Lực lượng ly khai tấn công căn cứ quân đội Ukraine, 80 binh sỹ đầu hàng
Lực lượng tự vệ tại vùng Lugansk ly khai ở Đông Ukraine ngày 28/5 đã tấn công một căn cứ quân sự của Vệ binh quốc gia, và 80 binh sỹ chính phủ được cho là đã đầu hàng. Trong khi đó Nga đã bắt đầu viện trợ nhân đạo cho những người ly khai.
Thông tin được kênh RT của Nga đăng tải Theo đó, vụ tấn công ban đầu kéo dài khoảng 10 – 15 phút với những tiếng súng không ngớt, các nhân chứng cho biết. Một đoạn clip được cho là quay gần khu vực xảy ra giao tranh đã được đăng tải lên Youtube.
Giao tranh tại miền Đông Ukraine vẫn tiếp diễn
Hiện đang có những thông tin trái chiều về số lượng thương vong sau vụ tấn công, vốn xảy ra trên khu vực một học viện không quân. Trước đó có tin cho rằng ít nhất một binh sỹ Ukraine đã bị thương nặng.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti, toàn bộ 80 binh sỹ Ukraine bị bao vây tại căn cứ này đã đầu hàng. Họ được dẫn giải ra khỏi tòa nhà trong khi các binh sỹ thuộc lực lượng tự vệ địa phương vỗ tay.
Chỉ huy lực lượng tự vệ Gennady Tsepkalo cũng xác nhận với báo giới rằng toàn bộ các binh sỹ đã đầu hàng, đồng thời cam kết sẽ trả tự do cho những người này không lâu sau đó.
Trước đó có thông tin chỉ 10 binh sỹ đầu hàng, trong khi những người còn lại cố thủ trong căn cứ. Một số binh sỹ nói rằng chỉ huy của họ cấm họ đầu hàng.
Trong khi đó, thông tin từ Vệ binh quốc gia Ukraine khẳng định, họ đã đẩy lùi một cuộc tấn công nhắm vào đơn vị quân sự tại Lugansk trong khuya ngày thứ Tư.
“Những kẻ tấn công đã rút lui sau khi nỗ lực chiếm giữ đơn vị Vệ binh quốc gia thất bại”, cơ quan báo chí của Vệ binh quốc gia tuyên bố, đồng thời khẳng định không binh sỹ chính phủ nào bị thương.
Nga viện trợ cho người ly khai tại Đông Ukraine
Bộ ngoại giao Nga ngày hôm qua cho biết đã sẵn sàng vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo cho các vùng Donetsk và Luhansk, vốn đã tuyên bố tách khỏi Ukraine. Mátxcơva đồng thời bày tỏ hy vọng Kiev có thể giúp đảm bảo cho việc giao hàng.
Video đang HOT
Nga đang sẵn sàng viện trợ cho phe ly khai tại Ukraine
“Phía Nga sẵn sàng cung cấp tới các vùng nêu trên (tại Đông Ukraine) những hỗ trợ cần thiết, và liên quan tới tình hình hiện tại, chúng tôi đề xuất phía Ukraine có những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển nhanh chóng hàng hóa viện trợ của Nga tới các vùng đang xảy ra xung đột”, thông báo trên website của Bộ ngoại giao Nga viết.
Thông báo cũng khẳng định đã báo cho Bộ ngoại giao Ukraine về việc Mátxcơva nhận được những yêu cầu hỗ trợ nhân đạo từ các công dân và tổ chức trong vùng bị ảnh hưởng.
Ukraine đề nghị Mỹ viện trợ quân sự trực tiếp
Trong khi đó tại Kiev, Tổng thống vừa đắc cử của Ukraine trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bưu điện Washington đã lên tiếng đề nghị Mỹ viện trợ quân sự trực tiếp.
“Giờ chúng ta nên xây dựng một hiệp ước an ninh mới giống như Thuê-cho thuê”, Poroshenko nói. “Chúng ta nên hợp tác về hỗ trợ kỹ thuật quân sự và hỗ trợ tư vấn. Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, và sẽ xây dựng các lực lượng vũ trang Ukraine”, ông Petro Poroshenko nhấn mạnh.
Ông Poroshenko cũng khẳng định sẵn sàng đối thoại với Nga.
Tờ báo trên cũng dẫn lời Tổng thống đắc cử của Ukraine cho rằng các lệnh cấm vận của phương Tây chống lại Nga do can dự vào Ukraine là “chưa đủ mạnh”.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Thái Lan trấn áp phe Áo đỏ, chọn hội đồng điều hành đất nước
Các binh sỹ quân đội Thái Lan ngày 27/5 đã bố ráp một khách sạn tại Chiang Mai, vốn được sử dụng làm căn cứ của những người Áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra. Đồng thời một ban cố vấn điều hành đất nước cũng được định hình.
Thông tin được tờ Bưu điện Bangkok đăng tải. Vụ bố ráp diễn ra sau khi một số cuộc biểu tình phản đối đảo chính diễn ra tại tỉnh phía Bắc này.
Các binh sỹ cũng lục soát đài phát thanh Rak Chiang Mai 51, nằm trong khách sạn trên và thu giữ các tài liệu cùng một số thiết bị điện tử.
Quân đội Thái Lan vẫn đang tiếp tục thâu tóm quyền lực
Đây là lần thứ hai quân đội Thái Lan lục soát khách sạn này kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tuần trước.
Những người Áo đỏ khẳng định họ đã bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc trấn áp, diễn ra sau khi tư lệnh quân đội Prayuth Chan-O-Cha lật đổ chính phủ thân Thaksin và thâu tóm quyền lực.
Một số nhà hoạt động khẳng định họ đã bị một lượng lớn binh sỹ vây ráp, bắt giữ và đóng cửa các đài phát thanh địa phương có nhiều ảnh hưởng, từng được sử dụng để phát các thông điệp ủng hộ ông Thaksin.
Bộ trưởng phản đối đảo chính bị bắt
Cũng trong ngày 27/5, quân đội Thái Lan đã bắt giữ cựu bộ trưởng của chính phủ bị lật đổ, ông Chaturon Chaisaeng, sau khi ông này trả lời phỏng vấn đài BBC, với những tuyên bố chỉ trích đảo chính.
Cựu bộ trưởng giáo dục Thái Lan Chaturon Chaisaeng bị bắt
Không lâu trước khi bị bắt, ông Chaturon đã tuyên bố rằng đảo chính là một thảm họa với Thái Lan. Nhưng vị cựu bộ trưởng giáo dục khẳng định ông không có ý định lẩn trốn hay vận động lực lượng đối lập.
Ông Chaturon là một trong số hơn 100 nhân vật đối lập, các học giả và nhà hoạt động từng bị triệu tập tới trình diện quân đội sau đảo chính. Nhiều người trong số này đã tuân theo lệnh này và hiện vẫn còn bị giam giữ.
Riêng ông Chaturon không làm vậy và đã bị bắt khi xuất hiện trước báo giới, phía ngoài CLB phóng viên nước ngoài tại Bangkok, sau 5 ngày chạy trốn quân đội.
Trong bài trả lời phỏng vấn, ông khẳng định mình đã sẵn sàng để bị bắt.
"Khi tôi nói rằng tôi không tới trình diện hội đồng (quân sự), tôi cũng nói rằng tôi sẽ không trốn thoát, tôi không hoạt động ngầm hay huy động người chống lại quân đội", vị cựu bộ trưởng nói.
Ông cũng nhấn mạnh rằng mình không ủng hộ đảo chính. "Tôi vẫn nghĩ rằng đảo chính không có lợi cho đất nước. Đảo chính là một sự phế truất dân chủ và sẽ đem thảm họa đến cho đất nước này. Nhưng theo hệ thống luật pháp, tôi phải công nhận rằng những người thực hiện đảo chính có một số quyền lực pháp lý".
Bổ nhiệm hội đồng tư vấn điều hành đất nước
Cũng trong ngày 27/5, hội đồng đảo chính đã bổ nhiệm một ban cố vấn gồm 6 thành viên để quản lý các vấn đề an ninh, kinh tế và luật pháp, một nguồn tin của tờ Bưu điện Bangkok cho biết.
Tướng Prawit Wongsuwon, một cựu Bộ trưởng quốc phòng, là chủ tịch của ban này. Tướng Anupong Paojinda, cựu tư lệnh quân đội, sẽ phụ trách các vấn đề an ninh. Nhiệm vụ giám sát các vấn đề đối ngoại sẽ được giao cho cựu phó thủ tướng Somkid Jatusripitak. Một phó thủ tướng khác là Visanu Krue-ngam sẽ quản lý các vấn đề luật pháp và tư pháp.
Quyền quản lý kinh tế được giao cho cựu phó thủ tướng M.R. Pridiyathorn Devakula. Ông này cũng là chủ tịch hội đồng quản trị công ty xuất bản Bưu điện, đơn vị sở hữu tờ Bưu điện Bangkok.
Cùng với việc chỉ định ban cố vấn, tướng Prayuth Chan-ocha cũng ra lệnh cho toàn bộ các quan khu thành lập các văn phòng để bắt đầu một nỗ lực hòa giải quốc gia khác.
Một Trung tâm hòa giải vì cải cách sẽ được thành lập bởi quân đội của 4 quân khu "để tạo sự thống nhất và chấm dứt chia rẽ" giữa những người ủng hộ áo đỏ và các nhóm mang màu sắc khác, phó phát ngôn viên của quân đội, đại tá Winthai Suwaree nói.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc điều tra tham nhũng con trai cựu ủy viên Bộ chính trị Con trai cả của cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc He Guoqiang đã bị quản thúc tại gia để phục vụ việc điều tra tham nhũng, các nguồn tin của tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng của Hồng Kông cho biết. Cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc He Guoqiang Theo đó các lãnh đạo...