Luật quản lí mạng xã hội tại Việt Nam lên báo nước ngoài
Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các trang báo quốc tế.
Cụ thể, rất nhiều trang tin tức của nước ngoài, đặc biệt là các trang công nghệ uy tín như The Verge, Reuter, AFP, Time, Telegraph, Huffington Post,… đồng loạt đăng tải lại thông tin về quy định mới tại Việt Nam.
Điểm khiến các trang tin trên chú ý tới đó chính là quy định về việc kiểm soát hoạt động của người dùng trên mạng xã hội, trong đó có Facebook và Twitter. Đặc biệt là Facebook, mạng xã hội này đang ngày càng bành trướng mạnh mẽ và là món ăn tinh thần không thể thiếu của số đông người dùng Internet tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.
Thông tin đăng tải trên web The Verge.
Reuter trích dẫn lại báo cáo mới nhất về tỉ lệ người dùng Internet tại Việt Nam: Việt Nam có hơn 90 triệu dân, 1/3 trong số đó sử dụng Internet và khoảng 20 triệu người có tài khoản Facebook.
Video đang HOT
Reuter cũng có bài khá chi tiết về quy định mới này của Việt Nam.
Trên website của Tạp chí Time.
Ngoài thông tin về những thay đổi trong luật pháp Việt Nam, các trang tin trên còn nhắc lại những trường hợp đã bị phạt vì sử dụng mạng xã hội sai mục đích.
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.Điều 64 và 65 của Nghị định này còn có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.Ngoài ra, trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Theo Khám Phá
Phạt nặng nhà mạng vi phạm các quy định về cạnh tranh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện. Trong đó, mức phạt cao nhất tới 200 triệu đồng với các nhà mạng vi phạm các quy định về cạnh tranh.
Nghị định 174 sẽ hạn chế các hành động vi phạm về cạnh tranh của các nhà mạng.
Tại Điều 21, Nghị định 174 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng kí ngày 13/11 quy định về các hình thức phạt đối với các vi phạm quy định về cạnh tranh trong dịch vụ viễn thông.
Theo đó sẽ phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kĩ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ.
Nghị định cũng phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc thâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác.
Khoản 4 tại Điều 21 quy định phạt tiền từ 170 triệu đến 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh; doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh.
Nghị định cũng quy định sẽ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khi chưa được sự đồng ý của thuê bao viễn thông.
Quy định này thực sự có ý nghĩa bởi hiện tại các nhà mạng đang cố tình lách luật bằng cách "tặng" miễn phí cho thuê bao những dịch vụ gia tăng mới của họ trong một tuần, và sau đó tự đồng tính tiền trong cước thuê bao mà khách hàng không cần đăng kí hay chấp thuận.
Nghị định cũng phạt tiền từ 170 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi lắp đặt thiết bị viễn thông để chuyển trái phép lưu lượng dịch vụ viễn thông từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam dưới bất kì hình thức nào.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014.
Theo Dân Trí
Nhà mạng di động không được khuyến mại Tết Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) vừa chuyển Chỉ thị 04/CT-BTTTT yêu cầu các hãng viễn thông không thực hiện việc khuyến mại nếu không có biện pháp chắc chắn bảo đảm chất lượng dịch vụ trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013. Chỉ thị 04/CT-BTTTT về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm...