Lực lượng Houthi tuyên bố bắt “tàu hàng của Israel”
Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen tuyên bố bắt giữ “tàu hàng của Israel” khi nó đang hoạt động trên biển Đỏ nhưng Tel Aviv khẳng định con tàu không thuộc quyền sở hữu của họ.
AlJazeera ngày 19/11 dẫn lời phát ngôn viên Yahya Saree của lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố họ đã bắt giữ “tàu hàng của Israel” trên biển Đỏ, sau nó đưa nó về bờ biển Yemen. “Chúng tôi đối xử với thủy thủ đoàn theo đúng chuẩn mực và nguyên tắc hồi giáo”, đại diện Houthi nói.
Con tàu được cho là đã bị lực lượng Houthi bắt giữ. Ảnh: GettyImages
Theo phát ngôn viên Saree, bất cứ tàu thuyền nào của Israel hoặc những người ủng hộ Israel đều là mục tiêu hợp pháp của Houthi. “Chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự chống Israel đến khi hành động quân sự nhắm vào những người anh em Palestine ở Gaza và Bờ Tây chấm dứt”, ông Saree nói.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trước đó cùng ngày thông báo về vụ bắt tàu do Houthi thực hiện, gọi đây là “sự kiện rất nghiêm trọng”. IDF khẳng định con tàu không thuộc sở hữu của Israel và đang thực hiện hải trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ấn Độ.
Video đang HOT
Văn phòng Thủ tướng Israel sau đó ra tuyên bố cáo buộc Iran là bên phải chịu trách nhiệm và rằng không có công dân Israel nào trên tàu. Iran chưa bình luận về cáo buộc trên. Tehran có quan hệ gần gũi với Houthi, nhưng được cho là không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động của lực lượng này.
Theo truyền thông Israel, tàu hàng bị có tên Galaxy Leader, treo cờ Bahamas, được đăng ký dưới tên của một công ty có trụ sở tại Anh. Một công ty Nhật Bản đang thuê Galaxy Leader vào thời điểm con tàu bị bắt. Trên tàu có tổng cộng 25 thuỷ thủ.
Trong khi đó, Reuters dẫn lời quan chức Mỹ khẳng định họ đã biết về sự cố và đang theo dõi sát sao. Các quan chức Mỹ nói trên NBCNews rằng, Houthi điều trực thăng bám theo Galaxy Leader, sau đó các thành viên của nhóm đổ bộ lên con tàu.
Sau khi chiến sự giữa Israel và Hamas nổ ra hồi tháng 10/2023, Houthi nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Israel. IDF và chiến hạm Mỹ trong khu vực Biển Đỏ tham gia đánh chặn các vụ tập kích đó.
Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi bảo vệ người Palestine tại Bờ Tây
Ngày 10/11, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk nhấn mạnh Israel phải lập tức thực hiện các biện pháp để bảo vệ người Palestine ở Bờ Tây, trong bối cảnh họ đang trở thành mục tiêu của các vụ bạo lực kể từ khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát tháng 10 vừa qua.
Người dân chờ sơ tán qua cửa khẩu Rafah, ngày 8/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Amman (Jordan), ông Turk nêu rõ người Palestine tại Bờ Tây đang hứng chịu bạo lực do các lực lượng và người định cư Israel gây ra, cũng như các hành vi xúc phạm, ngược đãi, bắt giữ, đuổi khỏi nhà và đe dọa. Theo ông Turk, ít nhất 176 người Palestine, trong đó có 43 trẻ em và 1 phụ nữ, đã thiệt mạng trong các vụ việc liên quan đến lực lượng an ninh Israel kể từ đầu tháng 10, trong khi ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng trong các vụ việc liên quan người định cư Do Thái.
Cao ủy LHQ nhấn mạnh trước khi xung đột giữa Hamas và Israel leo thang ngày 7/10 vừa qua, người Palestine tại Bờ Tây đã hứng chịu 1 năm đẫm máu nhất từ trước đến nay, với khoảng 200 người thiệt mạng. Theo đó, ông Turk kêu gọi chính quyền Israel lập tức áp dụng các biện pháp bảo vệ người Palestine tại Bờ Tây.
Bạo lực gia tăng tại Bờ Tây làm dấy lên lo ngại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng này có thể trở thành khu vực xung đột tiếp theo, sau Dải Gaza và vùng biên giới phía Bắc Israel - nơi đang xảy ra giao tranh với phong trào Hezbollah tại Liban.
Cùng ngày 10/11, trang Press TV của Iran dẫn lời Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahian trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed Bin Abdulrahman Al Thani nhận định xung đột giữa Israel và Hamas lan rộng là "không thể tránh khỏi". Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Abdollahian cho rằng bạo lực nhằm vào dân thường ở Gaza ngày càng tăng nên nguy cơ xung đột mở rộng là điều không thể tránh khỏi.
Ngoại trưởng Iran đưa ra nhận định trên trong bối cảnh các nhóm vũ trang trong khu vực như Hezbollah, Houthi và các phong trào thánh chiến Hồi giáo ở Iraq và Syria nhiều lần đe dọa tấn công Israel hoặc các mục tiêu Mỹ tại khu vực sau khi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát.
Người phát ngôn cánh quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen ngày 10/11 thừa nhận nhóm này đã tiến hành loạt vụ tấn công vào Israel đêm 9/11. Theo người phát ngôn này, Houthi đã bắn tên lửa đạn đạo vào một số mục tiêu ở miền Nam Israel, trong đó có các vị trí ở Eilat.
Quân đội Israel (IDF) cũng cho biết đã kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đánh chặn một mục tiêu tình nghi hướng tới thung lũng Arava, gần thành phố Eilat trước khi vật thể này tiếp cận lãnh thổ Israel. Theo IDF, vật thể này dường như là một máy bay không người lái.
Ngay trong đêm 9/11, Thị trưởng thành phố Eilat Eli Lankri đã triệu tập cuộc họp đánh giá tình hình với các quan chức an ninh sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào một trường tiểu học trong thành phố. Sau cuộc họp, Thị trưởng Eli Lankri tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ tạm đóng cửa các trường học trên toàn thành phố, kể cả trường mẫu giáo và các trường học đặc biệt.
Israel bắn hạ tên lửa bay ngoài Trái đất: Không gian trở thành vùng chiến sự Không gian đã trở thành một vùng chiến sự mới sau khi quân đội Israel bắn hạ một tên lửa đang bay bên ngoài bầu khí quyển Trái đất. Tuần trước, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của nước này đã tiêu diệt một "mối đe dọa trên không", được cho là do lực...