LulzSec bác bỏ thông tin có liên quan đến khủng bố
Một hacker người Mỹ có biệt danh The Jester đã cáo buộc hai nhóm hacker LulzSec và Anonymous là bọn khủng bố.
Nhóm hacker Lulzsec đang bị tình nghi có liên quan đến các hoạt động khủng bố
Ngay sau khi xuất hiện thông tin này, đại diện nhóm Lulzsec đã lên tiếng khẳng định rằng không liên quan đến bất kì hoạt động khủng bố nào.
Hacker có bí danh Sabu sống ở New York được cho là kẻ dẫn đầu nhóm Lulzsec đã bị cáo buộc tấn công vào nhiều cơ quan hàng đầu trên thế giới như NATO hay Cơ quan xử lý tội phạm nghiêm trọng có tổ chức của Anh quốc, đã tuyên bố trên Twitter với tờ Guardian rằng “Tôi không liên quan đến bất kì hoạt động khủng bố nào”.
Tuyên bố này xuất hiện ngay sau khi phía cảnh sát Anh đã có cuộc bắt giữ hacker Topiary tại Shetland Islands vào thứ 4 tuần trước .
Cũng cần phải nói thêm về kẻ cáo buộc nhóm Lulzsec có tên The Jester được xem là một kẻ “yêu nước Mỹ” nên mọi hành động của tên này cũng khá đặc biệt khi thường xuyên tấn công vào các website của các quốc gia theo đạo Hồi.
Không chỉ thế, The Jester là hacker đã rất tích cực truy lùng dấu vết của thành viên LulzSec và Anonymous sau khi hai nhóm này có nhiều hoạt động liên quan đến việc ủng hộ Wikileaks.
Để minh chứng cho quan điểm của mình, The Jester còn chỉ ra một ví dụ khác về mối liên hệ giữa bọn khủng bố với hacker như vụ việc tấn công vào một hãng hàng không Ấn Độ năm 1990 khiến một hành khách thiệt mạng và rất nhiều người bị thương được thực hiện bởi 2 hacker người Mỹ sau khi tấn công vào hệ thống bảo mật của hãng này.
“Không thể bỏ qua khả năng xa hơn đó là các nhóm khủng bố liên quan đến Hamas lợi dụng Anonymous/LulzSec như một công cụ hỗ trợ những hacker trẻ tuổi để thực hiện các hành vi của mình” – hacker The Jester khẳng định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, The Jester còn chỉ ra những thông tin tìm được về hacker Sabu của Lulzsec như việc sử dụng tài khoản Twitter có biểu tượng lá cờ của Hamas.
Trước những thông tin liên quan như vậy, hacker The Jester khẳng định rằng nhiều khả năng Lulzsec và Anonymous tham gia vào tổ chức của bọn khủng bố.
Về phía các hãng bảo mật, Graham Cluley, giám đốc phục trách bộ phận công nghệ của hãng bảo mật Sophoss đã cho rằng:
“Tôi nghĩ rằng việc đặt một câu hỏi giống như nhóm hacker Anonymous/LulzSec liệu có thể làm được những vụ đình đám như vậy nếu như không có sự giúp đỡ của một nhóm đứng sau? Tôi cho rằng câu trả lời là có và nhiều khả năng là sự thực”
Tuy nhiên, theo ông Rik Ferguson, một nhân viên tư vấn cấp cao của Trend Micro vẫn còn nhiều hoài nghi về mối liên hệ giữa hai nhóm hacker này với bọn khủng bố:
“Tôi e rằng vẫn còn nhiều điều chưa thể khẳng định có sợi dây liên hệ giữa Anonymous/LulzSec với các nhóm khủng bố trên thế giới”.
Hiện tại, hai nhóm hacker Anonymous/LulzSec vẫn đang là mục tiêu bị truy lùng số một của cảnh sát nhiều nước trên thế giới sau những gì đã gây ra.
Theo VTC
Lịch sử hacker (phần cuối): Những vụ hack đình đám trong lịch sử
ILOVEYOU đã trở thành một trong những virus gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử.
Tiếp theo phần một nói về cội nguồn của kỹ thuật hack và những phi vụ đầu tiên, ở phần cuối chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về sự bành trướng của các tổ chức hacker.
Các biện pháp của chính phủ
Đến khoảng giữa những năm 1980, chính phủ đã bắt đầu quan tâm đến đối tượng tội phạm công nghệ nhằm giảm thiểu những thiệt hại nghiêm trọng của do các hacker gây nên.
Bộ luật đầu tiên được ra đời tại Mỹ với mục đích chống lại các tin tặc phá hoại chính phủ. Trong đó những điều luật được ra đời với mục đích như : chống lại những hành động xâm nhập hệ thống của chính phủ nhằm ăn cắp bí mật của quốc gia.
Việc sửa đổi luật pháp đã kéo theo sự hình thành những tổ chức hacker quá khích LulzSec và Anonymous. Và một trong những phi vụ khủng khiếp sau khi ban hành luật đó là nhằm vào US Goverment. Vụ US's Operation Sundevil đã ảnh hưởng đến tất toàn bộ nước Mỹ, kéo theo đó là 3 lượt truy quét rầm rộ và tịch thu một lượng máy tính lớn trên 15 thành phố khác nhau. Nhưng bất chấp các cố gắng từ phía chính phủ thì dường như hiện nay số lượng tin tặc vẫn tiếp tục tăng và nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Quy mô hơn
Internet đã trở nên ngày càng phổ biến vào cuối thập kỷ 90. Mọi người có thể tiếp cận với thế giới rộng lớn thông qua internet. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng các tin tặc sẽ có mảnh đất màu mỡ hơn để tung hoành.
Những vụ tấn công bởi các nhóm hacker đã trở nên phổ biến hơn. Nổi tiếng trong số đó là Lopht, nhóm hacker với tuyên bố "ngông cuồng" rằng, họ có thể "hạ" cả hệ thống Interrnet chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút.
Lopht sau đó đã trở thành một hãng chuyên bẻ khóa phần mềm, hệ điều hành. Nhóm không tiếp tục các hành động phá hoại như trước mà dần dần trở thành White Hat ( Mũ Trắng) giúp đỡ vá các lỗ hổng cho hệ thống bảo vệ. Năm 2004, Lopht đã bị mua lại bởi Symantec.
Thập niên 90 cũng đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của các hacker cá nhân, nổi bật trong số đó là Mafiboy và Dark Dante. Nổi tiếng với phi vụ đánh sập 2 site nổi tiếng là eBay và Amazon, Mafiboy thậm chí còn khiến cả Yahoo! cũng phải ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn. Còn Dark Dante lại nổi lên với vụ giả danh 102 người để đấu giá kiếm được một chiếc xe hơi Porsche 944.
Hậu quả
Sự mở rộng của băng thông đã giúp các hackers có thể chuyển được một lượng lớn các file qua internet. Cùng với đó worm, trojan và botnet cũng được phát tán rộng rãi hơn. ILOVEYOU đã trở thành một trong những virus gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử. Nó được phát tán bằng cách hấp dẫn người dùng mở các email có subject ILOVEYOU. Sau khi được kích hoạt, virus sẽ tự động gửi một email tương tự đến 50 địa chỉ đầu tiên trong danh bạ, đồng thời thay thế các file có định dạng .jpeg và .mp3. Theo thống kê, ước tính khoảng 5 tỷ USD đã bị thiệt hại.
Chủ yếu trong giai đoạn này chứng kiến sự ra đời của tấn công DDoS. Bằng cách gây quá tải dẫn đến sập các website bị tấn công. Tiêu biểu cho hình thức tấn công này là các nhóm hackers LulzSec và Anonymous. Ngay cả hãng phần mềm khổng lồ Microsoft cũng bị dính "phốt" DDoS vào năm 2001.
Hiện tại và tương lai
Việc thống trị trong thế giới hacker cũng phụ thuộc vào việc lấy "số má" giống như Anonymous, LulzSec và The Jester. Dẫn chứng như The Jester đã lấy đánh bóng tên tuổi bằng cách đánh sập các website Đạo Hồi và Wikileaks.
Đội quân bí ẩn Anonymous cũng đang là một thế lực trong giới hacker khi sở hữu các chiến tích với Wikileaks và mạng chia sẻ hình ảnh 4chan. Và vụ đình đám Wesborough Baptist Church website cũng gắn liền với tên tuổi của Anonymous.
Đến từ Châu Á, Trung quốc cũng đang nổi lên trong lĩnh vực hacking. Gần đây, Google đã cho rằng nhiều tin tặc từ Trung Quốc đã cố tình đánh cắp mật khẩu của hàng trăm tài khoản Gmail, trong đó có tài khoản của các lãnh đạo cao cấp Hoa Kỳ. Điều này đã khiến ngay cả ông lớn Google cũng phải rút một phần hoạt động ra khỏi Trung Quốc, đất nước có số người sử dụng internet nhiều nhất thế giới.
Nhưng cái tên thực sự được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây chính là LulzSec và cuộc dạo chơi 50 ngày của chúng qua việc bạo gan tấn công các website tên tuổi của cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. Ngay sau đó là việc công bố những tài liệu nội bộ được đánh cắp trên mạng máy tính của Arizona, cùng việc lấy đi các thông tin quan trọng của AT&T cũng chính là một lời thách thức với các nhà bảo mật. Điều thực sự bất ngờ nhất là sau khi làm náo loạn thế giới ảo, LulzSec tuyên bố sẽ ở ẩn! Chưa ai có thể chắc chắn được trong tương lai LulzSec có tiếp những phi vụ gì, và các nhà chức trách sẽ phải làm sao để đối phó được với chúng.
Và tất cả chúng ta đều tự hỏi rằng, trong thời gian tới những vụ tấn công của các nhóm tin tặc sẽ đáng sợ đến nhường nào, khi hiện nay kỷ nguyên của smartphone và 3G đang bùng nổ?
Theo Bưu Điện VN
Cảnh sát Anh bắt nhầm "phát ngôn viên" của LulzSec? Ngày 27/7 vừa qua, trong động thái trấn áp làn sóng tin tặc đang ngày càng lộng hành trên thế giới, cảnh sát Anh đã bắt giữ một thanh niên 19 tuổi được cho là "phát ngôn viên" của nhóm tin tặc đình đám một thời LulzSec. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Tuy nhiên, tới ngày 28/7, trang DailyTech đã hé lộ thông...