Luộc gà theo cách này gà chín đều, ngon, vàng ươm mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng
Gà luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách luộc gà sao cho ngon ngọt, chín đều, giữ được chất dinh dưỡng.
Thật vậy, luộc gà không khó nhưng nếu luộc không khéo, thịt gà sẽ nhạt và kém hấp dẫn, đôi khi còn không chín đều. Nhiều người băn khoăn khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa. Vậy luộc gà như thế nào mới đúng để gà chín đều, ngon ngọt, hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cách luộc gà được thơm ngon.
Nguyên liệu
Chọn một con gà tươi, nặng khoảng 1,5-2kg là vừa đủ, không nên chọn gà quá to khi ăn sẽ dễ bị nhạt, nhiều phần thịt trắng. Hoặc gà mái vừa đẻ trứng là lựa chọn hoàn hảo nhất. Loại gà này có thịt mềm, thơm, ngọt và bùi, da vàng óng, mỡ vàng đều.
Dùng tay ấn nhẹ vào thân, đùi, lườn gà. Nếu thịt gà săn chắc, đàn hồi thì đó là gà tươi ngon.
Dùng tayấn nhẹ vào thân, đùi, lườn gà. Nếu thịt gàsăn chắc, đàn hồi thì đó là gà tươi ngon. Tránh chọn gà có thịt mềm nhũn, bở hoặc bị lõm. Ngửi gà để kiểm tra xem có mùi hôi, ôi thiu hay không. Gà tươi ngon sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Cách luộc gà ngon
Bạn chà xát gà cả ngoài lẫn trong bụng với muối để làm sạch và khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Một bí quyết để không rách da khi luộc là sau khi rửa sạch, bạn nên chặt phần chân gà, da gà sẽ co lại khi luộc.
Chọn nồi có chiều cao và rộng tương ứng với kích thước gà để luộc gà vừa chín đều, không bị teo và có hình dáng đẹp mắt. Trước khi cho gà vào nồi, nên dùng tăm cố định phần đầu gà với thân.
Video đang HOT
Nên đặt úp con gà để nước ngập hết những phần khó chín nhất. (Ảnh minh hoạ: Pinterest).
Sau đó chogà vào nồi sao cho phần bụng ở dưới, phần đầu phía trên, sau đó cho nước lạnh vào ngập đầu gà và bật lửa to để luộc. Để nước luộc gà ngon và thơm hơn, bạn nên cho thêm gừng, hành củ đã rửa sạch và đập dập cùng ít bột canh hoặc muối. Bắt đầu luộc gà từ nước lạnh cho đến khi nước sôi để gà chín đều từ xương ra ngoài phần thịt.
Lúc luộc gà, từ lúc lửa to đến khi lửa nhỏ bạn đều mở vung. Hết 10 phút thì tắt bếp, đậy lại ngâm thêm 20 phút để gà được chín đều. Vớt gà đã chín, cho vào nước đá lạnh để giúp thịt gà được dai và chắc, giữ màu da đẹp.
Để da gà căng mọng không xuống màu,thêm bóng mượt vàng ươm, bạn có thểhòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.
Chỉ nên luộc gà trong khoảng 15 phút, còn nếu gà già có thể luộc lâu hơn. Hết 10 phút thì tắt bếp, đậy lại ngâm thêm 20 phút để gà được chín đều.
Lưu ý: Khi luộc gà không đặt con gà nằm ngửa khi luộc, không luộc thịt gà quá lâu, không luộc gà bằng nồi quá nhỏ, bởi vìkích thước của nồi khi luộc gà cũng ảnh hưởng đến độ ngon của con gà. Nếu chúng ta luộc trong những chiếc nồi quá nhỏ, khi lật gà sẽ khó hơn, khi lật dễ làm da gà bị nứt và có thể khiến thịt không chín đều. Khôngluộc thịt gà với lửa quá to,việc bạn luộc gà với lửa quá to sẽ khiến cho phần da dễ bị nứt và nước luộc gà sẽ không được trong, khi ăn thịt gà nhạt vị kém đậm đà thơm ngon.
Gà luộc xong tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín và cách luộc gà ngon
Luộc gà căn chuẩn thời gian nhưng khi chặt ra vẫn thấy tuỷ xương và một phần thịt xung quanh vẫn còn đỏ, liệu có phải là do bạn luộc gà chưa chín?
Gà luộc xong chặt ra tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín?
Rất nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu rõ ràng của con gà bị luộc sống, nếu cố ăn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên sự thật không hẳn như vậy, nhiều trường hợp gà đã luộc đủ lâu, thịt chín nhưng tủy xương và một phần thịt xung quanh vẫn đỏ.
Theo TS Greg Blonder, nhà vật lý, tác giả của nhiều cuốn sách về thực phẩm trả lời trên VTC News, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Những vị trí có màu đỏ hồng trong miếng thịt gà luộc hay thậm chí là cả phần nước hồng chảy ra từ con gà luộc đủ thời gian đều không phải là máu hay tuỷ sống.
Gà luộc xong chặt ra tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín? Không hẳn như vậy; có khi gà luộc chín rồi nhưng tủy xương và phần thịt gần đó vẫn đỏ. (Ảnh: Pinterest)
Màu đỏ mà chúng ta thấy là do chất myoglobin trong tủy xương gà phản ứng với không khí trong quá trình nấu tạo ra. Phản ứng này khiến một số phần thịt cũng như xương gà có thể xuất hiện màu đỏ. Phần nước màu đỏ hồng chảy ra khi chặt thịt gà cũng không phải tiết gà mà đơn giản là nước gà bị lẫn với myoglobin.
Cách nhận biết thịt gà luộc đã chín
Thay vì nhìn vào tuỷ xương để đánh giá xem con gà đó đã chín hay chưa, bạn nên thử cách khác.
Theo kinh nghiệm của các đầu bếp Âu - Mỹ đăng trên VnExpress, để kiểm tra thịt gà đã chín hay chưa nên sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ ở phần thịt sâu, có cấu trúc cơ chắc nhất, ví dụ đùi gà, ức gà. Nếu nhiệt độ từ 80 độ trở nên là đã chín, đủ an toàn để sử dụng mà không lo bị nhiễm khuẩn.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA bạn nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đo nhiệt độ phần sâu nhất bên trong đùi hay phần dày nhất của ức gà. Nếu nhiệt độ từ 74 độ C trở lên thì thịt gà đã an toàn để ăn.
Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu của người Việt, các bà các mẹ vẫn dùng xiên tre hoặc đũa nhỏ chọc vào thịt đùi, nếu không thấy nước hồng chảy ra là thịt đã chín. Máu khi gặp nhiệt độ cao hay không khí sẽ chuyển màu xám hoặc nâu, không còn tình trạng nước đỏ.
Làm sao để luộc gà không xuất hiện phần màu đỏ hồng?
Dù không gây hại nhưng phần màu đỏ hồng này cũng làm miếng thịt gà của bạn mất thẩm mỹ, khiến bạn không còn ngon miệng.
Bạn có thể làm chúng không xuất hiện bằng mẹo nhỏ sau:
- Rút xương gà trước khi chế biến.
- Ướp thịt gà với với giấm, cam hoặc quýt trước khi nấu. Cách này sẽ làm thay đổi nồng độ PH trong nước luộc gà và khiến myoglobin không phản ứng nữa.
Cách luộc gà không bị đỏ thịt
Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh
Khi luộc gà bằng nước nóng, phần thịt dễ có xu hướng bị đỏ. Do vậy, bạn có thể chọn cách luộc gà ngay từ khi nước còn lạnh. Phần thịt được làm nóng từ từ sẽ không xảy ra hiện tượng globin di chuyển từ ngoài vào trong, thịt sẽ chín và có màu trắng đều.
Rút xương gà
Trường hợp không luộc gà nguyên con, bạn có thể cân nhắc đến phương án rút phần xương gà. Khi tách riêng phần xương và thịt, sắc tố đỏ trong xương không xâm nhập được vào thịt khi nấu, giúp miếng thịt không bị đỏ.
Tẩm ướp trước khi luộc gà
Bạn có thể ướp gà với một ít giấm hoặc nước cam, nước quýt để làm giảm độ pH trên thịt gà. Như vậy sẽ ngăn phản ứng của globin và hạn chế được tình trạng thịt gà bị đỏ khi nấu.
Luộc gà nên đặt úp hay ngửa mới đúng? Rất nhiều người tranh luận về việc khi luộc gà, nên đặt úp hay ngửa con gà trong nồi nước để món ăn ngon hơn. Luộc gà không khó nhưng không ai gà luộc do ai làm cũng ngon như nhau. Luộc không khéo, thịt gà sẽ nhạt và kém hấp dẫn, đôi khi còn không chín đều. Trong số đó, khi luộc...