Lung linh đêm sông Sài Gòn
Tối 1-9, khu vực bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM thu hút khách tham quan bằng những điệu nhạc sôi động, những hình ảnh chiếu sáng nghệ thuật lung linh và những khinh khí cầu 7 màu.
Những khinh khí cầu bên bờ Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sáng lấp lánh – Ảnh: TỰ TRUNG
Những trái khinh khí cầu đủ màu sắc được thổi khí từ từ phồng căng, đứng thẳng lên trước những ống kính thích thú của người quan sát. Những chiếc du thuyền dập dềnh trên sông Sài Gòn. Tòa nhà Saigon One Tower sau nhiều năm im lìm tối đen, nay cũng lấp lánh với màn chiếu sáng nghệ thuật, góp thêm phần mình vào bức tranh màu sắc của bến sông.
Đó là màn tổng duyệt cho những hoạt động sẽ được tổ chức mừng lễ Quốc Khánh lần thứ 77 vào sáng mai 2-9. Tối nay, những người khách dừng chân bên bến sông Sài Gòn đã được chiêu đãi một buổi tối thư giãn thú vị đầy màu sắc và âm nhạc.
Công viên bến Bạch Đằng về đêm – Ảnh: TỰ TRUNG
Video đang HOT
Tòa nhà Saigon One Tower sinh động trở lại sau nhiều năm dang dở – Ảnh: TỰ TRUNG
Những tòa nhà trung tâm sáng đèn nghệ thuật – Ảnh: TỰ TRUNG
Du thuyền lượn trên sông Sài Gòn qua công trình đang thành hình bên bờ Thủ Thiêm – Ảnh: TỰ TRUNG
Để quận 1 được như Singapore: Quy hoạch tạo ra giá trị khu trung tâm
Với gợi mở học tập Singapore trong quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, thì cần giải pháp quy hoạch không gian, dịch vụ tạo ra giá trị cho khu trung tâm được các chuyên gia cho là một trong những giải pháp cốt lõi quận 1 cần nghiên cứu.
Lượng khách khổng lồ nhưng thiếu bãi giữ xe, nhà vệ sinh là khiếm khuyết cần bổ sung tại khu vực bến Bạch Đằng - Ảnh: MINH DUY
Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu một trong những góp ý của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ phục vụ du khách khu trung tâm và chuyên gia để quận 1 (TP.HCM) được như Singapore.
Theo đại diện doanh nghiệp này, quận 1 cần quy hoạch không gian, dịch vụ khu trung tâm để đạt được mục tiêu vừa bảo đảm dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách, bảo đảm mỹ quan, giải quyết căn cơ nạn hàng rong chèo kéo khách gây nhếch nhác bộ mặt đô thị. Cụ thể:
Trước tiên, quận 1 cần nghiên cứu giá trị tổng thể khu trung tâm để định hướng không gian kiến trúc gắn liền với dịch vụ khu vực này.
Khu trung tâm có trục Nguyễn Huệ - Lê Lợi - chợ Bến Thành là trục phố đi bộ thu hút nhiều du khách cũng như các hoạt động văn hóa, giải trí, dịch vụ. Trục này rất quan trọng trong hiện tại cũng như tương lai.
Tiếp theo, cần quy hoạch tổng thể không gian gắn với dịch vụ đi theo trục trung tâm để từ đó tính toán mở thêm không gian, sắp xếp các khu vực dịch vụ mang lại giá trị.
Chẳng hạn, khu vực bến Bạch Đằng có thể mở lại các cầu tàu, giống như nhiều cánh cửa mở ra sông, vừa tạo cảnh quan kiến trúc vừa tạo thêm không gian bố trí dịch vụ thu hút du lịch đường thủy, tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, kinh doanh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền như Thái Lan. Các đường nhánh cần quy hoạch gắn liền trục trung tâm như đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Thiệp, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Bình (đường sách)... kéo đến các đường nhánh hai bên chợ Bến Thành.
Bên cạnh đó, rà soát tất cả không gian này sẽ tính toán tổng diện tích có thể sử dụng để bố trí các không gian cần thiết cho hoạt động văn hóa, dịch vụ, ẩm thực... Đồng thời, quận cũng rà soát, thống kê lại các thành phần kinh tế nào đang ở trên khu vực này, có bao nhiêu lao động, nguồn gốc ra sao, người ở quận 1 hay quận khác...
Từ kết quả rà soát quận sẽ tính toán được khu vực cụ thể nào thì bố trí dịch vụ nào. Tổng diện tích công cộng, vỉa hè sẽ bố trí phù hợp cho các hộ dân sử dụng kinh doanh, diện tích nào thì địa phương đấu thầu hoặc giao cho các đơn vị (như công ty công ích, trung tâm du lịch...) khai thác thương mại, diện tích nào tái bố trí cho lực lượng bán hàng rong. Và rất quan trọng cần không gian bố trí bãi đỗ xe, giữ xe.
Trên cơ sở quy hoạch, bố trí phù hợp không gian và dịch vụ thì các hộ dân, doanh nghiệp sẽ quyết định các dịch vụ, mặt hàng phù hợp theo quy hoạch và quy luật thị trường. Các du khách cần dịch vụ nào tại khu trung tâm thì cũng sẽ tự "phân luồng" tìm đến khu vực cụ thể.
Cuối cùng, địa phương cần ban hành các quy định, quy chế để bảo đảm các hoạt động được vận hành suôn sẻ, bảo đảm được trật tự, vệ sinh môi trường. Bên cạnh tuyên truyền, tăng cường tính tự chủ, tự quản của các hộ, đơn vị kinh doanh thì địa phương cũng quán xuyến, nhắc nhở, giám sát để các hoạt động được nề nếp quy củ.
Đồng tình với hiến kế của doanh nghiệp trên, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cũng cho rằng vai trò quy hoạch, điều phối của địa phương trong việc khai thác, chia sẻ hài hòa lợi ích từ không gian công cộng, vỉa hè cho tất cả các nhóm cộng đồng là rất quan trọng để tạo ra trật tự cho khu vực trung tâm.
Ví dụ, chính quyền địa phương cần quy hoạch rõ khu vực nào được bán cái gì, chiều rộng của vỉa hè bao nhiêu thì được thuê bao nhiêu mét vuông vỉa hè và bày quầy hàng diện tích bao nhiêu, bán trong khung giờ nào, sau khi bán xong phải trả lại nguyên trạng vệ sinh sạch sẽ...
Nếu địa phương làm tốt việc quy hoạch thì mọi người đều có quyền lợi từ vỉa hè và cộng đồng trách nhiệm trong việc bảo vệ trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, phó chủ tịch UBND quận 1, cho hay quận 1 đang nghiên cứu xây dựng đề án quản lý trật tự, vệ sinh môi trường khu trung tâm theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP. Trên cơ sở đó quận cũng đang tính toán giải pháp tổng thể như đáp ứng tốt các dịch vụ, nhu cầu cần thiết của du khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại quận 1; sắp xếp, chuyển đổi công việc cho người bán hàng rong...
Ngày mai 6-7 hết hạn 180 ngày, 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền Căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa UBND TP.HCM và hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm, ngày mai 6-7 sẽ là hạn cuối cùng mà hai doanh nghiệp phải nộp đủ tiền, nếu không sẽ mất tiền đặt cọc. Ngày mai hết hạn 180 ngày, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền -...