Lực đẩy từ những ‘kỷ lục buồn’

Theo dõi VGT trên

“Những kỷ lục bị phá vỡ” có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023.

Hàng loạt thảm họa sóng nhiệt, lũ lụt, cháy rừng… gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở nhiều châu lục, đều gắn với các con số đáng báo động.

Lực đẩy từ những kỷ lục buồn - Hình 1
Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Đó là mức phát thải khí nhà kính, riêng lượng phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên 36,8 tỷ tấn, cao hơn 1,1% so với con số kỷ lục năm ngoái.

Đó là nhiệt độ cao, khi 2023 hầu như chắc chắn là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua. Nhận định này xuất phát từ dữ liệu ghi nhận tháng 10/2023 là tháng 10 nóng nhất từ trước đến nay. Tháng 3 hay tháng 7 đều ghi tên mình vào danh sách tháng tương ứng nóng nhất từng được ghi nhận. Dự báo năm 2024 sẽ tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về nhiệt độ.

Đó là băng biển Nam cực ở mức thấp đáng lo ngại. Theo thống kê của các nhà khoa học, diện tích tối đa băng biển trong giai đoạn cao điểm năm nay thấp hơn 1,03 triệu km2 so với kỷ lục trước đó. Vào giữa tháng 7, băng biển ở Nam cực thấp hơn 2,6 triệu km2 so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010. Diện tích này rộng gần diện tích của Argentina.

Video đang HOT

Giám đốc Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), ông Petteri Taalas từng phải thốt lên rằng đó “là những tạp âm chói tai”. Còn Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nói rằng những kỷ lục buồn này “sẽ khiến các nhà lãnh đạo thế giới phải rùng mình”.

Năm 2023, Nam Âu và Bắc Phi “báo động đỏ” về sóng nhiệt với nắng nóng cực đoan và kéo dài bất thường, dẫn tới cháy rừng nghiêm trọng. Ngày 11/8 là ngày kỷ lục về nhiệt độ: thành phố Agadir của Maroc ghi nhận nền nhiệt 50,4 độ C, châu Âu xác lập con số cao nhất từ trước đến nay, tới 48,8 độ C đo được ở Sicily (Italy). Gần 1.000 đám cháy tàn phá 15,6 triệu ha rừng ở Canada, biến mùa cháy rừng năm nay trở thành thảm họa gây tổn thất lớn nhất trong lịch sử nước này. Vụ cháy rừng tại bang Hawaii khiến khoảng 100 người t.hiệt m.ạng được đ.ánh giá là tàn khốc nhất ở Mỹ trong hơn 100 năm qua. Libya được nhắc tới như một nỗi ám ảnh kinh hoàng về số người t.hiệt m.ạng (hơn 11.300 người) do lũ lụt tại miền Đông hồi tháng 9.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt, gây phát thải khí nhà kính làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Hệ quả là vòng luẩn quẩn của biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Nhiều báo cáo cho thấy thế giới đang đi chệch hướng đáng kể trong việc đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, giới hạn mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ t.iền công nghiệp (1850-1900) và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là không quá 1,5 độ C. Dữ liệu của WMO tính đến cuối tháng 10/2023 cho thấy nhiệt độ toàn cầu trong năm nay đã tăng thêm khoảng 1,4 độ C so với thời kỳ t.iền công nghiệp, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Các nhà khoa học cảnh báo, 7 năm nữa nhiệt độ Trái Đất có thể tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ t.iền công nghiệp khi lượng khí thải CO2 do nhiên liệu hóa thạch gây ra tiếp tục tăng.

Lực đẩy từ những kỷ lục buồn - Hình 2
Quang cảnh phiên họp toàn thể của Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE ngày 13/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh đó, những kết quả của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vừa bế mạc tuần trước, càng thêm ý nghĩa.

Đó là thỏa thuận được xem như bước ngoặt đ.ánh dấu “sự khởi đầu cho hồi kết của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch”, kêu gọi chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, trật tự và hợp lý, qua đó tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đó là việc chính thức khởi động Quỹ Tổn thất và Thiệt hại với khoản tài trợ ban đầu hơn 600 triệu USD, tạo đà giải quyết bài toán tài chính khí hậu. Quỹ Tổn thất và Thiệt hại được thống nhất thành lập vào năm 2022 để các nước phát triển tài trợ cho những nước kém phát triển hơn nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Đó là Cam kết làm mát toàn cầu với sự tham gia của 63 quốc gia, trong đó có Việt Nam, hướng đến mục tiêu giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022.

Đó còn là thỏa thuận tăng gấp 3 lần sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn cầu vào năm 2030, được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) gọi là “đòn bẩy quan trọng nhất” để hạn chế lượng khí thải carbon và kiềm chế sự nóng lên toàn cầu.

Tại COP 28 còn có rất nhiều cam kết, tuyên bố và thỏa thuận về vấn đề lương thực, sử dụng tài nguyên, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chống biến đổi khí hậu, các biện pháp đo lường và cảnh báo sớm,… bên cạnh hàng loạt tuyên bố khởi động các nhóm làm việc, nhóm hành động và dự án về biến đổi khí hậu.

Đương nhiên, con đường hiện thực hóa các thoả thuận và cam kết đạt được vẫn còn nhiều chông gai. Các nước sẽ còn phải tiếp tục thảo luận và nhất trí các điều khoản về thời gian, mức độ, phạm vi và các nguồn lực để thực hiện, hay một vấn đề hết sức quan trọng là công nghệ. Ví dụ, dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch không đồng nghĩa với giảm tiêu thụ than, dầu khí trong ngắn hạn, mà liên quan tới tăng tốc phát triển những công nghệ có khả năng làm giảm tác động của dầu, khí tự nhiên và than đối với bầu khí hậu – chủ yếu là công nghệ thu giữ CO2, cũng như các công nghệ không phát thải và phát thải thấp. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney, Giáo sư Nghiêm Đức Long – Giám đốc Trung tâm Môi trường và Nước thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Chủ tịch Hội Tri thức và chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), cho biết ngay cả đối với những quốc gia tiên tiến như Australia, công nghệ chuyển đổi năng lượng vẫn là vấn đề, một số công nghệ đã có sẵn, nhưng một số công nghệ vẫn phải tiếp tục nghiên cứu phát minh trong những năm tới để đạt được cái đích phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vấn đề tài chính, nguồn nhân lực để có thể tiếp cận công nghệ mới, công nghệ chuyển đổi năng lượng cũng là thách thức. Có thể thấy, cộng đồng quốc tế vừa mới rời vạch xuất phát và cần phải kiên trì, quyết tâm khắc phục những khó khăn để hướng tới những mục tiêu khí hậu.

Mặc dù con đường đến đích mà Hiệp định Paris vạch ra còn rất xa, nhưng như khẳng định của Tổng Thư ký LHQ Guterres, cánh cửa chưa thực sự khép lại. Thế giới “vẫn còn hy vọng” để tiếp tục lộ trình giảm nhiệt độ tăng toàn cầu và giảm thiểu những hậu quả tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra, mà hội nghị COP28 có lẽ đã tạo được những lực đẩy quan trọng. Những kết quả của COP28 cũng góp phần nêu bật thông điệp mạnh mẽ rằng đoàn kết và hợp tác đa phương vẫn là niềm hy vọng lớn nhất để giải quyết các thách thức toàn cầu trong thế giới chia rẽ như hiện nay.

Nhu cầu than toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong năm 2023

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết lượng tiêu thụ than ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vẫn ở mức cao và nhu cầu than toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, trước khi giảm vào thời điểm cuối năm 2026.

Nhu cầu than toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong năm 2023 - Hình 1
Khai thác than đá phục vụ hoạt động của nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo cáo mới nhất của IEA cho thấy hoạt động tiêu thụ than ở các nước phát triển, như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đã giảm đáng kể trong vài năm gần đây. Nhưng ước tính tổng lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 1,4% trong năm 2023 lên khoảng 8,54 tỷ tấn do nhu cầu sử dụng điện (chạy bằng than đá) ngày càng tăng tại các quốc gia đang phát triển, trong bối cảnh sản lượng thủy điện suy yếu do hiện tượng thời tiết El Nino.

Mặc dù vậy, IEA cũng hé lộ nguồn năng lượng tái tạo toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng. Khi năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió nhiều hơn, nhu cầu về than sẽ giảm, bắt đầu từ năm 2024 và dần ổn định vào cuối năm 2026.

Theo báo cáo, tổng lượng tiêu thụ than toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 2,3% vào năm 2026 so với mức của năm nay, nhưng vẫn vượt qua con số 8 tỷ tấn. IEA nhấn mạnh việc giảm lượng khí thải ở mức phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi thế giới phải tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm sử dụng than.

Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ hơn một nửa lượng than thế giới, đồng thời là nhà sản xuất một nửa lượng than toàn cầu. Nước này cũng là nhà nhập khẩu than lớn nhất, chiếm gần 1/3 thương mại than toàn cầu.

Báo cáo của IEA được đưa ra hai ngày sau khi Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu kết thúc vào ngày 13/12 tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất - UAE). Tuyên bố của COP28 lần đầu tiên đã đề cập đến nhiên liệu hóa thạch, trong đó gần 200 nước tham dự COP28 đã nhất trí loại bỏ dần tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch, để đạt được mục tiêu đưa mức phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris nới rộng khoảng cách so với ông Trump
18:21:46 25/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk
20:30:06 23/09/2024
Nhật Bản lần đầu b.ắn pháo sáng chặn máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận
18:20:16 24/09/2024
Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga
19:23:37 24/09/2024
ExxonMobil bị kiện vì lừa dối người tiêu dùng về tái chế nhựa
19:15:28 24/09/2024

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Nathan Lee dí Kasim Hoàng Vũ, mắng cả bố mẹ ruột, người thân đòi đưa đi bóc lịch
13:29:55 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Thiện Nhân bị gọi điện đe dọa, 'xanh chín' với CĐM, 15 phút nói lý do bỏ nhà đi
13:49:50 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024
Justin Bieber lộ phản ứng sau khi Diddy chính thức bị bắt, ba vợ hành động lạ
13:34:03 25/09/2024

Tin mới nhất

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Ecuador: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng tại thủ đô Quito

18:59:18 25/09/2024
Cùng ngày, chính quyền thành phố Quito cho biết đã sơ tán ít nhất 14 gia đình đề phòng lửa lan rộng. Trong khi đó, Sở Giáo dục quyết định cho học sinh tại khu vực đô thị Quito nghỉ học.

Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển

18:57:15 25/09/2024
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển.

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên 'nghiện' mạng xã hội

18:55:25 25/09/2024
Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ "có vấn đề" được WHO sử dụng khi những người trẻ t.uổi có "các triệu chứng giống như nghiện". WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có "nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề".

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng

18:53:28 25/09/2024
Ông Tjakra lưu ý mặc dù lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch tăng hơn gấp đôi, nhưng vẫn tương đối nhỏ so với mức tiêu thụ gạo nội địa hàng năm của Nhật Bản với hơn 7 triệu tấn.

Công ty dịch vụ tài chính Visa bị kiện tại Mỹ liên quan đến vấn đề độc quyền

18:25:26 25/09/2024
Vụ kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của Visa, cho phép người dùng chi tiêu từ tài khoản thanh toán của họ, không giống như thẻ tín dụng cho phép mua hàng bằng t.iền vay và trả sau.

Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Thổ Nhĩ Kỳ muốn khôi phục thỏa thuận ngũ cốc

18:23:23 25/09/2024
Trước đó, hãng tin TASS dẫn lời một quan chức Mỹ xác nhận nước này sẽ đưa bom chùm vào gói viện trợ quân sự mới, trị giá 375 triệu USD cho Kiev. Động thái trên có thể được công bố trong tuần này.

Bang Florida (Mỹ) ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với bão Helene

18:12:07 25/09/2024
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng sức mạnh và tần suất của các cơn bão. Nhiệt độ nước biển ấm lên là một trong những nhân tố khiến các cơn bão tăng cấp độ nhanh chóng.

Hong Kong (Trung Quốc) vượt Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á

17:40:16 25/09/2024
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết báo cáo đã khẳng định rõ ràng vị thế trung tâm tài chính hàng đầu toàn cầu của Hong Kong.

Vườn thú EU trả lại gấu trúc Trung Quốc vì 'nợ nần'

17:38:00 25/09/2024
Vườn thú nêu một số lý do cho quyết định này, bao gồm các khoản nợ ngày càng tăng do đại dịch COVID-19, tình trạng ít khách du lịch, lạm phát tăng cao và lãi suất tăng trong bối cảnh xung đột Ukraine đang diễn ra.

Iran sẵn sàng hợp tác với các cường quốc thế giới để giải quyết bế tắc hạt nhân

17:25:21 25/09/2024
Ông Pezeshkian bày tỏ: "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với những bên tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Nếu các cam kết của thỏa thuận được thực hiện đầy đủ và thiện chí, sau đó có thể đối thoại về các vấn đề khác".

Hình ảnh vệ tinh tiết lộ Nga thử nghiệm thất bại tên lửa Sarmat mới

16:59:32 25/09/2024
Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin trên. Trước đó, bộ này cũng không đưa ra thông báo nào về các cuộc thử nghiệm Sarmat đã lên kế hoạch trong những ngày gần đây.

Có thể bạn quan tâm

Chàng rể người Bỉ yêu Việt Nam, tiết lộ điều không ngờ về món phở

Netizen

19:02:30 25/09/2024
Năm 2015, trong một lần từ Bỉ sang thăm anh trai sống ở Thái Lan, Pim Gilles Felix Pluut nhân tiện ghé Việt Nam du lịch.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!

Sao việt

17:51:03 25/09/2024
Sau khi phải tạm gác ước mơ chinh chiến quốc tế, đã đến lúc cô T quyết định viết một ước mơ khác, chính là ước mơ về một mái ấm.

Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?

Tv show

17:22:21 25/09/2024
Ở những chặng cuối cùng, gameshow Anh trai vượt ngàn chông gai bị nhiều khán giả chê nhàm chán và không còn sức hút như những tập đầu.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 41: Thái công khai bênh Pu trước mặt Bảo Anh

Phim việt

17:13:37 25/09/2024
Khi gặp Thái đang nói chuyện với Pu, Bảo Anh rất bực bội. Một lần nữa, cô lại thể hiện vai trò của mình trước mặt Pu. Nhưng đáng tiếc, cô đã bị Thái cản lại.

Lý do khiến Rosé (BLACKPINK) gầy gò đến mức báo động

Sao châu á

17:06:08 25/09/2024
Rosé đam mê ăn uống, rất thích món phở Việt Nam, cơm... nhưng khó tăng cân do cơ địa. Ngay từ khi mới ra mắt, cô đã sở hữu thân hình mình hạc xương mai .

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất

Ẩm thực

16:55:37 25/09/2024
Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất. Một bữa tối không cầu kỳ nhưng giàu dinh dưỡng lại ngon miệng như thế này ai cũng thích.