Lực lượng Không gian Mỹ củng cố khả năng đối phó vũ khí chống vệ tinh
Lực lượng Không gian Mỹ đang nổ lực đối phó mối đe dọa từ vũ khí chống vệ tinh (ASAT) của các đối thủ nước ngoài, bao gồm Nga và Trung Quốc.
Cờ của lực lượng SF. Ảnh: mtsunews
Lực lượng Không gian Mỹ (SF) mới thành lập được 5 năm đang đẩy nhanh các nỗ lực để đối phó với thách thức đang trở thành ưu tiên hàng đầu của lực lượng này: mối đe dọa từ vũ khí chống vệ tinh (ASAT) của các đối thủ nước ngoài.
Nâng cấp hạ tầng giám sát không gian
Lực lượng này hiện đang xây dựng kiến trúc phòng thủ không gian để giúp hiện đại hóa Mạng giám sát không gian (SSN), có thể giám sát các vật thể và mối đe dọa tiềm tàng trong không gian. Động thái này diễn ra khi quân đội đang phải vật lộn để thu hẹp khoảng cách trong nhận thức về lĩnh vực không gian.
Các quan chức từ SF cũng đang tiến hành nhiều cách để cải thiện khả năng phát hiện và phòng thủ, bao gồm việc phóng hàng trăm vệ tinh quân sự vào quỹ đạo trái đất thấp. Đây là một phần trong nỗ lực chuẩn bị cho Lực lượng Không gian vào năm 2026 cho một môi trường cạnh tranh hơn trên Trái đất. Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Moscow thậm chí còn đang phát triển một ASAT hạt nhân.
Ông Charles Galbreath, nghiên cứu viên cao cấp về không gian tại Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell, cho biết người dân Mỹ nên hiểu được những gì đang bị đe dọa nếu Mỹ tham gia vào một cuộc xung đột trên không gian.
Các chuyên gia cảnh báo rằng các mối đe dọa từ không gian cực kỳ đáng lo ngại vì chúng có thể phá hủy cơ sở hạ tầng truyền thông và GPS, đe dọa các hệ thống du lịch, ngân hàng và nhiều dịch vụ khác mà mọi người sử dụng hàng ngày trên khắp thế giới. Bên canh đó, hiện có khoảng 48.000 vật thể trong không gian, tạo nên nền kinh tế vũ trụ toàn cầu có giá trị khoảng 447 tỷ USD và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.
SF đã công bố một chiến lược mang tên “Sức bền cạnh tranh” trình bày ba nguyên lý. Trong đó, hai nguyên lý đầu tiên tập trung vào nhận thức về lĩnh vực không gian, trong khi nguyên lý thứ ba tập trung vào việc phát triển công nghệ để bảo vệ vệ tinh và các kiến trúc không gian có nguy cơ khác.
Hai nguyên lý đầu tiên rất quan trọng và dựa vào SSN, một hệ thống radar mặt đất, cảm biến quang học và sáu vệ tinh quỹ đạo cao toàn cầu. Được phát triển lần đầu tiên vào cuối những năm 1950, hiện là một hệ thống cũ cần được hiện đại hóa, mặc dù đã được nâng cấp dần dần qua nhiều năm.
Video đang HOT
Trong tháng này, SF đã ký một hợp đồng trị giá 100 triệu USD với công ty Anduril Industries, liên quan đến việc xây dựng SSN, triển khai nền tảng phần mềm Lattice của công ty để thay thế các hệ thống truyền thông cũ bằng một mạng lưới tích hợp và đồng bộ hơn nhằm tăng cường chia sẻ dữ liệu trên toàn bộ mạng lưới cảm biến và radar. Đây là một vướng mắc mà nhiều năm qua, SF không thể giải quyết được do chi phí quá cao.
Điều này sẽ giúp chống SF có khả năng chống lại cả ASAT và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo mà SSN phát hiện thông qua nhiều hệ thống và nguồn cấp dữ liệu của mình.
Nhưng vẫn còn những thách thức đáng kể. Ông Bruce McClintock, người đứng đầu sáng kiến doanh nghiệp vũ trụ của Tập đoàn RAND, cho biết đã có nhiều thập kỷ trì hoãn và vượt chi phí trong các nỗ lực hiện đại hóa Mạng lưới giám sát vũ trụ. Do vậy, chính phủ cần phải quan tâm đầu tư nguồn lực cho SF để hiện đại hóa trang thiết bị.
Hợp tác với tư nhân
Một biện pháp khác mà SF đang thúc đẩy là đưa ra yêu cầu đối với ngành công nghiệp tư nhân để kết nối các vệ tinh thương mại với các hệ thống của chính phủ. Điều này sẽ cho phép SF tận dụng các hệ thống thương mại vì lý do quân sự nếu cần.
Những nỗ lực khác bao gồm việc cơ quan phát triển không gian, một nhánh mua sắm khác của SF, đang thúc đẩy triển khai hàng trăm vệ tinh nhỏ, giá rẻ trên quỹ đạo trái đất tầm thấp để tăng cường mạng lưới vệ tinh quân sự. Các vệ tinh nhỏ hơn sẽ thay thế hệ thống hiện tại gồm sáu vệ tinh lớn hơn, bay ở quỹ đạo cao trên quỹ đạo trái đất địa tĩnh, vốn đắt tiền và dễ bị tấn công.
Nhưng ngay cả trên quỹ đạo cao, SF cũng đang phát triển một hệ thống mới gọi là khả năng radar tiên tiến không gian sâu (DARC) để theo dõi không gian sâu. DARC, bao gồm radar mặt đất, đặt mục tiêu mở ba địa điểm vào cuối thập kỷ này, địa điểm đầu tiên ở phía Tây Australia.
Ông Patrick Binning, giám đốc khu vực nhiệm vụ về không gian an ninh quốc gia tại phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins, cho biết nhóm của ông đã giúp nghiên cứu và phát triển công nghệ hiện đang được sử dụng cho DARC, mà ông gọi là một tài sản quan trọng để theo dõi các kẻ thù trong không gian.
Binning giải thích rằng nhận thức về không gian hiện là khía cạnh quan trọng nhất của phòng thủ trên trái đất. Ông nói: “Nếu chúng ta không biết các quốc gia đối thủ đang hoạt động ở đâu, họ đang đi nhanh như thế nào hoặc họ đang đi đâu, chúng ta thậm chí không thể bắt đầu tự vệ”.
Đối phó với Nga và Trung Quốc
SF cũng thừa nhận rằng họ phải có khả năng phòng thủ chống lại các mối đe dọa trên quỹ đạo như ASAT. Bốn quốc gia đã phát triển ASAT: Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc
Trung Quốc đã nhấn mạnh đến khả năng răn đe không gian trong các tài liệu chiến lược của mình và đã triển khai các năng lực nhắm mục tiêu vào vệ tinh, bao gồm cả phương tiện tiêu diệt để tấn công động lực, robot, công nghệ tác chiến điện tử và mạng, thậm chí cả hệ thống laser.
Vào năm 2021, Nga đã thử nghiệm một ASAT đã phá vỡ một trong những vệ tinh của chính mình thành khoảng 1.500 mảnh vỡ. Và đầu năm nay, các quan chức Mỹ đã công khai cảnh báo lần đầu tiên rằng Nga đang phát triển một ASAT hạt nhân.
Các chuyên gia cho biết ngoại giao có thể là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp có ASAT hạt nhân. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cố gắng hành động để hạn chế vũ khí hạt nhân tiềm tàng của Nga trong không gian nhưng đã phải đối mặt với sự phản đối từ Moskva, nơi có quyền phủ quyết. Nếu Nga triển khai một vũ khí như vậy, thì đó sẽ là hành vi vi phạm Hiệp ước không gian Vũ trụ năm 1967 nhằm ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian.
Thách thức ở phía trước
Cho đến nay, các vệ tinh có nhiên liệu và khả năng cơ động hạn chế để tránh các mối đe dọa, và không có hệ thống phòng thủ nào được triển khai để tiêu diệt ASAT.
Tuy nhiên, vẫn có những ý tưởng được đưa ra: Một hệ thống vũ trụ hoặc vệ tinh có thể được trang bị tia laser để nhắm vào các mối đe dọa tiềm tàng, hoặc Mỹ có thể tăng lực đẩy cho vệ tinh để tránh bị tấn công.
Trong khi SF đang hướng tới mục tiêu chống lại những mối đe dọa mới nổi này, lực lượng này cũng đang phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn về vấn đề ngân sách khi các quan chức tại Washington chưa đáp ứng được mức ngân sách nhiều hơn 30 tỷ USD
Ông McClintock, tập đoàn RAND kết luận để SF phát triển, nâng cao năng lực phòng thủ không gian, các quan chức có trách nhiệm cần phải gia tăng ngân sách nhưng điều này lại “không thể xẩy ra trong một sớm một chiều”.
Mỹ gọi Trung Quốc và Nga là 'đối thủ chính'
Trong báo cáo 'Cạnh tranh trong không gian' công bố ngày 25/1, Lực lượng Không gian Mỹ đề cập việc nước này coi Nga và Trung Quốc là những đối thủ cạnh tranh chính trong không gian.
Mỹ coi Trung Quốc và Nga là đối thủ chính trong công cuộc chinh phục không gian. (Nguồn: Pixabay)
Blommberg dẫn nội dung báo cáo nêu rõ: "Các đối thủ chính của Mỹ là Trung Quốc và Nga đều vận hành hàng trăm hệ thống không gian để tăng cường khả năng chiến đấu, tăng cường phạm vi ảnh hưởng và khẳng định mình là người dẫn đầu trong cộng đồng vũ trụ quốc tế".
Đại diện Lực lượng Không gian Mỹ nhấn mạnh: "Cả hai đối thủ này đều đang phát triển khả năng chống không gian có thể làm suy giảm hoặc phá hủy các hệ thống không gian quan trọng đối với cơ sở hạ tầng dân sự và các hoạt động quân sự".
Theo báo cáo, Trung Quốc đang phát triển các hệ thống kiểm tra và sửa chữa vệ tinh có thể hoạt động như vũ khí và Nga đã triển khai nhiều nguyên mẫu vệ tinh chống vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất thấp để kiểm tra khả năng tiêu diệt động học.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh và Moscow có kế hoạch tiếp theo để cải thiện, mở rộng và đa dạng hóa khả năng đối phó không gian của họ, điều này sẽ nâng cao khả năng giám sát và nhắm mục tiêu vào các sự kiện mới nổi, triển khai lực lượng và các địa điểm nhạy cảm trên mặt đất.
Báo cáo không đề cập năng lực không gian của Mỹ, vốn phần lớn được giữ bí mật.
Nga và Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi sử dụng không gian vì mục đích hòa bình. Ngoài ra, cả hai nước đã cùng nhau đệ trình một dự thảo hiệp ước lên Hội nghị Giải trừ quân bị, tìm cách ngăn chặn việc triển khai vũ khí ngoài không gian và giải quyết mối đe dọa tiềm ẩn hoặc việc sử dụng vũ lực thực tế chống lại các vật thể trong không gian.
Hiện, Nga và Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về báo cáo trên của Mỹ.
Lực lượng Không gian Mỹ vô tình chọc thủng thượng tầng khí quyển Trái Đất Một tên lửa mang theo vệ tinh giám sát của Lực lượng Không gian Mỹ có thể đã tạo ra một lỗ hổng trên tầng điện ly khi nó được phóng vào không gian. Tên lửa Alpha đưa vệ tinh Victus Nox vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Ảnh: Firefly Aeropspace Được biết vụ phóng này đã được triển khai sau 27 tiếng...