Lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đánh vào ‘thành trì’ IS
Một khi không còn tiền, các tổ chức khủng bố như tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ bị vô hiệu hóa. Mỹ và Liên Hiệp Quốc đã và đang thực hiện triệt để mục tiêu này, theo Washington Post.
IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền bạc rất lớn – Ảnh: Reuters
Trong vài tuần gần đây, các lực lượng quân sự do Mỹ hậu thuẫn bắt đầu chiến dịch đánh vào vùng trọng điểm phía bắc Iraq của IS. Washington Post trong bài viết ngày 19.2 nhận xét các cuộc tấn công quy mô nhỏ này thực tế sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc chống lại nhóm khủng bố này.
Theo đó, vùng hoạt động của IS chạy từ “thành trì” Mosul đến các địa điểm do nhóm này kiểm soát ở vùng đông bắc Syria, bao gồm cả “thủ đô tự xưng” tại Raqqa.
Washington Post dẫn lời các chuyên gia phân tích cho rằng đây chính là con đường huyết mạch của IS. Đó là khu vực IS vận chuyển vũ khí, tiền bạc và áp giải tù nhân.
Sau khi phát hiện huyết mạch của IS, hồi cuối tháng 1 qua lực lượng vũ trang người Kurd (Peshmerga) tại Iraq đã tấn công và giành lại quyền kiểm soát ở thị trấn Kiske, phía tây Mosul.
Video đang HOT
IS hiện vẫn còn sử dụng đường cao tốc, hoạt động xung quanh Kiske. Nhưng nếu Peshmerga tiếp tục giữ vững Kiske, đồng nghĩa IS sẽ bị bao vây, cắt đường tiếp tế, Washington Post đưa nhận xét của Hisham al-Hashemi, một nhà nghiên cứu Iraq và là một chuyên gia về các nhóm cực đoan cho biết.
Sau thời gian dài chiến đấu, không kích tại Iraq, Syria… việc chuyển trọng điểm vào con đường huyết mạch, tập trung đánh vào tài chính của IS đang nằm trong kế hoạch toàn cầu chống lại nhóm cực đoan này.
Hôm 12.2, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết chặt đứt dòng tiền khổng lồ của IS từ các hoạt động buôn lậu, kinh doanh dầu mỏ và bắt cóc.
IS vừa qua lại gây chấn động thế giới sau khi tung video xử 21 con tin tại Ai Cập. Nhóm khủng bố này được xem là “tổ chức giàu nhất và nguy hiểm nhất thế giới” thời điểm hiện tại.
Mức độ “giàu có” của IS cũng chính là cơ sở để chúng hoạt động mạnh mẽ, và rất có thể mọi thứ chỉ được giải quyết trong đòn đánh úp vào nguồn tiếp tế như đã nêu.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Quan chức Nga dọa giúp Trung Quốc, Iran nếu Mỹ vũ trang cho Ukraine
Một quan chức quốc phòng Nga cảnh báo Mátxcơva sẽ cung cấp vũ khí, công nghệ cho Trung Quốc và Iran để trả đũa Mỹ và các đồng minh nếu Washington viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev.
Một lính ly khai thân Nga ở vùng Uglegorsk, đông Ukraine. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Barack Obama hôm 9/2 tuyên bố đang cân nhắc khả năng cung cấp các loại vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine để đối phó với lực lượng ly khai có vũ khí hiện đại. Ông Obama cho biết quyết định của ông phụ thuộc vào kết quả của cuộc hội đàm 4 bên bàn về giải pháp hòa bình cho xung đột Ukraine diễn ra trong ngày 11/2 tại thủ đô Minsk của Belarus.
Tuy nhiên, báo Moscow Times một ngày sau đó tiếp tục dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Nga lên án động thái dự định cung cấp vũ khí cho Kiev của Nhà Trắng và cho biết Mátxcơva sẽ coi hành động đó là "lời tuyên chiến".
Quan chức này khẳng định quyết định của Mỹ không chỉ làm tăng căng thẳng tại khu vực đông Ukraine mà còn buộc Nga trả đũa lớn hơn nhiều lần đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại các "mặt trận" khác bên ngoài Ukraine.
Quan chức trên chỉ ra một khả năng để Nga trả đũa đó là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, cung cấp các công nghệ quốc phòng nhạy cảm để giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao.
Theo quan chức quốc phòng Nga, các loại vũ khí này tạo cho Bắc Kinh khả năng "làm tổn hại nghiêm trọng" đến hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Mátxcơva đã nhiều lần khước từ những lời "năn nỉ" cung cấp các công nghệ quốc phòng này từ phía Bắc Kinh.
"Đó chỉ là một ví dụ. Chúng tôi còn có thể khuyến khích Iran hoặc hậu thuẫn cho nước này trong một cuộc chiến với Ả-rập Xê-út, và sau đó giá dầu sẽ tăng lên với tốc độ chóng mặt", quan chức Nga nói.
Moscow Times cũng dẫn lời các nhà phân tích quốc phòng cảnh báo chắc chắn Nga sẽ phản ứng nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine. Chuyên gia Evgeny Buzhinsky thuộc Trung tâm PIR ở Mátxcơva nhận định: "Nếu Washington viện trợ vũ khí cho Kiev, Nga sẽ coi Mỹ là đối tượng tham gia trực tiếp vào cuộc nội chiến".
Nhà phân tích người Nga Maxim Shepovalenko cảnh báo Nga sẽ không yên lặng đứng nhìn Mỹ hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine chống lại phe ly khai thân Nga.
Hiện chưa biết cuộc hội đàm thượng đỉnh 4 bên tại Minsk, Belarus giữa các nước Nga, Ukraine, Pháp, Đức có đem lại bước tiến nào trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine không, nhưng theo thông tin mới nhận từ Trung tâm truyền thông khủng hoảng Ukraine (UCMC), các bên tham dự cuộc họp Nhóm Tiếp xúc về Ukraine ngày 10/2 (giờ địa phương) tại Minsk đã không đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Moscow Times
Thành trì của quân li khai Ukraina bị nã pháo ác liệt Donetsk - thành trì của lực lượng li khai miền đông Ukraina - đã hứng chịu trận pháo đạn ác liệt nhất trong vòng một tháng qua, đẩy lệnh ngừng bắn tới gần hơn bờ vực đổ vỡ. Reuters đưa tin, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông báo họ đã phát hiện ra một đoàn xe bọc thép...