Luật sư của ông Trịnh Văn Quyết: Xác định 30.403 người bị hại là không phù hợp
Bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, luật sư cho rằng, các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu và sau đó thực hiện bán trong giai đoạn tháng 7/2020 đến 12/2021 đã thu hồi lại toàn bộ số tiền đầu tư/mua cổ phiếu và có lãi.
Chiều nay (26/7), phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư và phần tự bào chữa của các bị cáo.
Bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết, luật sư Trần Nam Long đưa ra quan điểm cho rằng, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt ông Quyết mức án 24- 26 năm tù là quá nghiêm khắc.
Đồng bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, luật sư Vũ Đặng Hải Yến đưa ra quan điểm: Việc xác định nhóm 30.403 nhà đầu tư là người bị hại là không phù hợp, không đáp ứng các tiêu chí về bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Phiên tòa xét xử vụ FLC. Ảnh: CTV
Luật sư khẳng định, khả năng có lãi của 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu là rất lớn. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS và sau đó thực hiện bán trong giai đoạn tháng 7/2020 đến tháng 12/2021 đã thu hồi lại toàn bộ số tiền đầu tư/mua cổ phiếu và có lãi.
Việc xác định 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ban đầu mà không xét đến thực tế những người này có thực hiện giao dịch mua đi bán lại theo phương thức giao dịch đặc thù trên thị trường chứng khoán là chưa phù hợp.
Video đang HOT
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt mà ông Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc, theo luật sư, số tiền 3.600 tỷ đồng theo kết luận tại cáo trạng, ngoại trừ thiệt hại của nhóm 133 nhà đầu tư, không thể xác định mức độ thiệt hại đối với các nhà đầu tư còn lại.
Được quyền tự bào chữa, bị cáo Trịnh Văn Quyết không trình bày cũng không bổ sung gì vào phần bào chữa của các luật sư.
Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, là cổ đông sáng lập và giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty BOS từ 11/01/2011 – 20/8/2013. Quá trình hoạt động, ông Quyết đã cử một số cá nhân làm thành viên HĐQT, trong đó có bạn là bị cáo Chu Tiến Vượng làm Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty BOS.
Được quyền tự bào chữa, ông Chu Tiến Vượng cho rằng, bị cáo không được bàn bạc, hưởng lợi gì và thừa nhận sai phạm do nhận thức hạn chế, cả nể, tin tưởng bạn bè.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lê Văn Tuấn (Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội- CPA) nói, trách nhiệm của kiểm toán viên là dựa trên bằng chứng thu thập được. Bị cáo có bằng chứng thể hiện Thư xác nhận vốn góp được ký bởi ông Nguyễn Ngọc Tỉnh (Chủ tịch HĐTV, nguyên TGĐ Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán I Hà Nội- CPA) và do 2 kiểm toán viên khác thực hiện kiểm toán.
Thư xác nhận ủy thác đầu tư của Faros cũng do người khác ký. Bị cáo đề nghị Tòa cho giám định chữ ký trên 2 báo cáo kiểm toán trong hồ sơ vì cho rằng, các chữ ký này khác nhau và không phải là chữ ký của bị cáo.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả
Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cho biết, bị cáo sẵn sàng dùng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả vụ án.
Chiều 23/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày: Sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện nhiều dự án của Tập đoàn FLC, thi công nhiều công trình lớn ở Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa...
Trong suy nghĩ của bị cáo, giá trị thực tế của cổ phiếu ROS là tốt. Từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2018, giá cổ phiếu ROS tăng từ 10.000 đồng lên hơn 43.000 đồng/cổ phiếu. Có giai đoạn, mã cổ phiếu ROS tăng hơn 214.000 đồng/cổ phiếu (năm 2017).
Theo lời khai của ông Trịnh Văn Quyết, bị cáo đã dành nhiều tâm huyết vào Công ty Faros nên chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ, sở hữu thêm và mua thêm.
Thời điểm 2020-2021, do dịch Covid-19, bị cáo khó khăn về tài chính nên mới bán số cổ phiếu của Công ty Faros. Nhưng bị cáo luôn muốn có cơ hội và đã lên kế hoạch để mua lại cổ phiếu của công ty này.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa. Ảnh: CTV
Trả lời thẩm vấn của luật sư, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết, dù đã bán phần lớn cổ phiếu của Công ty Faros, nhưng bị cáo vẫn có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động bình thường của công ty nên đã lấy tài sản cá nhân để đảm bảo cho các khoản vay.
Ngoài tài sản bị phong tỏa, bị cáo không còn tài sản nào khác. Nếu HĐXX tuyên bị cáo phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị của mình để khắc phục hậu quả. Nhưng số tài sản này bị phong tỏa từ ngày bị cáo bị bắt đến nay.
Ông Quyết trình bày, mới được cơ quan cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản là hãng hàng không Bamboo, thu được gần 200 tỷ đồng.
Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra. Khoản tiền 500 tỷ đồng từ việc bán hãng hàng không Bamboo sẽ được nhận tiếp theo, ông Quyết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả.
Ông Trịnh Văn Quyết cho hay, đang tiếp tục nhờ gia đình tác động người thân, bạn bè để có tiền khắc phục hậu quả; đồng thời mong được tạo điều kiện để xử lý tài sản của mình (bất động sản, cổ phiếu...) nhằm khắc phục hậu quả vụ án.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo đề nghị bán cổ phần tại Tập đoàn FLC nhưng đến nay chưa được phép. Bị cáo cũng xin HĐXX có chính sách khoan hồng, cho bị cáo sớm được về với cộng đồng để tìm biện pháp khắc phục hậu quả.
Các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi với ông Quyết, nhưng bị cáo xin không trả lời vì cho rằng đã khai đầy đủ ở CQĐT và nội dung lời khai đã thể hiện trong cáo trạng. Bị cáo đề nghị các luật sư nghiên cứu cáo trạng và hồ sơ vụ án.
Vị chủ tọa phiên tòa cho hay, bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi của luật sư.
Tại toà, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định, em gái Trịnh Thị Minh Huế không có quyền quyết định đối với việc tăng vốn tại Công ty Faros và không có vai trò trong bộ máy của Công ty này.
Nhà đầu tư đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu ROS Những người còn sở hữu cổ phiếu ROS mong được bồi thường, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho ông Trịnh Văn Quyết để ông này mua lại cổ phiếu ROS. Ngày 24-7, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết lừa đảo và thao túng chứng khoán. Cuối giờ sáng, HĐXX đã kết thúc phần xét hỏi...