Lực lượng Không gian Mỹ thành lập đơn vị tại căn cứ ở Nhật Bản
Đơn vị Lực lượng Không gian Mỹ tại Nhật Bản sẽ đóng vai trò trung tâm trong thúc đẩy hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trong bối cảnh có nhiều biến động ở khu vực.
Tướng Anthony Mastalir, Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong cuộc họp báo tại căn cứ không quân Yokota (Nhật Bản) ngày 4/12/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 4/12, Lực lượng Không gian Mỹ đã thành lập một đơn vị tại căn cứ không quân Yokota ở phía Tây Tokyo của Nhật Bản, nhằm tăng cường năng lực không gian vũ trụ và năng lực phối hợp giữa các lực lượng của hai nước trong lĩnh vực này.
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ ra mắt, Tướng Anthony Mastalir, Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhấn mạnh Lực lượng Không gian Mỹ tại Nhật Bản sẽ đóng vai trò trung tâm trong thúc đẩy hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trong bối cảnh có nhiều biến động ở khu vực.
Thông qua cung cấp tư vấn và chuyên môn, đơn vị mới sẽ giúp nâng cao năng lực của Nhật Bản trong giám sát không gian và cảnh báo tên lửa. Đồng thời, đơn vị này cũng đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng với phía Nhật Bản, bao gồm cả nhóm tác chiến ngoài không gian của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (ASDF).
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định việc thành lập đơn vị này trong cuộc gặp hồi tháng trước tại Australia.
Trước đó, Mỹ cũng đã thiết lập lực lượng không gian tại Hàn Quốc hồi tháng 12/2022./.
Nhật Bản nhận định tên lửa Triều Tiên có thời gian bay lâu nhất từ trước đến nay
Ngày 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết tên lửa mà Triều Tiên phóng trước đó cùng ngày có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm trước đây.
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 17/5/2024. Ảnh tư liệu: KCNA/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Tướng Gen Nakatani nhận định: "Đây là tên lửa có thời gian bay lâu nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Tôi nghĩ tên lửa này có thể khác với tên lửa thông thường".
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản xác nhận Triều Tiên đã phóng một vật thể, nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), theo quỹ đạo thẳng đứng về phía Biển Nhật Bản. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG), dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng, cho biết vật thể nghi là tên lửa đạn đạo được phát hiện lúc 7h16 phút ngày 31/10 (giờ địa phương) và đã phát cảnh báo tới các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực. Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, dự kiến tên lửa rơi ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, cách đảo Okushiri thuộc vùng Hokkaido khoảng 300 km về phía Tây.
Trung tâm Quản lý Khủng hoảng tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản đang tích cực thu thập thông tin về vụ việc. Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Hàn Quốc cũng thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo, nhiều khả năng là ICBM.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc có cuộc thảo luận thường niên tại thủ đô Washington của Mỹ. Trước đó, tình báo Hàn Quốc ngày 30/10 cũng cho biết Triều Tiên đã triển khai một bệ phóng di động nhằm chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa có thể là ICBM. Hiện Bình Nhưỡng chưa bình luận về thông tin nêu trên.
Trong một phản ứng, Mỹ đã lên án việc Triều Tiên phóng ICBM, gọi đây là hành vi "coi thường" các nghị quyết của Liên hợp quốc và làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ gây mất ổn định an ninh trong khu vực. Tuyên bố của Nhà Trắng cũng nhấn mạnh cam kết của Washington đối với việc bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Lực lượng Không gian Mỹ củng cố khả năng đối phó vũ khí chống vệ tinh Lực lượng Không gian Mỹ đang nổ lực đối phó mối đe dọa từ vũ khí chống vệ tinh (ASAT) của các đối thủ nước ngoài, bao gồm Nga và Trung Quốc. Cờ của lực lượng SF. Ảnh: mtsunews Lực lượng Không gian Mỹ (SF) mới thành lập được 5 năm đang đẩy nhanh các nỗ lực để đối phó với thách thức...