Lúc nào cũng đói bụng, coi chừng đang mắc bệnh nguy hiểm
Đói khi bỏ bữa là bình thường, vì đó là cách cơ thể báo với não rằng dạ dày đang trống rỗng và hệ thống cần nhiên liệu để hoạt động bình thường.
Nếu luôn cảm thấy đói, ngay cả khi đã ăn đúng giờ thì đó không phải là dấu hiệu tốt – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng nếu luôn cảm thấy đói, ngay cả khi đã ăn đúng giờ thì đó không phải là dấu hiệu tốt, theo Sound Health .
Nhiều lý do y tế có thể gây ra cơn đói. Nếu không được chăm sóc sớm, những bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Sau đây là những bệnh nguy hiểm có thể khiến một người luôn cảm thấy đói.
1. Cường giáp
Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra nhiều hoóc môn hơn mức cơ thể cần, cũng có thể gây ra cảm giác đói quá mức.
Khi lượng hoóc môn tuyến giáp quá cao, cơ thể đốt cháy calo với tốc độ nhanh hơn nhiều, điều này làm tăng cảm giác đói, theo Sound Health .
Cường giáp là một hội chứng, do nhiều bệnh gây ra, như bướu cổ, bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch với nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
Khi mức hoóc môn tăng quá cao, có thể đe dọa tính mạng, nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị. Bệnh bướu cổ có thể gây lồi mắt, chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
Lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết cũng có thể khiến một người cảm thấy đói thường xuyên.
Video đang HOT
Khi lượng đường trong máu giảm xuống, não sẽ bắt đầu phát tín hiệu rằng cơ thể cần nhiên liệu, khiến người bệnh cảm thấy đói.
Quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.
Nhưng các vấn đề sức khỏe khác như viêm gan và rối loạn thận cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, theo Sound Health .
3. Bệnh tiểu đường
Thường xuyên đói cồn cào cũng là triệu chứng của cả bệnh tiểu đường.
Thông thường, cơ thể biến đường từ thực phẩm ăn vào thành nhiên liệu là glucose.
Nhưng nếu bị tiểu đường, đường không thể đi vào các tế bào để dự trữ năng lượng. Điều này khiến cơ và các mô khác thèm ăn nhiều hơn.
Lượng hoóc môn tuyến giáp quá cao làm tăng cảm giác đói – ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Nhiễm giun sán
Cảm thấy đói, ngay cả sau khi ăn đúng giờ, có thể là dấu hiệu của nhiễm giun trong ruột.
Giun có thể cướp đi các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, do đó có thể khiến cảm thấy đói thường xuyên hơn.
Nếu bị nhiễm ký sinh trùng, có thể cảm thấy đói cồn cào, đặc biệt là vào buổi sáng sớm, theo Sound Health .
Cũng có thể không bao giờ cảm thấy no sau khi ăn. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường, có thể bị sụt cân.
5. Ngủ không ngon
Nếu không ngủ đủ giấc hằng ngày, có thể luôn cảm thấy đói.
Ngủ kém có thể gây ra sự gia tăng mức hoóc môn “đói” ghrelin – báo hiệu cảm giác đói đến não khi dạ dày trống rỗng, và giảm mức hoóc môn “no” leptin – gây cảm giác no.
Mức ghrelin cao hơn có nghĩa là thèm ăn hơn, giúp tăng lượng thức ăn và thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngủ không đủ giấc khiến mọi người chọn thực phẩm có khả năng gây tăng cân nhất. Vì vậy, hãy đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Khi căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sản xuất và giải phóng nhiều “hoóc môn căng thẳng” cortisol vào máu, làm tăng cảm giác thèm ăn và cũng khiến thèm ăn ngọt, nhiều chất béo và ăn mặn.
Quá nhiều hoóc môn này cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Căng thẳng hoặc trầm cảm cũng làm tăng mức hoóc môn “đói” ghrelin. Đây là lý do tại sao mọi người ăn nhiều hơn trong khi căng thẳng, có thể dẫn đến tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tập thể dục và thiền định có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng, theo Sound Health.
Dấu hiệu sớm của bệnh cường giáp
Cường giáp là hội chứng bệnh khá phổ biến, nhất là ở nữ giới. Nếu phát hiện sớm, điều trị sẽ nhanh khỏi và ít tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết kịp thời dấu hiệu của bệnh này.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormon tuyến giáp giúp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Cường giáp (hay còn gọi là cường giáp trạng, cường chức năng tuyến giáp) là hội chứng gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết nên sinh ra quá nhiều hormon tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng của tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân, trong đó 80-90% người bị cường giáp là do bị bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa...). Bệnh Basedow là một loại bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch sẽ tự tấn công ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường.
Bệnh do yếu tố di truyền (không lây nhiễm) và cũng hay xuất hiện ở những người hút thuốc. Bệnh nhân mắc bệnh Basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).
Người bị cường giáp còn có thể do các nguyên nhân như: viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp thể đa nhân, u độc tuyến giáp hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp; do khẩu phần ăn quá nhiều iod và sử dụng quá nhiều hormon tuyến giáp tổng hợp. Ngoài ra, một số trường hợp bị cường giáp không có nguyên nhân rõ ràng.
Cần đi khám thường xuyên để phát hiện sớm bệnh.
Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thậm chí suy tim; bị cơn bão giáp (triệu chứng đột ngột trở nặng đe dọa đến tính mạng). Nguyên nhân do bệnh Basedow, người bệnh còn có nguy cơ bị lồi mắt ác tính, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới viêm loét giác mạc gây mù lòa.
Thông thường, cường giáp chỉ cần uống thuốc để giảm lượng hormon tuyến giáp trong cơ thể và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 18- 24 tháng, vì vậy, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.
Việc sử dụng thuốc như thế nào cần có chỉ định của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như giảm bạch cầu hạt và nhiễm độc với gan. Người bệnh phải tuân thủ thời gian, liều lượng dùng thuốc và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế.
Các trường hợp nặng, không thể điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng hoăc tai phat nhiêu lân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng uống iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp làm giảm khả năng tổng hợp hormon, giúp cải thiện bệnh.
Phương pháp này đơn giản, có hiệu quả giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng và phẫu thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng iod phóng xạ có thể gây suy chức năng tuyến giáp cho người bệnh về sau, có thể làm nặng thêm các biểu hiện ở mắt.
Phương pháp phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn hoặc co u giap, nghi ngờ ung thư tuyến giáp... Tuy nhiên biện pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: suy chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp, gây giảm canxi trong máu, ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh.
Biểu hiện của bệnh cường giáp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng bệnh cường giáp và hạn chế diễn tiến của bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng. Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc. Ăn chế độ giàu đạm, calo, uống nhiều nước.
Nếu có những biến chứng về mắt do bệnh Basedow, cần đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod. Bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật, bởi vậy, nếu đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, nên gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng.
Khuyến cáo về triệu chứng sớm của bệnh lý tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng tác động lên hoạt động tuyến sinh dục, tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh, tim mạch... Dự án "Thyroid Change - Vì những người phụ nữ tôi yêu" thực hiện các chương trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp...