Lùi thời gian khắc phục sự cố, cáp quang biển AAG ngày 11/9 mới được sửa xong
Sáng nay, ngày 2/9, sự cố xảy ra ngày 16/8/2019 trên nhánh S1H của tuyến cáp quang biển AAG được hàn mối đầu tiên. Dự kiến, việc sửa chữa tuyến cáp AAG sẽ được hoàn tất vào 23h ngày 11/9 tới.
Thông tin mới nhất về kế hoạch xử lý, khắc phục sự cố xảy ra sáng ngày 16/8/2019 trên cáp nhánh S1H của tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway – AAG vừa được đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chia sẻ với ICTnews vào chiều tối nay, 2/9/2019.
Vị đại diện ISP này cho hay, theo thông tin từ Trung tâm điều hành tuyến cáp biển AAG, thời gian tàu sửa cáp đến vị trí cáp lỗi là 5h ngày 1/9/2019 và mối hàn đầu tiên được thực hiện vào 6h ngày 2/9/2019. Như vậy, so với kế hoạch dự kiến được thông báo trước đó, thời gian bắt đầu sửa cáp nhánh S1H của tuyến cáp biển AAG đã bị lùi 3 ngày.
Cũng theo kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp biển AAG mới được cập nhật, dự kiến vào 10h ngày 5/9 sẽ hoàn thành mối hàn cuối cùng và thời gian hoàn thành cấu hình nguồn dự kiến là 13h ngày 5/9/2019.
Đáng chú ý, trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews, đại diện ISP còn cho biết có 1 nhánh cáp khác của tuyến cáp biển AAG cũng đang gặp sự cố, đó là nhánh S1G. Do đó, sau khi hoàn thành sửa chữa nhánh S1H, tàu sửa cáp sẽ tiến hành khắc phục sự cố trên nhánh S1G.
Video đang HOT
Dự kiến, thời gian tàu sửa cáp đến vị trí lỗi trên nhánh S1G của tuyến cáp AAG là 12h ngày 6/9/2019; mối hàn đầu tiên sẽ hoàn thành vào 1h ngày 7/9/2019, mối hàn cuối cùng dự kiến hoàn tất vào 19h ngày 10/9/2019 và 23h ngày 11/9/2019 là thời điểm việc sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp biển AAG sẽ được hoàn thành, khôi phục hoàn toàn dung lượng kết nối Internet trên tuyến.
Trước đó, như ICTnews đã đưa tin , tuyến cáp quang biển quốc tế AAG được xác định bị lỗi dò nguồn vào sáng ngày 16/8/2019 trên nhánh S1H tại vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu 124,5 km, làm ảnh hưởng chất lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của lần cáp biển AAG gặp sự cố ngày 16/8 vừa qua đối với các nhà cung cấp và người dùng dịch vụ Internet Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã nhận định: “Cũng như những lần gián đoạn cáp AAG trước đây, trong một vài ngày đầu có thể có ảnh hưởng cục bộ về chất lượng, sau đó các nhà mạng sẽ tăng cường ứng cứu và đưa chất lượng dịch vụ về mức thường lệ”.
Cũng trong trao đổi với ICTnews, trả lời câu hỏi liệu còn có những nguyên nhân nào khác nữa ngoài sự cố cáp biển AAG xảy ra ngày 16/8 đưa đến việc chất lượng dịch vụ Internet bị người dùng phàn nàn nhiều thời gian gần đây, ông Vũ Thế Bình cho rằng:
“Không loại trừ khả năng nhu cầu sử dụng của người dùng gần đây tăng lên, sau khi các nhà mạng tuyên bố tăng băng thông gấp đôi và giữ giá cho các gói dịch vụ FTTx cá nhân và hộ gia đình. Điều này rõ ràng cũng tạo áp lực mở rộng dung lượng nói chung của các doanh nghiệp, đồng thời gia tăng kỳ vọng của người dùng. Khi kỳ vọng tăng lên, người dùng cũng nhạy cảm hơn đối với chất lượng dịch vụ”.
AAG là hệ thống cáp truyền thông ngầm dưới biển dài 20.000 km, nối từ Đông Nam Á, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines đến Mỹ. Tuyến cáp này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, có lưu lượng thiết kế ban đầu là 2 Tb/giây và liên tục được nâng cấp theo thời gian.
Theo ICT News
NASA kích hoạt đồng hồ nguyên tử mới mở đường cho các nhiệm vụ lên sao Hỏa
Đồng hồ nguyên tử Deep Space đã được ra mắt vào tháng 6 và cuối cùng đã được kích hoạt chính thức vào cuối tháng 8 vừa qua.
Thực tế, các nhiệm vụ lên sao Hỏa vừa tiến một bước lớn, nhờ chiếc đồng hồ nguyên tử mới mà NASA đã kích hoạt.
Đồng hồ nguyên tử của NASA sắp được đưa ra ngoài không gian để thử nghiệm.
Theo NASA, đồng hồ là một bước quan trọng để tạo điều kiện cho tàu vũ trụ tự điều hướng trong không gian sâu, thay vì dựa vào việc nhận chỉ đường từ Trái Đất.
Đồng hồ vừa là máy chấm công đáng tin cậy, vừa đủ nhỏ để thử trên tàu vũ trụ. Đồng hồ đeo tay được sử dụng để đo khoảng cách giữa các vật thể bằng cách tính thời gian tín hiệu từ điểm này đến điểm kia mất bao lâu.
Đối với các nhiệm vụ vào không gian sâu, đồng hồ nguyên tử phải cực kỳ chính xác. Một lỗi nhỏ có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa hạ cánh trên sao Hỏa hoặc mất tích tàu vũ trụ hàng trăm ngàn km.
Trong các thử nghiệm trên Trái Đất, đồng hồ nguyên tử Deep Space được hiển thị để mất một giây sau mỗi 10 triệu năm. NASA sẽ kiểm tra xem điều này có đúng trong không gian hay không.
Todd Ely, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết: "Mục tiêu của thí nghiệm không gian là đặt đồng hồ nguyên tử Deep Space trong bối cảnh tàu vũ trụ hoạt động, hoàn thành với những điều ảnh hưởng đến độ ổn định và độ chính xác của đồng hồ và xem nếu nó hoạt động ở cấp độ, chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ có độ ổn định lớn hơn so với đồng hồ không gian hiện có".
Trong vài tháng tới, NASA sẽ đo mức độ đồng hồ giữ thời gian xuống mức nano giây. Các kết quả bắt đầu đếm ngược đến một ngày khi công nghệ có thể giúp các phi hành gia an toàn tự điều hướng đến các thế giới khác.
Minh Long
Theo dantri.com.vn
"Lật tẩy" ngôi làng ma người đến thăm buộc rời đi trước 6h tối Tiểu Vũ Hán cũng có một thôn làng được gọi là "quỷ thôn" hay "ngôi làng ma", khiến nhiều người rợn tóc gáy. Tương truyền, trước 6h tối, nhất định phải rời khỏi ngôi làng. Với sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, thành phố, nhiều vùng nông thôn đang dần dần lụi tàn. Những người trẻ tuổi đều muốn tới...