảnh báo khác:
Ít đi tiểu hơn
Những người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 6-7 lần một ngày. Con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng nước mỗi người uống. Những người không đi vệ sinh trong vài giờ hoặc chỉ đi vệ sinh 2-3 lần một ngày cần uống nhiều nước hơn.
Đây là dấu hiệu quan trọng cảnh báo việc thiếu nước. Khi đó, chức năng giải độc của thận bị ảnh hưởng nên bạn cần bổ sung gấp lượng nước phù hợp.
Ảnh minh họa: Askthescientists
Da khô
Bạn muốn làn da của mình trở nên mịn màng và căng bóng? Hãy chăm chỉ uống nước. Mất nước sẽ làm giảm độ đàn hồi của da và gây khô da. Nếu bạn thoa kem dưỡng mà da vẫn khô, điều đó có nghĩa cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng.
Đau đầu không lý do
Não chuyển hóa và thải ra các chất dư thừa trong quá trình hoạt động. Khi đó, não sẽ đưa ra các tín hiệu để cơ thể gửi nhiều máu hơn đến não nhằm làm sạch chất thải.
Trong máu có một lượng lớn là nước. Bởi vậy, khi cơ thể mất nước, lượng máu tới não không thể đáp ứng yêu cầu trên, gây ra triệu chứng đau đầu. Biểu hiện này càng trầm trọng hơn khi bạn lên xuống cầu thang, cúi người, bê đồ. Khi đó, bạn nên uống một ít nước và uống từ từ.
Khô miệng
Dấu hiệu đầu tiên của việc thiếu nước là khát và khô miệng vì cơ thể không thể sản xuất đủ nước bọt. Nếu bạn không uống nước kịp thời, các triệu chứng khô miệng có thể chuyển thành tổn thương cổ họng.
Nước tiểu có màu sẫm hơn
Ảnh minh họa: Aboluowang
Thận của những người mất nước sẽ cô đặc nước tiểu, thậm chí ngăn cản quá trình sản xuất nước tiểu. Khi nồng độ nước tiểu tăng lên, màu sắc của nó sẽ dần sẫm lại (vàng đậm, thậm chí có màu hổ phách).
Thấy đói sau bữa ăn
Bạn có bao giờ cảm thấy đói ngay khi vừa ăn xong? Đây có thể là tình trạng mất nước. Cơ thể chúng ta luôn nhầm lẫn giữa đói và khát. Đôi khi rõ ràng bạn cần cung cấp nước, nhưng tín hiệu từ não phát ra là bạn đang đói.
Chóng mặt khi đột ngột đứng dậy
Hơn 50% thành phần của máu là huyết tương và nước chiếm 90% thể tích của huyết tương.
Thiếu nước sẽ làm tụt huyết áp dẫn tới giảm lượng máu lên não, gây ra một số triệu chứng của bệnh thiếu máu não. Khi não thiếu nước, con người sẽ cảm thấy chóng mặt như thiếu oxy.
Mặc dù các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo mọi người nên uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người lười uống nước. Nếu bạn thuộc tuýp người không chạm tới cốc nước trừ khi thực sự khát, hãy xem kỹ những tín hiệu trên để bổ sung nước cho bản thân.
Nếu thấy 7 tín hiệu này trên cơ thể, việc đầu tiên bạn cần làm là uống ngay 1 cốc nước Thật may mắn, cơ thể chúng ta là một hệ thống thông minh, nó cũng sẽ phát đi rất nhiều tín hiệu để nhắc nhở bạn rằng: Đã đến lúc cần uống nước rồi đấy! 72% cơ thể con người là nước. Một khi bị thiếu nước, tất cả các bộ phận của cơ thể có thể sẽ "đình công". Chính vì thế,...