Lực lượng 141 có quyền kiểm tra hành chính sau khi khám xét xe?
Hôm trước em đang lưu thông trên đường bình thường, thì đi qua chốt mà 141 lập ở chân cầu Long Biên. Em hoàn toàn không có biểu hiện vi phạm luật giao thông nào, nhưng có 1 anh mặc đồng phục cảnh sát cơ động chặn xe và gọi vào chốt, rồi anh ấy yêu cầu khám xét cốp xe. Em thực hiện theo đúng yêu cầu của CSCĐ là cho khám cốp xe.
Nhưng sau khi thấy cốp xe không chứa bất cứ vũ khí hay vật gì bất hợp pháp, anh ấy yêu cầu em xuất trình giấy tờ xe, yêu cầu kiểm tra hành chính. Em được biết thì chỉ khi có dấu hiệu vi phạm luật giao thông thì lực lượng cảnh sát mới có thể yêu cầu kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông.
Vậy chuyên mục cho em hỏi, việc kiểm tra hành chính của CSCĐ nói trên đối với việc em không phạm lỗi, anh CSCĐ không nêu được lý do để kiểm tra hành chính là đúng hay sai? và ở văn bản nào quy định cụ thể vấn đề thủ tục kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông của cảnh sát cơ động?
Xin trả lời câu hỏi như sau:
Năm 2011 Công an thành phố Hà Nội lập lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, cuối
Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có.
Video đang HOT
Lực lượng 141 được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Các tổ công tác 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.
Như vậy, với những quy định trên thì lực lượng 141 hoàn toàn có quyền được kiểm tra phương tiện, người, kiểm tra hành chính để loại bỏ được những nghi can có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo Đời sống Pháp luật
Cần nhìn lại cách hành xử của CSGT huyện Tĩnh Gia
Dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng, nhưng cách xử lý người tham gia giao thông của lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa vẫn là điều đáng trách.
Đoạn Video Clip ghi lại cảnh tượng giữa lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang xảy ra xô xát với người đàn ông cùng phương tiện được cho là vi phạm Luật giao thông đường bộ đang lan tỏa rất nhanh trên các trang mạng điện tử.
Theo đó, nơi xảy ra sự việc trên tuyến QL 1A, thuộc địa bàn xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tổ công tác của lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia xô xát với người dân xảy ra vào ngày 6-7.
Đoạn Video Clip trên cho thấy có sự xô xát giữa người tham gia giao thông với bốn chiến sỹ CSGT của CA huyện Tĩnh Gia.
Hành động trên đã gây xôn xao dư luận khi có thông tin cho rằng phía lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia đánh người dân khi tham gia giao thông? Tuy nhiên, trả lời PV một tờ báo, lãnh đạo CA tỉnh Thanh Hóa khẳng định không có việc lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia đánh người dân.
Từ vụ việc tưởng chừng đơn giản nhưng cách xử lý thiếu tế nhị...
Sự việc trên đã được CA tỉnh Thanh Hóa yêu cầu CA huyện Tĩnh Gia báo cáo chi tiết và cho hay sẽ xử lý nghiêm cán bộ nếu làm sai quy trình và sẽ có chế tài xử lý những đối tượng chống người thi hành công vụ.
Thông tin ban đầu cho hay, tổ công tác của lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia có xảy ra xô xát với người dân được xác định gồm bốn đồng chí do đồng chí Phạm Văn Bằng, Đội phó CSGT CA huyện Tĩnh Gia làm tổ trưởng. Người dân tham gia giao thông đã xảy ra xô xát với lực lượng chức năng có tên là Lê Ngọc Sáng, 24 tuổi, ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Nhiều thông tin cho hay, người vi phạm Luật giao thông có tên là Sáng đã có những lời nói thóa mạ lực lượng CSGT khi đang làm nhiệm vụ. Điều này đã gây ức chế cho các cán bộ của tổ công tác, dẫn đến hành động lôi kéo, đôi co và khiêng người dân giữa đường QL 1A.
Hình ảnh trên khiến dư luận có cái nhìn không hay
Dù chưa biết người dân tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ hay cách hành xử đến đâu, nhưng, những biện pháp giằng co phương tiện, quật ngã người tham gia giao thông giữa đường khiến dư luận tập trung là một điều không hay.
"Nếu như anh Sáng có lời lẽ thóa mạ thì các anh CSGT yêu cầu lực lượng CA xã Hải Ninh đang đứng đấy hỗ trợ để xử lý. Đằng này lực lượng CSGT có người đứng khoanh tay, người thì quật ngã người tham gia giao thông chỉ vì một vụ việc được cho là vi phạm luật giao thông thì thật là không hay chút nào"- một người dân phản ứng.
Một vụ việc tưởng chừng đơn giản, nhưng những hình ảnh về cách xử lý của lực lượng CSGT CA huyện Tĩnh Gia trên đã tác động không nhỏ, làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung của CA Thanh Hóa.
Theo Pháp luật Xã hội
'Cảnh sát quật ngã, khiêng thanh niên không gây phản cảm' Điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông, không những chống đối lực lượng chức năng, anh Sáng còn buông lời lẽ lăng mạ cảnh sát nên "đáng bị lên án và xử lý nghiêm". Chiều 8/7, trao đổi với PV về clip 4 cảnh sát giao thông Tĩnh Gia (Thanh Hóa) quật ngã một thanh niên vi phạm luật giao thông...