Luật hoá ngăn cản Nga dự hội nghị G-7, Washington sợ gì?
Không chỉ người Mỹ thân Nga được xem là tay trong của Putin, mà người Mỹ bài Nga cũng bị xem là tâm phúc của Putin.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật không chấp thuận Nga dự Hội nghị G-7
The Hill đưa tin, ngày 3/12, với 339 phiếu thuận và 71 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật không chấp thuận việc Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) trong tương lai.
Động thái này nhằm ngăn chặn Tổng thống Mỹ Donald Trump mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 sẽ diễn ra tại Mỹ vào năm 2020, mà được cho là một chuyến thăm không chính thức Mỹ của nhà lãnh đạo Nga.
Hồi tháng 8, trước khi dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 tại Pháp, Tổng thống Trump đã nhất trí với đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron là sẽ mời Nga tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 diễn ra vào năm sau tại Mỹ.
G-7 đang cần Nga nhưng cũng chia rẽ vì Nga
Người đứng đầu Nhà Trắng còn khẳng định với báo giới rằng: “Việc này chắc chắn sẽ xảy ra, chúng ta hãy chờ xem”. Ông Trump cũng cho biết sẽ mời ông Putin đến tham dự Thượng đỉnh G-7 tại Mỹ mà không có bất cứ điều kiện nào.
Thậm chí vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ còn bày tỏ sự ủng hộ về việc Nga trở lại G-7 để tái lập G-8, khi nhấn mạnh rằng “sẽ phù hợp hơn nhiều” khi Nga là thành viên trong nhóm các cường quốc thế giới.
“Tôi chắc chắn sẽ ủng hộ điều đó… Sẽ phù hợp hơn nhiều nếu Nga có trong thành phần này. Sẽ phải là G-8, bởi có rất nhiều điều chúng ta thảo luận có liên quan đến Nga”, vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ quả quyết.
Tuyên bố của vị tổng thống doanh nhân được cho là rất thực tế, vì nó phù hợp với vị thế và vai trò của nước Nga đối với các chuyển động, cả về kinh tế lẫn chính trị thế giới, dù đang bị Mỹ-phương Tây phong toả, cấm vận.
Nó cũng phù hợp với tình cảnh của G-7, sau khi chấm dứt sự tồn tại của G-8 – chỉ vì bất đồng với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine – đó là bất lực trước những thách thức mang tính toàn cầu, mà nếu có Nga tham gia thì có thể thoát khỏi bế tắc.
Mặc dù vậy, ý định của người đứng đầu Nhà Trắng không được sự ủng hộ của EU và đồng minh bên bờ đông Đại Tây Dương, mà điều đó thể hiện rõ qua phát biểu của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk rằng “không điều kiện nào” cho tái lập G-8.
Tại nước Mỹ, giới chính trị truyền thống cũng không chấp nhận việc Nga được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 ngay trên đất Mỹ. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ rằng sự việc này lại được luật hoá bởi Capitol Hill.
Washington sợ gì?
Giới phân tích cho rằng, lo ngại Nga có thể tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 vào năm sau tại Mỹ, đến mức phải có hẳn một đạo luật để ngăn chặn việc này thì vấn đề không chỉ đơn giản là giới chính trị Mỹ không muốn thấy Putin trên đất Mỹ.
Video đang HOT
Có thể nhận diện, với giới tinh hoa của nước Mỹ thì sự việc này nghiêm trọng hơn rất nhiều sự kiện chính trị và ngoại giao quốc tế diễn ra tại Mỹ mà trái với lập trường của họ. Sự xuất hiện của Tổng thống Putin có tác động tiêu cực tới cả lợi ích Mỹ và giá trị Mỹ.
Thứ nhất, nếu Tổng thống Putin có mặt tại Mỹ trong bối cảnh Washington liên tục siết cấm vận Nga, gia tăng trừng phạt Moscow, thì sẽ kích thích mạnh mẽ “hội chứng sợ Putin” và hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” tại xứ cờ hoa.
Luật hoá việc ngăn Putin đến Mỹ dự G-7 là nhất cử lưỡng tiện với chính giới Mỹ
Còn nhớ, ngày 17/11, CNN bình luận rằng, Tổng thống Trump có gót chân Achilles khi nói đến Nga. Bởi từ khi bước vào chính trường, vị tỷ phú này đã nhiều lần thể hiện sự mềm yếu với Nga và nhà lãnh đạo Nga đương thời, Vladimir Putin.
Sự nhún nhường của người đứng đầu Nhà Trắng đối với người Nga và ông chủ Điện Kremlin đến mức FBI tin rằng có lý do chính đáng để điều tra sự thông đồng giữa ban điều hành chiến dịch tranh cử năm 2016 của Trump với Điện Kremlin.
Chính vì vậy, lời khẳng định của vị tổng thống doanh nhân rằng “chưa bao giờ có một tổng thống Mỹ nào cứng rắn với Nga như tôi”, chỉ là tuyên bố chính trị sai lầm, chỉ là bào chữa cho hành động kém cỏi của ông Trump trước Nga-Putin.
CNN cho rằng, dù bản chất mối quan hệ giữa Trump-Putin có nhiều thay đổi, thậm chí mâu thuẫn, nhưng không làm thay đổi mặc định là “hiệu ứng Putin” có trong chiến thắng của Trump.
Thậm chí hãng tin nổi tiếng của nước Mỹ – và cũng được xem là đại diện tin cậy cho tiếng nói của giới tinh hoa Mỹ – đã liệt kê ra 25 lần Tổng thống Trump đã thể hiện sự mềm yếu trước Nga và Tổng thống Putin.
Điều đó cho thấy giới tinh hoa của nước Mỹ đã bị tự kỷ ám thị với “hiệu ứng Putin” vốn ảnh hưởng quá đậm nét tại xứ cờ hoa, thể hiện ra ở “hội chứng sợ Putin” trong giới chính trị Mỹ và hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” trong cộng đồng dân chúng Mỹ.
Vậy nhưng trong 25 lần Trump bị cho là mềm yếu trước Nga-Putin mà được xem là nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ ám thị cho giới chính trị Mỹ, thì không lần nào mềm yếu như việc mời Putin tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G-7 ngay trên đất Mỹ.
Trong bối cảnh “hội chứng sợ Putin” vẫn khiến chính trường Mỹ chao đảo, hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” vẫn chưa nhạt phai trong cộng đồng dân chúng Mỹ, mà để Putin xuất hiện bắng xương bằng thịt tại xứ cờ hoa sẽ là thảm hoạ với giới tinh hoa Mỹ.
Vì vậy, phải ngăn chặn điều này trong thời gian dài đến khi nào “hội chứng sợ Putin” nguôi ngoai, hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” nhạt phai thì mới tránh được hậu hoạ. Và luật hoá việc ngăn chặn Nga tham dự Thượng đỉnh G-7 tại Mỹ là nhất cử lưỡng tiện.
Thứ hai, nếu Tổng thống Putin xuất hiện tại Mỹ trong bối cảnh đời sống chính trị Mỹ đang bị chia rẽ bởi hiệu ứng Putin, thì sẽ giúp cho Nga có thêm nhiều tài sản vô giá trên đất Mỹ, đó là các yếu nhân của nước Mỹ bị đặt trong vòng xoáy Nga.
Hiệu ứng Putin đang có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống chính trị phương Tây
Ngày 14/8 vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đã gọi lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell là “Moscow Mitch” – một biệt danh ám chỉ Thượng nghị sĩ Mitch McConnell “thân Nga”, theo CNN.
“Moscow Mitch nói rằng ông ta là một Grim Reaper. Hãy tưởng tượng bạn tự mô tả mình là Grim Reaper trong khi lại muốn chôn vùi tất cả luật pháp của đất nước này”, nữ Chủ tịch Hạ viện Mỹ chế giễu.
Nữ chính trị gia của đảng Dân chủ Mỹ lên tiếng là nhằm phản ứng với việc lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, hồi tháng 7, đã tìm cách ngăn chặn Cố vấn đặc biệt Robert Mueller làm chứng trước Quốc hội Mỹ về can thiệp bầu cử của Nga.
Lý giải cho hành động của mình, Thượng nghị sĩ McConnell cho rằng: “Nay là năm 2019, chúng ta lại ngồi đây suy nghĩ về Putin và người Nga tìm cách kích động nỗi sợ hãi và chia rẽ ở đất nước chúng ta….Đó là một sự mù quáng”.
Thượng nghị sĩ McConnell ngay lập tức bị xem là muốn bao che cho hành động phá hoại của Tổng thổng Putin và tính báo Nga nên bị đặt cho biệt danh là “Moscow Mitch” và bị xem là “tài sản của Nga” trên đất Mỹ, theo The Washington Post.
Như vậy, dường như bất cứ người Mỹ nào không muốn nước Mỹ mất thời gian vào những cáo buộc vô căn cứ đối với Nga, là bị gán ghép có tư tưởng “thân Nga”, là “tay trong” của Putin và bị xem là tài sản của Nga trên đất Mỹ, bất kể họ là ai.
Tuy nhiên, thực tế còn hơn thế nữa. Đó là không chỉ người Mỹ thân Nga được xem là tay trong của Putin, mà người Mỹ bài Nga cũng bị xem là tâm phúc của Putin. Mà có thể xem xét đó là trường hợp Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham.
Ông Lindsey Graham là Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hoà, có quan điểm bài Nga cực đoan. Tháng 8/2018, ông và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez đã công bố một dự luật nhằm đặt thêm các hình thức trừng phạt Nga nghiêm khắc hơn.
Theo vị Thượng nghị sĩ nổi tiếng chống Nga này thì Washington sẽ “áp đặt các biện pháp trừng phạt và nhiều động thái khác chống lại Tổng thống Putin cho đến khi nào ông ta ngừng và không can thiệp vào quá trình bầu cử của Mỹ nữa”.
Tuy nhiên, Dự luật Graham-Menendez đã không được thông qua, dù khi đó đảng Cộng hoà nắm giữ cả Thượng viện và Hạ viện. Nguyên nhân bế tắc là do có nhiều lo ngại các biện pháp chưa đưa Nga xuống địa ngục thì đã làm Mỹ hết hơi-kiệt sức.
Nỗi ám ảnh hiệu ứng Putin có trong chiến thắng của Trump vẫn chưa nhạt phai trong chính giới Mỹ
Đã có hoài nghi rằng ông Graham cố gắng xây dựng các biện pháp trừng phạt không tưởng đối với Nga để Dự luật Graham-Menendez không được thông qua, từ đó làm ảnh hưởng tới việc thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga tại Mỹ.
Mà ảnh hưởng rõ nhất là làm rối rắm, phức tạp thêm hệ thống biện pháp trừng phạt Nga đang được thiết kế, rồi từ đó gây ra sự mệt mỏi, chán nản đối với chính giới Mỹ trong việc thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga.
Điều đó thể hiện rõ qua phát biểu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marco Rubio với hãng Bloomberg, hồi tháng 4/2019, khi chính thức thừa nhận rằng các nhà lập pháp Mỹ thực sự “mệt mỏi” với đống dự luật về các biện pháp trừng phạt Nga.
Chưa biết thực hư ra sao, nhưng cho đến nay thì giới chính Mỹ chưa thể xây dựng một đạo luật trừng phạt mà có thể đưa Nga về với “địa ngục”, như mong muốn của Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham.
Chính vì vậy Thượng nghị sĩ nổi tiếng chống Nga này dường như bị xem là người có quan điểm “thân Nga” và trở thành tài sản vô giá của Nga trên đất Mỹ. Rõ ràng, hiệu ứng Putin đã tác động quá mạnh mẽ tới đời sống chính trị Mỹ.
Thế mà Putin xuất hiện tại Mỹ thì nguy hại sẽ tới mức nào. Do đó, ngăn chặn Tổng thống Putin tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 trên đất Mỹ phải được luật hoá và Hạ Viện Mỹ đã làm điều này. Qua đây cho thấy, nỗi sợ Putin vẫn chưa thể nguôi ngoai với giới chính trị Mỹ.
Ngọc Việt
Theo baodatviet.vn
Hàng loạt vụ nổ liên tiếp rung chuyển Bangkok
Hãng thông tấn Reuters trích dẫn thông tin do truyền thông Thái Lan đăng tải cho hay, nhiều vụ nổ liên tiếp vừa xảy ra ở thủ đô Bangkok, Thái Lan sáng nay, 2/8.
Theo báo chí Thái Lan, ít nhất 7 vụ nổ đã xảy ra tại 3 điểm khác nhau, làm rung chuyển thủ đô Bangkok. Các sự cố khiến hai người quét dọn bị thương nhẹ.
Tại Bangkok hiện đang diễn ra hội nghị giữa các ngoại trưởng thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với những người đồng cấp đến từ các cường quốc thế giới, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Hư hại tại một nơi vừa xảy ra nổ ở Bangkok. Ảnh: Sputnik
Ảnh: Twitter
Cảnh sát Thái Lan tuyên bố đang điều tra các báo cáo.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
Nga phát triển công nghệ giúp "Thiên Nga Trắng" Tu-160 "biến hóa" trên không Máy bay chiến đấu Tupolev Tu-160 của Nga còn được biết đến với tên gọi Thiên Nga Trắng thật sự là một biểu tượng công nghệ hàng không. Máy bay phản lực uy dũng và đẹp đẽ này được chế tạo trong thời kỳ Xô viết là một máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược có thiết kế cánh "mềm mại"...