Lùm xùm ‘bữa cơm 800.000 đồng’: Cùng số tiền người khác đi chợ, nấu ăn thế nào?
Câu chuyện về “ bữa cơm 800.000 đồng” nhưng chỉ có vài món bình dân xảy ra ở Đội tuyển bóng bàn Việt Nam, khiến nhiều người bất ngờ.
Cùng với số tiền đó, người khác đi chợ, nấu cơm như thế nào?
Sau lùm xùm về “bữa cơm 800.000 đồng” dành cho 8 người ở Đội tuyển bóng bàn Việt Nam, nhiều người cho biết với số tiền đó có thể đi chợ nấu ăn được cả tuần hoặc một bàn tiệc thịnh soạn.
Chi bao nhiêu tiền cho mỗi bữa ăn?
Là người nấu ăn chính trong gia đình, chị Phạm Thị Thanh Tâm (28 tuổi), ngụ tại chung cư Tân Mai, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM, cho biết mỗi ngày chỉ nấu bữa cơm trưa và tối cho 3 thành viên với chi phí từ 80.000 – 120.000 đồng. Với số tiền này, chị có thể mua cá, thịt, tôm, kèm rau, củ, quả… và nhiều khi có thêm trái cây tráng miệng.
“Với số tiền kể trên, tôi nấu được món mặn, xào (hoặc luộc) và canh. Tôi thấy như vậy là đủ để có bữa cơm chất lượng cho 3 người”, chị Tâm nói.
Một số bạn trẻ cho biết số tiền 100.000 đồng đủ để gia đình có 3 người ăn 2 bữa cơm DẠ THẢO
Chị Phan Hương Giang (28 tuổi), ngụ tại 29 Nguyễn Tấn Kỳ, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, cũng cho biết 2 bữa cơm trong ngày của gia đình chị thường dao động từ 80.000 – 150.000 đồng, mỗi tháng chi tổng cộng từ 3 triệu đồng – 4,5 triệu đồng. “Trong bữa ăn mình chú trọng đủ 4 món là: mặn, rau, canh và tráng miệng bằng trái cây”, Giang nói.
Tuy vậy, chị cho hay những ngày nấu ăn đơn giản thì số tiền đi chợ giảm hơn nhiều so với dự trù. “Ví dụ có ngày, bữa cơm trưa của hai vợ chồng tôi gồm 3 gram thịt với giá 36.000 đồng, bí nấu canh kèm ít tôm 20.000 đồng, đậu hũ 5.000 đồng, tổng cộng 61.000 đồng. Buổi chiều chỉ cần 5.000 đồng mua bún, 25.000 đồng cho 2 gram chả cá, rau và gia vị kèm theo là 15.000 đồng, tổng chi là 45.000 đồng cho 2 người ăn”, Giang kể.
Còn Nguyễn Thị Mỹ Uyên, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ mỗi tháng chi chưa tới 2 triệu đồng dành cho tiền ăn. Tuy nhiên, Uyên thường ăn không cố định, lắm lúc nấu ở nhà và có khi ra quán. Khi ăn ở quán Uyên chi từ 45.000 – 50.000 đồng/phần cho các món như: cơm tấm, bún bò, phở hay bún đậu mắm tôm…
Ngược lại, khi nấu ăn ở nhà thì Uyên lại tiết kiệm được rất nhiều tiền, chỉ với 70.000 đồng một lần đi chợ có thể dùng được trong 2 ngày. “Những bữa cơm em nấu gồm: canh rau, thịt hoặc cá kho, đậu hũ chiên. Bao nhiêu đây cũng đủ để một mình em ăn, vì thật ra giá cả thị trường hiện nay cũng vừa tầm so với sinh viên và nhu cầu của em rất đơn giản, no và ngon là được”, Uyên nói.
Video đang HOT
800.000 đồng nấu được bữa ăn thịnh soạn?
Hương Giang cho biết bữa ăn thịnh soạn nhất ở nhà cũng ở mức 800.000 đồng, đó là tiệc hải sản chị tự nấu dành cho 3 người. Cụ thể, chị đã chọn mua ốc hương loại lớn giá 300.000 đồng/kg, mực 150.000 đồng/nửa kg, hàu 70.000 đồng/kg, tôm sú 200.000 đồng/kg, rau và gia vị kèm theo là 70.000 đồng. Với số lượng thực phẩm này thì 3 người ăn không hết và chị Giang phải để dành cho các bữa sau.
“Nếu trong tay có 800.000 đồng để nấu những bữa cơm thông thường thì tôi ước tính có thể cho gia đình “no bụng” trong vòng 5 – 6 ngày với đủ loại thực phẩm như: cá biển, đồng, thịt heo, bò, gà”, chị chia sẻ.
Chị Thanh Tâm cũng cho rằng: “800.000 đồng có thể nấu đủ các bữa cơm trưa và tối cho gia đình trong cả 1 tuần”.
Với 800.000 đồng, bạn trẻ cho rằng đủ để ăn trong 1 tuần DẠ THẢO
Theo bếp trưởng Vũ Nhất Thông, Giám đốc Trung tâm Eric Vũ Cooking Class, với số tiền 800.000 đồng hiện nay là đủ để nấu một bữa ăn thịnh soạn dành cho 8 người.
Bếp trưởng này chia sẻ trong các nhà hàng, giá gốc một bàn tiệc thường sẽ được nhân 3 khi bán cho khách. Sở dĩ có điều này vì loạt chi phí đi kèm như: mặt bằng, phục vụ, bếp, thuế, nhân viên… được nhà hàng cộng thêm vào giá bán. Do đó, giá gốc 800.000 đồng/bàn tiệc có từ 5 – 6 món ăn là mức chuẩn chung ở các nhà hàng hiện nay. Chưa kể khi nấu tiệc với số lượng lớn thì mức giá gốc có thể giảm xuống còn khoảng 600.000 đồng/bàn.
“Ngoài ra, 800.000 đồng để mua thức ăn và nấu một bữa cơm gia đình thì sẽ rất dư dả, được nhiều món ngon, bổ dưỡng. Người nấu có thể chia ra 6 món ăn như: salad khai vị, nem hoặc chả giò chiên, gà hoặc bò nướng, kế đến là cơm chiên, lẩu và cuối cùng là tráng miệng”, bếp trưởng Thông gợi ý.
Cũng theo bếp trưởng Thông, với 800.000 đồng, gia đình 4 người có thể nấu ăn được từ 5 – 7 ngày với các món cơ bản. Nếu muốn ăn thịnh soạn hơn, số tiền đó đủ đi chợ từ 2 – 3 ngày cho các bữa cơm gia đình.
Chồng chê vợ hoang phí, tháng nào đi làm về cũng bắt vợ nộp hết lương
Từ trước đến nay vấn đề chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình luôn khiến các cặp vợ chồng đau đầu.
Nhất là những gia đình lao động phổ thông sinh sống ở thành phố thì càng phải cân đo đong đếm nhiều thứ. Câu chuyện chi tiêu thế nào cho hợp lý vẫn luôn là bài toán khó nhằn với các cặp vợ chồng. Như trường hợp của cặp đôi dưới đây chính là một ví dụ.
Cụ thể, Báo Dân trí đăng tải tâm sự của một người chồng về việc thất vọng khi lấy phải cô vợ tiêu xài hoang phí. Anh chàng đưa cho vợ 100 nghìn đồng để đi chợ một ngày mà vẫn bị chê ít khiến người đàn ông vô cùng bức xúc. Theo đó, chàng trai cho hay, hai vợ chồng đều là dân tỉnh lẻ lên thành phố đi làm. Họ mới kết hôn được gần 1 năm nay. Nhờ sự hỗ trợ của hai bên gia đình cộng với việc vay ngân hàng, cặp vợ chồng đã mua được một căn chung cư giá rẻ để ổn định cuộc sống.
Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn mua chung cư trả góp để ổn định cuộc sống. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Hiện tại, mức thu nhập của cả hai cộng lại là khoảng 25 triệu đồng/1 tháng. Họ đang phải gồng gánh lãi suất ngân hàng nên chi tiêu có phần tiết kiệm. Theo người chồng vì vợ không biết quản lý chi tiêu nên anh đành phải làm "tay hòm chìa khóa". Mỗi tháng, khi có lương cô vợ phải chuyển hết tiền cho chồng chỉ được giữ lại 1-2 triệu đồng để chi phí xăng xe, đi lại. Hàng ngày người chồng sẽ đưa cho vợ thêm 100 nghìn đồng để đi chợ.
100 nghìn đồng để mua đồ ăn 3 bữa ở thành phố là điều vô cùng khó khăn. (Ảnh minh họa: Tiin)
Tuy nhiên, số tiền này người vợ cảm thấy không đủ chi phí. Cô cũng phân trần với chồng mình cần thêm một khoản để phục vụ cho việc mua sắm, làm đẹp, gặp gỡ đối tác và bạn bè. Vậy nhưng người chồng cho rằng điều đó là tiêu xài hoang phí. Anh cũng khẳng định với 100 nghìn đồng/1 ngày có thể dư sức lo cơm nước cho hai vợ chồng. Bởi anh cũng không còn yêu cầu cao sang chỉ cần 1 món rau, 1 món thịt. Mua mớ rau chỉ vài nghìn đồng còn lại để mua thịt hết. Hơn nữa thỉnh thoảng vợ chồng còn được bố mẹ ở quê gửi đồ ăn lên cho.
"Thỏa thuận với nhau trước lúc cưới là thế, ấy vậy mà giờ vợ tôi lại "lật kèo", suốt ngày kêu khổ, trách móc tôi là người chồng ki bo, bủn xỉn. Nào là vật giá leo thang, nào là không đủ tiền đi chợ, nào là cần có thêm một khoản mua váy áo, phấn son, cà phê bạn bè... Nghe vợ tôi trình bày, tôi thấy rất khó chịu. Tôi thấy tôi đã khá thoải mái, chỗ tiền đó thừa để sống." - người chồng chia sẻ với Dân trí.
Mỗi một lần đi siêu thị ít nhất cũng phải mất vài trăm nghìn đồng. (Ảnh minh họa: Thời đại)
Thậm chí, anh chàng còn cho rằng nếu vợ muốn chi tiêu cho mục đích cá nhân thì cần tằn tiện hơn. Nhiều hôm đi chợ thừa tiền anh chàng cũng không đòi lại mà tại sao vẫn chê 100 nghìn đồng/1 ngày là ít. Người đàn ông còn cho rằng sau khi kết hôn không cần phải quá chưng diện làm đẹp vì lúc đó đâu còn ai ngắm? Hơn nữa quần áo mỗi vụ chỉ cần mua thêm 1-2 bộ, anh chàng sẵn sàng dẫn vợ đi mua.
"Váy áo, phấn son thì vừa vừa thôi, đẹp quá cho ai ngắm? Chồng thì lấy rồi, trưng diện quá làm gì? Mỗi mùa sắm 1-2 bộ là được, tôi sẵn lòng đưa vợ đi mua. Nói thật, tôi làm đàn ông nhưng có bao giờ tụ tập, cà phê với bạn bè đâu mà vợ tôi lại có nhu cầu đấy nhỉ? Hơi một tí, cô ấy lại kêu than."
Không ít cặp vợ chồng thường xuyên cãi vã vì chi tiêu trong gia đình. (Ảnh minh họa: Vnreview)
Chính vì thế người đàn ông cảm thấy rất hối hận vì đã lấy cô vợ như vậy. Anh còn hi vọng khán giả cho lời khuyên để có thể khiến vợ nhận ra sai lầm của mình. Ngay sau khi đăng tải bài viết của người chồng nhanh chóng thu hút sự chú ý lớn của người dùng mạng. Hầu hết mọi người đều cho rằng tiết kiệm là tốt nhưng không nên thái quá. Số tiền 100 nghìn đồng/1 ngày để chi tiêu ăn uống ở thành phố lớn quả thực không đủ. Hơn nữa ai cũng có nhu cầu làm đẹp và gặp gỡ bạn bè, nếu lấy chồng xong phải từ bỏ hết mọi sở thích và thú vui của mình thì cuộc sống đâu còn ý nghĩa.
Một số bình luận của độc giả bên dưới bài đăng này:
"Nếu mình là chị vợ, mình sẽ để chồng đi chợ nấu cơm ba bữa một ngày với số tiền 100.000 đồng đó. Ăn uống kiểu đấy chẳng mấy chốc không còn sức khoẻ mà kiếm tiền."
"Vợ có đẹp hay không là do chồng hết đấy. Thay vì mang tiền ra ngoài giao lưu thì sao không chăm chút cho vợ con nó đẹp lên. suy nghĩ như ông này xứng đáng cô độc đến già."
"Thế nên dù như thế nào phụ nữ cũng phải đi làm. Nhất định phải kiếm ra tiền trước tiên để lo cho con cái, sau để lo cho mình ngày càng đẹp hơn, sống tự tin hơn."
Nhiều người cho rằng cách hành xử của người chồng là không hợp lý. (Ảnh: Chụp màn hình Theanh28 Entertainment)
Trước đó, mạng xã hội cũng rần rần chia sẻ câu chuyện một người phụ nữ chỉ với 3,3 triệu đồng/tháng vẫn lo đủ cho gia đình 5 người. Cụ thể, đó là câu chuyện của chị Mè Ngọc (Thái Bình) thường xuyên đăng tải những bữa cơm gia đình lên mạng xã hội. Chị khiến nhiều người bất ngờ khi dù mâm cơm đầy đủ canh rau, thịt cá nhưng mỗi tháng tổng chi tiêu từ tiền ăn tới học hành, con cái chỉ gói ghém trong khoảng 3,3 triệu đồng.
"Nhận lương về một cái là mình phải để riêng những khoản cố định. Ví dụ như: 3,3 triệu thì phải để riêng ra 2 triệu: Tiền ăn của con 700 nghìn, tiền thuê đón con 500 nghìn, 800 nghìn là tiền ăn thêm ở nhà, vì các bé cần có chế độ ăn riêng cho đủ chất. Còn lại 1,3 triệu đồng mình lo sắm sửa những món đồ thiết yếu như mắm, muối, mì chính, dầu ăn,... Cái nào sắp hết rồi thì phải sắm luôn rồi để đó cho an toàn. Tránh lúc nào hết tiền thì lại càng bí thêm" - người phụ nữ chia sẻ trên trang cá nhân.
Người phụ nữ có thể lo chu toàn cho gia đình 5 người chỉ với 3,3 triệu đồng/1 tháng. (Ảnh: Cắt từ clip M.N)
Khi sắm sửa mọi thứ xong xuôi chị mới tính đến chi phí ăn uống hàng ngày. Trong khi đó, điện nước chồng chị sẽ tự lo. Chị Ngọc cho biết thêm, tiền lương tuy ít nhưng vẫn đủ 3,3 triệu đồng mỗi tháng. Thậm chí nếu tháng nào lương cao khoảng 5 triệu đồng, chị vẫn để tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng.
Hầu hết đồ ăn trong nhà đều do người phụ nữ trồng trọt chăn nuôi. (Ảnh: Cắt từ clip M.N)
Điều này khá hợp lý với những người sinh sống tại vùng nông thôn, tự cung tự cấp về rau, cá, thịt như chị. Có bữa cơm 2 nghìn đồng của chị sẽ dành để mua rau mồng tơi nấu canh tép. Tép được cho nên không tốn tiền, trong khi đó cá ở dưới ao còn nguyên liệu khác trong vườn trồng sẵn. Ngoài ra, những bữa cơm 10 nghìn, 12 nghìn cũng đủ đầy dinh dưỡng, mọi nguyên liệu do tự tay chị Ngọc chăn nuôi, trồng trọt. Những hôm nào chị mua khoảng 20 nghìn đồng thì sẽ thịnh soạn hơn. Chị luôn cố gắng chi tiêu, tận dụng triệt để những đồ ăn mà nhà có sẵn.
Bữa cơm giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng của gia đình chị Ngọc. (Ảnh: Cắt từ clip M.N)
Nữ TikToker mở bếp ăn 0 đồng: Bật khóc khi bà con được ăn ngon Thương các hoàn cảnh khó khăn, nhiều người đã đứng lên thành lập những bếp ăn 0 đồng. Họ không mong gì hơn ngoài việc mang lại những giá trị đẹp, hỗ trợ người lao động nghèo có bữa cơm ngon, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nữ TikToker bật khóc trong ngày bếp cơm mở cửa. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok...